Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Fri, 13 Jan 2023 10:07:31 +0000 vi hourly 1 Top 5 sự thật cha mẹ cần biết về bệnh sởi ở trẻ em https://dizigone.vn/top-5-su-that-cha-me-can-biet-ve-benh-soi-o-tre-em-3071/ https://dizigone.vn/top-5-su-that-cha-me-can-biet-ve-benh-soi-o-tre-em-3071/#respond Thu, 05 Mar 2020 07:10:52 +0000 https://dizigone.vn/?p=3071 Trong lịch sử, sởi từng là cơn ác mộng cướp đi sinh mạng của hàng triệu trẻ nhỏ mỗi năm. Nhờ có vaccin, căn bệnh này đã gần như được xóa sổ. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh sởi có xu hướng quay trở lại. Bài viết dưới đây tổng hợp những sự thật cha mẹ cần biết về căn bệnh này.

Sự thật 1: Bệnh sởi có thể nghiêm trọng hơn những gì cha mẹ nghĩ 

Nhiều người vẫn cho rằng, sởi đơn giản chỉ là tình trạng sốt và vài nốt phát ban nổi trên da, sẽ tự hết sau vài ngày. Trên thực tế, sởi có thể gây ra những biến chứng hết sức nặng nề, đặc biệt là với trẻ em dưới 5 tuổi. Mức độ nghiêm trọng của những biến chứng ấy là không thể lường trước được. 

benh soi

Sởi có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng

Một số thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh sởi: 

  • Cứ 10 trẻ mắc bệnh sởi sẽ có 1 trẻ bị nhiễm trùng tai và có thể dẫn tới mất thính lực vĩnh viễn. 
  • Cứ 20 trẻ em mắc bệnh sởi sẽ có 1 trẻ bị viêm phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do bệnh sởi ở trẻ nhỏ. 
  • Khoảng 1 trẻ trong 1000 trẻ mắc bệnh sởi sẽ bị viêm não, có thể dẫn đến co giật, khiến trẻ bị điếc và thiểu năng trí tuệ. 
  • Từ 1 – 3 trẻ trong số 1000 trẻ bị nhiễm sởi sẽ tử vong do các biến chứng về hô hấp và thần kinh. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nắm rõ cả những triệu chứng thường gặp của bệnh. Những triệu chứng đó bao gồm: 

  • Sốt cao: có thể lên tới 40°C
  • Ho 
  • Chảy nước mũi 
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt. 
  • Phát ban (xuất hiện 3 – 5 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu)  

Sự thật 2: Bệnh sởi rất dễ lây 

Bệnh sởi lây qua đường không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Virus sởi có thể tồn tại 24 giờ trong không khí. 

Nó dễ lây tới nỗi nếu 1 người mắc bệnh, có tới 9 – 10 người xung quanh sẽ bị theo nếu không được bảo vệ đúng cách. 

benh soi

Bệnh sởi dễ dàng lây qua đường hô hấp 

Con trẻ có thể bị sởi chỉ bằng cách ở trong căn phòng có người mắc bệnh sởi, thậm chí đến 2 giờ sau khi người đó đã rời đi. 

Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh sởi sang người khác ngay cả trước khi biết mình mắc bệnh. Cụ thể, thời gian lây truyền bắt đầu từ 4 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên đến 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện.  

Xem thêm bài viết con đường lây nhiễm sởi 

Sự thật 3: Con trẻ có thể nhiễm sởi dù ở những nơi đã “loại bỏ” dịch

Nhiều quốc gia tuyên bố đã “loại bỏ” được bệnh sởi nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng. “Loại bỏ” có nghĩa là bệnh sởi không còn xuất hiện thường xuyên tại quốc gia này nữa. 

Tuy nhiên, vào 1/3/2019, UNICEF đã đưa ra cảnh báo “dịch sởi đang bùng phát trở lại ở mức độ đáng báo động và tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng”. Cụ thể, tính riêng tại Việt Nam năm 2018 đã có 1777 ca nhiễm sởi, cao gấp đôi so với năm 2017. Nguyên nhân chính được cho là do phong trào “anti vaccin” của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Nó khiến cho nhiều trẻ nhỏ không được tiêm vaccin đầy đủ và có nguy cơ trở thành nạn nhân của sởi. 

Tồi tệ hơn cả là những đứa trẻ này sẽ lại là nguồn lây cho những người xung quanh nó. Nếu con bạn không may tiếp xúc với trẻ mang mầm bệnh sởi, khả năng bị lây nhiễm là rất cao.

Sự thật 4: Cha mẹ có thể bảo vệ con khỏi bệnh sởi bằng vaccin an toàn và hiệu quả 

Cách tốt nhất để bảo vệ con khỏi bệnh sởi là tiêm phòng vaccin sởi – quai bị – rubella (MMR). Vaccin MMR sẽ bảo vệ con suốt quãng đời khỏi tất cả các chủng sởi. 

tiêm phòng vaccine phòng bệnh sởi

Tiêm vaccin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi 

Lộ trình tiêm vaccin MMR để bảo vệ trẻ tối ưu nhất là: 

  • Tiêm liều đầu tiên ở 12 – 15 tháng tuổi 
  • Tiêm liều thứ hai ở 4 – 6 tuổi 

Nếu bố mẹ có ý định cho con đi du lịch nước ngoài,.nhất là ở những nơi có dịch, khuyến cáo tiêm vaccin có một chút khác biệt: 

  • Nếu bé được 6 – 11 tháng tuổi, nên tiêm một liều MMR trước khi đi.
  • Nếu bé từ 12 tháng tuổi trở lên, cần tiêm 2 liều MMR trước khi đi (mỗi liều cách nhau 28 ngày).

Sự thật 5: Bệnh sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu 

Đến nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo Hướng dẫn chẩn đoán và chữa bệnh sởi của Bộ Y tế, nguyên tắc chữa sởi chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Nó bao gồm những giải pháp: 

  • Tăng cường chất dinh dưỡng: cho trẻ ăn đầy đủ cả 4 nhóm chất: nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.
  • Hạ sốt:
    • Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.
    • Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
  • Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
  • Bổ sung vitamin A: Cho trẻ ăn các loại thức ăn như gan, thịt, lòng đỏ trứng…. Bên cạnh đó, cần uống bổ sung vitamin A theo liều nhất định.
  • Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid. Trên làn da mỏng manh và dễ bị tổn thương của trẻ,.cha mẹ nên chọn những sản phẩm thuộc dòng kháng khuẩn ion thế hệ mới. 

Xem thêm các cách điều trị sởi 

thuốc bôi hắc lào thuoc-boi-hac-lao-10

Dizigone là đại diện cho dòng sản phẩm kháng khuẩn ion mới 

Dizigone – sản phẩm an toàn sử dụng cho trẻ nhỏ mắc bệnh sởi

  • Cơ chế sát khuẩn thân thuộc với cơ thể:.Dựa trên HClO – chất hóa học được bạch cầu tiết ra trong miễn dịch tự nhiên.
  • pH trung tính (6.5 – 8.5): Không gây xót và kích ứng cho da trẻ.
  • Sát khuẩn nhanh, hiệu quả trên nhiều mầm bệnh:.Giúp giảm ngứa gãi, tránh bội nhiễm vi khuẩn và xóa mờ nhanh những vết ban sởi trên da.
  • Không màu: không gây nhuộm da trẻ, rây bẩn màu lên quần áo, chăn màn.

Để có kế hoạch chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi phù hợp, cha mẹ có thể đọc thêm bài viết: 5 nguyên tắc chữa sởi tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế

]]>
https://dizigone.vn/top-5-su-that-cha-me-can-biet-ve-benh-soi-o-tre-em-3071/feed/ 0
5 nguyên tắc chữa sởi tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://dizigone.vn/5-nguyen-tac-dieu-tri-soi-tai-nha-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-3076/ https://dizigone.vn/5-nguyen-tac-dieu-tri-soi-tai-nha-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-3076/#respond Thu, 05 Mar 2020 07:01:33 +0000 https://dizigone.vn/?p=3076 Hiện nay, bệnh sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu. Để trẻ vượt qua bệnh sởi an toàn và không gặp biến chứng, cha mẹ cần phải có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách chữa sởi tại nhà hiệu quả nhất theo hướng dẫn chữa của Bộ Y tế.

1. Tăng cường chất dinh dưỡng – Hỗ trợ đắc lực cho chữa sởi tại nhà 

Theo bác sĩ Đỗ Thị Phương Hà – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chăm sóc dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong chữa sởi. Nó giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Đồng thời, nó còn giúp trẻ giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. 

Nên cho trẻ ăn gì?

Với trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn đa dạng, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.

điều trị sởi tại nhà

Trẻ mắc bệnh sởi cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

  • Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý là khi mắc bệnh sởi, nhu cầu vitamin A của cơ thể trẻ tăng lên rất cao. Thiếu hụt vitamin A ở trẻ có thể dẫn đến nguy cơ viêm loét giác mạc, thậm chí mù lòa. 
  • Do vậy, tăng cường nguồn thực phẩm giàu vitamin A là rất cần thiết cho trẻ nhiễm sởi. Vitamin A có thể được lấy từ nguồn thức ăn động vật như gan, thịt và lòng đỏ trứng. Ngoài ra, nhiều rau củ quả khác cũng cho lượng vitamin A dồi dào là rau ngót, rau cải xanh, rau muống, rau dền, rau mồng tơi… Vitamin A phải được hấp thu cùng chất béo, nên trong chế độ ăn cần có lượng dầu/mỡ phù hợp.
  • Ngoài ra, bữa ăn của trẻ nên được bổ sung nhiều thức ăn giàu kẽm (sữa mẹ, tôm, cá, đậu…) và vitamin C (cam, ổi, chuối, xoài…). Hai chất này giúp nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ đề kháng tốt hơn. 

Nên cho trẻ kiêng gì?

  • Trẻ mắc bệnh sởi nên kiêng những loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, hành tây, tỏi… Hạn chế những thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ ăn những thức ăn lạ hoặc những thứ đã từng gây dị ứng cho trẻ. 
  • Những loại thức ăn này dễ khiến da trẻ bị kích ứng, làm tăng cơ ngứa và khiến trẻ khó chịu. 

Xem thêm bài viết những con đường lây nhiễm sởi

2. Hạ sốt – Biện pháp cần làm khi chữa sởi tại nhà

  • Sốt là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh sởi. Khi bị nhiễm bệnh, trẻ có thể sốt cao lên tới 40°C. 
  • Nếu trẻ sốt nhẹ, chỉ cần áp dụng những biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm khăn mát.

chăm sóc bệnh nhân sởi

Chườm khăn mát có tác dụng hạ nhiệt khi sốt nhẹ

  • Khi sốt cao quá kiểm soát, phải cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Paracetamol có liều theo cân nặng, nếu dùng quá liều thuốc cũng sẽ gây hại cho cơ thể bé. Vì vậy, cha mẹ cần tham khảo ý kiến cán bộ y tế trước khi cho bé sử dụng thuốc.  

3. Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.

  • Khi sốt, cơ thể trẻ dễ bị thiếu hụt nước qua 2 con đường là mồ hôi và hơi thở. Lúc này, việc đầu tiên cần làm là phải cho trẻ uống nước đầy đủ. Bố mẹ có thể cho con uống các loại nước hoa quả như nước ép cam, bưởi, chanh

chăm sóc bệnh nhân sởi

Trẻ bị sởi cần được bổ sung nước đầy đủ 

  • Ngoài ra, một số trẻ mắc sởi còn có thêm một số triệu chứng như nôn, tiêu chảy. Nó khiến tình trạng mất nước và điện giải trở nên tồi tệ hơn. 
  • Khi đó, chỉ uống nước thôi là chưa đủ. Cần cho trẻ uống bổ sung dung dịch điện giải oresol theo hướng dẫn. 
  • Nếu thấy trẻ nôn, tiêu chảy quá nhiều, có dấu hiệu mệt mỏi quá mức, bố mẹ phải đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để truyền nước kịp thời. 

4. Bổ sung vitamin A – Bước cần nhớ khi chữa sởi tại nhà 

Như đã nói ở trên, khi mắc bệnh sởi, cơ thể sẽ tiêu thụ một lượng vitamin A rất lớn. Do vậy, khi chữa sởi tại nhà, trẻ cần được cho uống tăng cường vitamin A theo chế độ cụ thể như sau: 

  • Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ 6 – 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 – 6 tuần

5. Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid.

  • Vệ sinh da là bước quan trọng trong chữa hỗ trợ sởi ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh sởi, bề mặt da mọc tràn lan những nốt phát ban đỏ hồng. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu vô cùng và kích thích phản ứng gãi. Do sức đề kháng đang xuống rất thấp, da trẻ trở thành nơi rất dễ chịu tổn thương. Bề mặt da có nguy cơ cao bị vi khuẩn, virus xâm nhập và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 
  • Bên cạnh đó, da trẻ vốn rất mỏng manh, dễ chịu kích ứng. Vì vậy, cha mẹ cần phải sử dụng các sản phẩm vừa đảm bảo sát khuẩn tốt, vừa an toàn và dịu nhẹ với làn da trẻ nhỏ. Dizigone – dung dịch kháng khuẩn ion thế hệ mới là sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí đó. 

dizigone 100ml

Dizigone giúp vệ sinh da hiệu quả 

Những lý do cha mẹ nên chọn Dizigone để chữa sởi tại nhà

Khả năng sát khuẩn mạnh

  • Dizigone được sản xuất dựa trên công nghệ EMWE – kháng khuẩn ion. Công nghệ EMWE dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa dòng điện đơn cực và muối khoáng để tạo ra sản phẩm chứa các ion và các chất oxy hóa quan trọng HClO, ClO*, ClO-.
  • Ngoài ra, Dizigone còn có thế năng oxy hóa khử cao (800 – 1200 mV),  tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật 
  • Nhờ vậy, Dizigone có phổ diệt khuẩn rộng, diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Nó giúp bảo vệ các nốt ban sởi khỏi vi khuẩn, tránh nguy cơ bội nhiễm. 

Hiệu quả nhanh chóng 

  • Dizigone sát khuẩn nhanh – hiệu suất cao tới 100% chỉ trong vòng 30 giây. Hiệu quả đã được chứng minh tại Quatest 1 – Bộ KHCN

Không gây nhuộm màu da

  • Dizigone là dung dịch trong suốt, không màu. Khi bôi lên da, Dizigone khô lại nhanh chóng và hoàn toàn không để lại các vét màu gây mất thẩm mỹ.  

An toàn với cơ thể 

  • Dizigone có pH trung tính, trong khoảng từ 6.5 – 8.5 nên không gây kích ứng da, niêm mạc, không gây xót.
  • Bên cạnh đó, cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, hoàn toàn thân thuộc với cơ thể, đảm bảo không gây tổn thương tới yếu tố hạt và không gây độc nguyên bào sợi – những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình lành vết thương và giúp vết thương lành một cách tự nhiên.

Nhờ những đặc tính ưu việt trên, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng Dizigone cho con. Dizigone hiện đã có mặt tại 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Gọi ngay Hotline 1900 9482 để được tư vấn với chuyên gia.

]]>
https://dizigone.vn/5-nguyen-tac-dieu-tri-soi-tai-nha-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-3076/feed/ 0
Những dấu hiệu phân biệt sởi và phát ban ở trẻ nhỏ mà cha mẹ nên biết https://dizigone.vn/phan-biet-soi-va-phat-ban-chinh-xac-de-dieu-tri-cho-tre-an-toan-995/ https://dizigone.vn/phan-biet-soi-va-phat-ban-chinh-xac-de-dieu-tri-cho-tre-an-toan-995/#respond Mon, 10 Sep 2018 00:42:50 +0000 https://dizigone.vn/?p=995 Trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, sởi và sốt phát ban là 2 bệnh có triệu chứng nổi ban đỏ tương tự nhau. Điều này dễ dẫn đến chẩn đoán bệnh sai lầm, kéo theo việc điều trị sai cách, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của trẻ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu xảy ra biến chứng bệnh.

phân biệt sởi và phát ban

Hình ảnh minh hoạ

1, Dấu hiệu chung trẻ bị sốt phát ban và sởi

  1. Triệu chứng chung của sốt phát ban và sởi là trẻ bị sốt và nổi ban đỏ. Trường hợp sốt phát ban bình thường ở trẻ hầu như không gây biến chứng nặng hoặc tạo thành dịch. Còn sởi là một dạng “bệnh sốt phát ban” nguy hiểm nếu để xảy ra biến chứng ở trẻ, có thể dẫn đến tử vong.
  2. Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có biểu hiện khá giống nhau, thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng “nhiễm siêu vi” như:
  • Bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ),
  • Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp,
  • Trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

Xem thêm bài viết con đường lây lan bệnh sởi

2, Phân biệt sởi với sốt phát ban như thế nào?

2.1. Sốt phát ban thông thường:

  • Sau khi sốt 1 đến 2 ngày trẻ sẽ bị phát ban. Ban mọc không theo trình tự, là dạng hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da. Ban nổi khắp cơ thể trẻ, sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da.
  • Trường hợp trẻ bị sốt phát ban nhẹ không cần đi bệnh viện,.chỉ cần chăm sóc chu đáo như tăng cường dinh dưỡng, hạ sốt, bổ sung nhiều nước, giữ môi trường sống sạch sẽ, …. là trẻ có thể tự khỏi bệnh sau vài ngày.
  • Trường hợp nặng trẻ bị sốt cao trên 40 độ, nằm li bì, mất nhận thức,.cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị. 

2.2. Đối với phát ban do sởi:

  • Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Phát ban xuất hiện khi trẻ vẫn đang sốt.
  • Ban sởi bắt đầu xuất hiện sau vành tai, lan ra tới mặt với những mảng đỏ nổi lên, theo đường tóc và sau tai. Sau đó, ban lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi, bàn chân. Giữa các ban là khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6 mm. Khoảng một tuần sau, ban sởi bay theo thứ tự xuất hiện.
  • Bố mẹ cần chú ý, ban sởi là ban dạng sần, nổi gồ lên bề mặt da. Sau khi bay, ban sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng, thường gọi là “vằn da hổ”.
  • Ngoài ra, trẻ thường bị viêm kết mạc kèm theo phù nhẹ mi mắt và có nhiều nốt đỏ ở niêm mạc miệng.

phân biệt sởi và sốt phát ban

Hình ảnh minh hoạ

3, Cách phòng bệnh sởi an toàn cho trẻ

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Khi virus sởi vào cơ thể, chúng thường tấn công vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể, kể cả hệ hô hấp và da. Nếu chữa bệnh không đúng cách sẽ dễ khiến trẻ mắc biến chứng nguy hiểm như viêm phổi cấp, thậm chí có thể gây tử vong.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi:

  • Tiêm phòng vaccine sởi khi đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại đầy đủ.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà ở, môi trường.
  • Khử trùng đồ dùng trong gia đình. Vệ sinh cơ thể an toàn bằng dung dịch khử khuẩn có khả năng diệt khuẩn tốt như Dizigone.

Xem thêm bài viết cách chữa bệnh sởi

Hình ảnh sản phẩm Dizigone 300ml 

Dizigone là dòng sản phẩm kháng khuẩn ion thế hệ mới, được sản xuất dựa trên công nghệ EMWE tiên tiến từ Châu Âu. Tìm hiểu thêm về công nghệ EMWE.

Dizigone được các chuyên gia y tế tin dùng để dự phòng và vệ sinh da cho trẻ bị sởi nhờ các ưu điểm:

  • An toàn: Dizigone sát khuần nhờ các chất oxy hóa mạnh như HClO, ClO-… tương tự miễn dịch tự nhiên. Đây là các chất mà cơ thể đã quen thuộc, nên khi sử dụng không lo ngại gây khô rát, kích ứng da.
  • Khả năng sát khuẩn mạnh mẽ: Dizigone tiêu diệt được tất cả các loại mầm bệnh từ vi khuẩn, virus đến nấm và các bào tử nấm.
  • Hiệu quả nhanh chóng: Dizigone tiêu diệt mầm bệnh chỉ trong vòng 30s – theo Thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ KHCN.
  • Được kiểm chứng chất lượng bởi hàng trăm nghiêm cứu lâm sàng tại Việt Nam và toàn thế giới.
  • Được cấp phép lưu hành bởi Sở Y tế.

Dizigone đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiệu quả đã được công nhận bởi Quatest 1 - Bộ KHCN

Chứng nhận chất lượng của Dizigone 

Dizigone hiện đã có mặt tại 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

]]>
https://dizigone.vn/phan-biet-soi-va-phat-ban-chinh-xac-de-dieu-tri-cho-tre-an-toan-995/feed/ 0
Hiểu về con đường lây nhiễm sởi để phòng bệnh an toàn – hiệu quả https://dizigone.vn/tim-hieu-ve-con-duong-lay-nhiem-soi-de-phong-benh-hieu-qua-va-an-toan-993/ https://dizigone.vn/tim-hieu-ve-con-duong-lay-nhiem-soi-de-phong-benh-hieu-qua-va-an-toan-993/#respond Mon, 10 Sep 2018 00:06:35 +0000 https://dizigone.vn/?p=993 Sởi là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhân loại. Nó dễ lây tới nỗi, nếu 1 người mắc bệnh, có tới 9 – 10 người xung quanh sẽ bị theo nếu không được bảo vệ đúng cách. Hiểu biết về con đường lây nhiễm sởi giúp phòng bệnh hiệu quả và an toàn. 

con đường lây nhiễm sởi

Hình ảnh minh hoạ virus Sởi

1, Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sởi 

  • Sởi là bệnh truyền nhiễm trên người và cho đến nay chưa thấy xuất hiện ở động vật. Sởi có khả năng lây lan rất cao.(90%) trên những người chưa có miễn dịch (chưa tiêm vaccine, chưa bị sởi lần đầu). Tuy nhiên, về cơ bản đây là một bệnh lành tính vì thông thường,.hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Các biến chứng nặng của sởi là do cơ thể thiếu đề kháng,.kiêng cữ không đầy đủ hoặc điều trị không đúng cách.
  • Virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu. Chúng.dễ bị tiêu diệt bởi các dung dịch sát khuẩn thông thường hoặc dưới nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời,…
  • Ở 56°C, virus sởi bị tiêu diệt trong 30 phút. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, virus sởi có thể tồn tại lâu tới 34 giờ. Vì vậy, sởi dễ dàng lây lan và phát triển thành dịch bệnh.

Xem thêm cách phòng tránh sởi cho trẻ nhỏ

2, Con đường lây nhiễm của bệnh sởi

benh soi

 

Hình ảnh minh hoạ quá trình lây lan của bệnh sởi 

  • Sởi lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi,.nói chuyện, các giọt bắn sẽ mang theo mầm bệnh trong dịch tiết hầu họng phát tán ra bên ngoài. Chúng tiếp xúc với cơ thể lành và bắt đầu xâm nhập, lây nhiễm bệnh.
  • Ngoài ra, ở một số ít trường hợp, virus sởi có thể lây nhiêm gián tiếp. Do có khả năng tồn tại và hoạt động được sau 34 giờ ở nhiệt độ phòng, nên nếu người lành vô tình tiếp xúc.với dịch tiết chứa virus gây bệnh.của người mắc sởi vương vãi trên các bề mặt, đồ dùng gia đình, đồ sinh hoạt cá nhân…thì cũng có khả năng bị lây bệnh. 
  • Một người bị bệnh sởi có thể lây truyền bệnh sang người khác ngay cả trước khi biết mình mắc bệnh. Cụ thể, thời gian lây truyền bắt đầu từ 4 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên đến 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện.

3, Phòng sởi đúng cách, hiệu quả, an toàn

  • Cách phòng ngừa sởi tốt nhất cho trẻ em là tiêm vaccin sởi-quai bị-rubella. Vaccin MMR sẽ bảo vệ con suốt quãng đời khỏi tất cả các chủng sởi. Lộ trình tiêm vaccin MMR để bảo vệ trẻ tối ưu nhất là:
    • Tiêm liều đầu tiên ở 12 – 15 tháng tuổi.
    • Tiêm liều thứ hai ở 4 – 6 tuổi.
  • Ngoài ra, để hạn chế virus sởi xâm nhập và tấn công cơ thể, nên sử dụng dung dịch sát khuẩn có tác dụng diệt khuẩn mạnh mẽ và nhanh chóng như Dizigone. Nhờ cơ chế diệt khuẩn an toàn, Dizigone có thể sử dụng với đa dạng mục địch như:
    • Vệ sinh, khử trùng nhà cửa, bề mặt, đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
    • Rửa tay, vệ sinh thân thể hằng ngày để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh sởi.
    • Suc miệng, phòng ngừa virus sởi lây nhiễm qua niêm mạc miệng và vùng hầu họng.

Tìm hiểu về những sản phẩm của Dizigone.

dizigone 100ml

Hình ảnh sản phẩm

Ưu điểm vượt trội của Dizigone:

  • An toàn: Dizigone tác dụng nhẹ nhàng lên da, không gây đau xót, kích ứng.
  • Kháng khuẩn mạnh mẽ: Dizigone tiêu diệt 99.99 vi sinh vật gây bệnh, từ vi khuẩn, virus, nấm cho tới bào tử nấm.
  • Tác dụng tức thời: Dizigone có hiệu quả ngay sau 30s tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Không gây đề kháng: Nhờ cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên và không chứa kháng sinh, Dizigone không gây nên hiện tượng đề kháng của vi khuẩn. Hiệu quả được giữ nguyên vẹn sau nhiều lần sử dụng. 
  • Được kiểm chứng chất lượng: Dizigone được chứng nhận chất lượng tại Quatest 1 – Bộ KHCN.
  • Được cấp phép lưu hành: Dizigone được Sở Y tế cấp phép lưu hành.

Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

]]>
https://dizigone.vn/tim-hieu-ve-con-duong-lay-nhiem-soi-de-phong-benh-hieu-qua-va-an-toan-993/feed/ 0
Cần làm gì để bảo vệ trẻ an toàn khi dịch sởi bùng phát https://dizigone.vn/kieng-gi-de-tre-an-toan-khi-dich-soi-bung-phat-987/ https://dizigone.vn/kieng-gi-de-tre-an-toan-khi-dich-soi-bung-phat-987/#respond Wed, 05 Sep 2018 21:01:01 +0000 https://dizigone.vn/?p=987 Sởi là bệnh dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp. Do khả năng lây lan vô cùng mạnh mẽ, sởi rất dễ dàng phát triển thành dịch nếu không chú ý phòng bệnh đúng cách. Đối tượng dễ bị lây nhiễm chính là trẻ em. Vậy cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ an toàn khi dịch sởi bùng phát?

cần kiêng gì cho trẻ trong mùa dịch sởi

Hình ảnh minh hoạ

1. Cách ly với người mắc bệnh sởi và ổ dịch

  • Khi dịch sởi bùng phát, cần cách ly trẻ khỏi bệnh nhân mắc bệnh sởi, người nghi ngờ mắc bệnh. Ngoài ra cần phải cách ly khỏi nơi ổ dịch.
  • Trong môi trường bùng phát dịch sởi,.trẻ em có sức đề kháng yếu là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm bệnh. Kể cả trong cơ thể trẻ đã có kháng thể do được tiêm vaccine hoặc có kháng thể từ người mẹ được tiêm vaccine đầy đủ,.thì nguy cơ lây nhiễm bệnh khi trẻ sinh sống trong vùng ổ dịch cũng rất cao.
  • Hơn nữa, khi có dịch sởi bùng phát,.diễn biến của bệnh cũng như các triệu chứng có thể tăng nặng khó lường. Trẻ mắc sởi trong mùa dịch, các triệu chứng có khả năng nặng hơn,.nguy cơ biến chứng tăng cao so với bình thường. Chính vì vậy, để trẻ cách ly khỏi người bệnh hoặc ổ dịch là cần thiết.để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm sởi.

2. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

  • Theo nguồn thông tin khoa học, virus sởi có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ phòng và hoạt động sau 34 giờ. Do đó, mọi đồ vật, đồ chơi, bề mặt trẻ thường tiếp xúc, cầm, nắm đều có khả năng chứa virus sởi.và là nguy cơ lây nhiễm bệnh gián tiếp cho trẻ.
  • Thường xuyên khử khuẩn, sát trùng đồ dùng cá nhân, đồ dùng sinh hoạt,.bề mặt trẻ hay tiếp xúc là một trong những bước quan trọng.bảo vệ trẻ an toàn trong mùa dịch sởi.
  • Bố mẹ có thể sử dụng dung dịch khử khuẩn Dizigone để lau chùi bề mặt, đồ chơi, đồ dùng trong gia đình.để trẻ có thể yên tâm chơi đùa mà vẫn tuyệt đối an toàn.

Xem thêm các cách chữa sởi cho trẻ

vệ sinh sạch sẽ nơi ở để phòng sởi

Hình ảnh minh hoạ

3, Chú ý vấn đề vệ sinh cơ thể – đảm bảo an toàn trong mùa dịch sởi

  • Trong quá trình sinh hoạt, chơi đùa, học tập hằng ngày,.trẻ thường xuyên tiếp xúc với những trẻ khác, những đồ vật ngoài môi trường.
  • Bên cạnh đó, trẻ em thường vô tư chơi đùa, đưa tay lên miệng, dùng tay bốc thức ăn. Vì vậy, tay trẻ cầm, nắm hoặc làn da trẻ có nguy cơ cao tồn tại virus gây bệnh và vi khuẩn gây hại cho trẻ.
  • Bố mẹ cần chú ý vấn đề vệ sinh cơ thể cho trẻ khi dịch sởi bùng phát.
  • Cần tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn trước khi ăn cơm,.sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa.
  • Hạn chế cho trẻ đưa tay lên miệng ngậm hoặc cầm thức ăn bằng tay không.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách pha nước tắm với dung dịch kháng khuẩn Dizigone nhằm diệt sạch vi khuẩn, virus tích tụ trên da, cơ thể trẻ.

thuốc bôi hắc lào thuoc-boi-hac-lao-10

Hình ảnh Bộ sản phẩm Dizigone

4. Vì sao Dizigone giúp bảo vệ trẻ an toàn trong mùa dịch sởi

Hiện nay, Dizigone là dung dịch sát khuẩn được nhiều chuyên gia y tế lựa chọn để phòng lây nhiễm sởi. Được sản xuất dựa trên công nghệ kháng khuẩn ion tiên tiến, Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Khả năng kháng khuẩn mạnh: Dizigone tiêu diệt 100% vi khuẩn, virus, nấm… gây bệnh. Nhờ vậy, Dizigone giúp bảo vệ trẻ an toàn trước dịch sởi và những tác nhân có hại từ môi trường ngoài.
  • Tác dụng nhanh: Dizigone tiêu diệt mầm bệnh chỉ sau 30 giây tiếp xúc.
  • An toàn tuyệt đối: Dizigone kháng khuẩn theo cơ chế ion – dựa trên các chất có tính oxy hóa mạnh như HClO, ClO-,… Đây là các chất mà bạch cầu tiết ra trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Cơ thể đã quen thuộc với các chất này rồi, nên khi sử dụng sẽ không gây khô rát, kích ứng cho làn da mỏng manh của trẻ.
  • Không gây đề kháng: Nhờ cơ chế tự nhiên, không chứa kháng sinh, Dizigone không gây đề kháng vi sinh vật. Tác dụng kháng khuẩn được giữ nguyên vẹn sau trong các lần sử dụng sau.
  • Được kiểm chứng chất lượng tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ.
  • Được cấp phép lưu hành bởi Sở Y tế.

Tìm hiểu thêm về công nghệ kháng khuẩn ion.
Tìm hiểu thêm về những sản phẩm của Dizigone

Hiện nay, Dizigone đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

]]>
https://dizigone.vn/kieng-gi-de-tre-an-toan-khi-dich-soi-bung-phat-987/feed/ 0
Những điều mẹ cần lưu tâm để bảo vệ con trong mùa dịch sởi https://dizigone.vn/me-phai-lam-gi-de-bao-ve-con-khi-dich-soi-bung-phat-985/ https://dizigone.vn/me-phai-lam-gi-de-bao-ve-con-khi-dich-soi-bung-phat-985/#respond Wed, 05 Sep 2018 20:48:10 +0000 https://dizigone.vn/?p=985 Sởi là căn bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp nên dễ bùng phát thành dịch. Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bên cạnh đó, sởi tiến triển nhanh và có nhiều biến chứng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sau này, thậm chí gây tử vong cho trẻ. Chính vì vậy, việc phòng sởi bao vệ con là vấn đề mà bố mẹ nên hết sức chú ý, nhất là trong thời điểm dịch sởi bùng phát như hiện nay.

bảo vệ con trong mùa dịch sởi

Hình ảnh minh hoạ virus gây bệnh sởi

1. Vài điều mẹ cần biết về bệnh sởi

  • Bệnh sởi có tên tiếng Anh là measles. Đây là một loại bệnh do virus cấp tính gây ra,.dễ dàng lây lan thành dịch. Trong lịch sử, những đại dịch khủng khiếp do sởi thường xảy ra ở các thành phố lớn,.nơi tập trung đông dân cư.
  • Sởi có khả năng lây lan rất cao (90%) trên những người chưa có miễn dịch (chưa tiêm vaccine, chưa bị sởi lần đầu) qua đường hô hấp.(lây từ người bệnh ho, nói chuyện hoặc tiếp xúc thông thường).
  • Về cơ bản, sởi là một bệnh lành tính vì thông thường,.hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Cha mẹ chỉ cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn cho trẻ mắc bệnh,.cho trẻ bệnh uống thật nhiều nước, vitamin, chế độ ăn đầy đủ chất, dễ tiêu hóa. Các biến chứng nặng của sởi là do cơ thể thiếu đề kháng,.chữa bệnh không đúng cách và không giữ gìn vệ sạch sẽ.

Xem đầy đủ thông tin về bệnh sởi

2. Mẹ cần làm gì để bảo vệ con trong mùa dịch sởi bùng phát?

2.1. Tiêm vaccin cho con để phòng bệnh sởi

  • Để chủ động phòng sởi, bố mẹ nên cho con tiêm phòng vaccin sởi – quai bị – rubella (MMR). Đây là loại vaccin “3 in 1”, giúp bảo vệ con trước cả 3 căn bệnh thường gặp ở trẻ em này. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccin sẽ kích hoạt hệ miễn dịch để tao ra kháng thể mạnh mẽ, đủ sức chống lại mầm bệnh từ bên ngoài. 
  • Lịch tiêm phòng vaccin MMR cho trẻ tối ưu nhất là:
    • Tiêm liều đầu tiên ở 12 – 15 tháng tuổi
    • Tiêm liều thứ hai ở 4 – 6 tuổi

bảo vệ con trong mùa dịch sởi

Tiêm phòng vaccin MMR cho trẻ giúp phòng bệnh sởi hiệu quả 

2.2. Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng giúp phòng bệnh sởi

  • Bên cạnh việc chủ động tiêm phòng cho con, mẹ cần chú ý đến việc rèn luyện thể thao,.bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ nên được xây dựng đa dạng, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.
  • Khi dịch sởi bùng phát, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin cho trẻ, nhất là vitamin C có trong cam, bưởi…Đây là vitamin thiết yếu của hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
  • Ngoài ra, cha mẹ cần để con tránh xa những người mắc bệnh sởi, nghi ngờ mắc bệnh và khu vực ổ dịch.

Xem thêm các cách chữa bệnh sởi

2.3 Vệ sinh môi trường xung quanh để bảo vệ con trong mùa dịch sởi

  • Điều quan trọng nhất để phòng sởi trong mùa dịch là vấn đề vệ sinh an toàn cho trẻ. Mẹ cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường nhà ở xung quanh trẻ.
  • Chăm chỉ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch khử trùng an toàn mỗi ngày một lần để đảm bảo sạch sẽ,.nhất là những khu vực trẻ nhỏ hay ngồi chơi, sờ tay vào như đồ chơi, nhà vệ sinh …
  • Giặt và thay ga, gối, chăn thường xuyên, sau đó khử trùng bằng dung dịch khử khuẩn lành tính với trẻ như Dizigone.

thuốc bôi hắc lào thuoc-boi-hac-lao-10

Hình ảnh sản phẩm

  • Đặc biệt mẹ cũng cần vệ sinh cơ thể cho trẻ hằng ngày bằng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm có pha dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng Dizigone sau khi ở bên ngoài về nhà,.trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh.

Những lý do nên chọn Dizigone để bảo vệ con trong mùa dịch sởi:

  • Dizigone kháng khuẩn mạnh mẽ, tiêu diệt 100% vi khuẩn, virus, nấm… có khả năng gây bệnh trên người. Nhờ đó, trẻ sẽ được bảo vệ an toàn khỏi các tác nhân có hại. 
  • Dizigone tác dụng nhanh chóng, phát huy hiệu quả diệt khuẩn chỉ sau 30s tiếp xúc.
  • Dizigone an toàn tuyệt đối cho trẻ: Cơ chế kháng khuẩn dựa trên các chất oxy hóa mạnh HClO, ClO-…, tương tự cách mà đại thực bào trong miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể. Cơ thể đã quá quen thuộc với những chất này, nên khi sử dụng không gây hiện tượng khô rát, kích ứng da.
  • Dizigone không gây đề kháng: Nhờ cơ chế tự nhiên và không chứa kháng sinh, Dizigone diệt khuẩn an toàn, không lo ngại đề kháng vi sinh vật. Tác dụng được giữ nguyên vẹn ở các lần sử dụng sau.
  • Dizigone được kiểm chứng chất lượng tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ.
  • Dizigone được Sở Y tế cấp phép lưu hành. 

Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

]]>
https://dizigone.vn/me-phai-lam-gi-de-bao-ve-con-khi-dich-soi-bung-phat-985/feed/ 0
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi mẹ nên biết https://dizigone.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-soi-me-nen-biet-969/ https://dizigone.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-soi-me-nen-biet-969/#respond Tue, 04 Sep 2018 23:38:08 +0000 https://dizigone.vn/?p=969 Do sức đề kháng còn non yếu nên trẻ nhỏ rất dễ trở thành đối tượng tấn công của những mầm bệnh từ bên ngoài. Trong đó, sởi là căn bệnh khá thường gặp ở trẻ em, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng vaccin. Điều trị sởi không khó, nhưng nếu đi sai cách, trẻ rất dễ gặp những biến chứng bệnh sởi cực kỳ nguy hiểm.

biến chứng của bệnh sởi

Hình ảnh minh họa trẻ bị bệnh sởi

Vài điều mẹ cần biết về sởi

Sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng của người bệnh. Đôi khi virus sởi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

Người mắc bệnh thường có triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không được tiêm vaccin và có thể bùng nổ thành đại dịch. Tuy ít gây tử vong nhưng bệnh sởi có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…Những biến chứng này tiến triển rất nhanh và đặc biệt nguy hiểm. Do đó, nó có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

biến chứng của bệnh sởi

Hỉnh ảnh minh họa trẻ bị bệnh sởi

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Biến chứng viêm thanh quản

Giai đoạn sớm: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.

Giai đoạn muộn: do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.

Viêm phế quản

Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X quang có hình ảnh viêm phế quản.

Viêm phế quản – phổi

Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

Biến chứng thần kinh gồm viêm não – màng não – tủy cấp

Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Gặp ở 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3 – 6 của ban). Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt co giật, rối loạn ý thức: u ám – hôn mê, liệt ½ người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…Viêm màng não kiểu thanh dịch (do virus). Viêm tủy: liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ vòng.

biến chứng của bệnh sởi

Viêm màng não

Viêm màng não thanh dịch do virus sởi. Viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm. Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa(Van bogaert): Hay gặp ở tuổi 2 – 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này nói lên virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến bán cấp từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.

Biến chứng đường tiêu hóa gồm viêm niêm mạc miệng

Lúc đầu do virus sởi, thường hết cùng với ban. Các triệu chứng xuất hiện muộn hơn do một loại vi khuẩn gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối. Biến chứng có thể gây viêm ruột: do bội nhiễm các loại vi khuẩn như Shigella, E. coli…

Biến chứng tai – mũi – họng

Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai – viêm tai xương chũm. Ngoài ra còn biến chứng do suy giảm miễn dịch: Dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…

Phòng sởi đúng cách như thế nào?

  • Do bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mẹ phải chủ động phòng bệnh.cho con bằng cách tiêm phòng vaccin.
  • Bên cạnh đó cần chú ý vấn đề vệ sinh sạch sẽ cho con,.nhất là trong thời điểm dịch sởi đang bùng phát như hiện nay. Mẹ nên tập cho con rửa tay mỗi khi đi ra ngoài về, trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh.
  • Trong đợt dịch hoành hành, mẹ có thể sử dụng dung dịch khử khuẩn an toàn pha nước tắm.cho con hằng ngày nhằm tiêu diệt vi khuẩn, virus, hạn chế khả năng con bị mầm bệnh xâm nhập.
  • Vì trẻ thường hay có thói quen ngậm đồ chơi, ngậm tay nên mẹ cũng cần chú ý ngâm rửa đồ.chơi hàng ngày cho trẻ.
  • Ngoài ra mẹ cũng nên vệ sinh nhà cửa, phòng ở, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình bởi.virus sởi có thể tồn tại trên bề mặt đồ vật tới 24 giờ sau khi tiếp xúc với dịch tiết có chứa mầm bệnh.

Việc chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp để phòng bệnh cho con là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ. Hiện nay,, nỗi lo ấy đã được giải quyết nhờ sự có mặt của dung dịch kháng khuẩn Dizigone.

Dung dịch Dizigone 300ml 

Dizigone là lựa chọn tuyệt vời để phòng bệnh sởi cho con nhờ nhiều ưu điểm

  • Khả năng sát khuẩn mạnh, giúp bảo vệ con an toàn khỏi mọi mầm bệnh từ bên ngoài.
  • An toàn cho làn da mỏng manh, dễ bị tổn thương của con nhờ cơ chế sát khuẩn tự nhiên – tương tự cách hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể.
  • Tác dụng nhanh chóng, tiêu diệt vi sinh vật chỉ sau 30s tiếp xúc.
  • Được kiểm chứng chất lượng tại Quatest 1 – Bộ Khoa học công nghệ.
  • Được Sở Y tế cấp phép lưu hành.

Tìm hiểu thêm về những sản phẩm của Dizigone.

Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

 

 

]]>
https://dizigone.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-soi-me-nen-biet-969/feed/ 0
Chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà đúng cách https://dizigone.vn/khi-con-mac-benh-soi-bo-me-cham-soc-con-the-nao-295/ https://dizigone.vn/khi-con-mac-benh-soi-bo-me-cham-soc-con-the-nao-295/#respond Wed, 23 May 2018 19:14:18 +0000 https://dizigone.vn/?p=295 Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm và thường gặp nhất trong thời điểm giao mùa. Có đến 90% trẻ em không được tiêm vaccin sởi và tiếp xúc với người bệnh sẽ bị lây sởi. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà trong bài viết này!

Chăm sóc, điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ tại nhà.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi

Nhận biết dấu hiệu bệnh kịp thời giúp cha mẹ bắt đầu các biện pháp chữa bệnh sớm nhất. Khi bị bệnh, trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn chính:

1.1 Giai đoạn 1: ủ bệnh

  • Thời kỳ ủ bệnh kéo dài trong khoảng 8-10 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ có thể bị sốt nhẹ.

1.2 Giai đoạn 2: khởi phát

  • Đây là giai đoạn dễ dàng lây bệnh nhiều nhất. Giai đoạn này kéo dài từ 3-5 ngày kèm theo các biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40*C, sốt liên tục. Bên cạnh đó trẻ còn bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt đỏ, phù nhẹ mi mắt, ho khan hoặc ho có đờm, tiêu chảy. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau cơ khớp.
  • Nếu quan sát kỹ, khi trẻ há miệng to, sẽ thấy những chấm nhỏ màu đỏ, sung huyết, nổi lên trong niêm mạc má. Những nốt này xuất hiện và mất rất nhanh trong vòng 12-18 giờ.

1.3 Giai đoạn 3: thời kỳ phát ban

  • Trẻ bắt đầu có các nốt phát ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 má, xuống tới cổ và ngực, rồi đến bụng và 2 tay trong vòng 24 giờ. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3, phát ban kéo dần xuống lưng, bụng, cuối cùng là 2 chân. Ban sởi có màu hồng nhạt, ấn vào thì mất và kết lại thành đám, thành vùng.
  • Trong trường hợp nhẹ ban mọc thưa thớt. Trường hợp nặng sẽ mọc dày cả lòng bàn tay, bàn chân. Thậm chí xuất huyết kèm chảy máu mũi, miệng, đi ngoài ra máu.

1.4 Giai đoạn 4: thời kỳ phục hồi.

  • Sau 6 ngày, ban sởi sẽ bay dần theo thứ tự khi xuất hiện và để lại vết thâm trên da, mất dần khoảng 1 tuần. Thời điểm này trẻ thường mệt mỏi và kém ăn, hết sốt và lại sức dần.

Chăm sóc, điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ tại nhà.

2. Cách chăm sóc bệnh sởi cho trẻ nhỏ

  • Mặc dù bệnh sởi lành tính nhưng rất dễ lây lan. Bệnh chưa có thuốc chữa đặc hiệu nên chủ yếu chữa triệu chứng phòng bội nhiễm và các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi con bị mắc sởi, bố mẹ phải chăm sóc con như thế nào là đúng?

2.1 Cách lý trẻ tránh lây lan

  • Điều đầu tiên bố mẹ cần lưu ý là phải cách ly trẻ. Cho trẻ nghỉ học ở nhà tránh để trẻ lây bệnh sang cho trẻ khác hoặc người khác. Bố mẹ cũng nên kiêng gió và giữ vệ sinh sạch sẽ cho con. Thường xuyên rửa mặt, lau miệng, mũi cho con vì dịch mũi hay nước bọt. chứa virus gây bệnh có thể lây lan sang người khác hoặc vật dụng khác.

2.2 Vệ sinh môi trường sống

  • Bên cạnh đó bố mẹ cũng cần thay ga đệm, quần áo cho con để đảm bảo môi trường.xung quanh sạch sẽ, hạn chế virus gây bệnh. Bố mẹ hãy để con ở trong phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa, kiêng gió, kiêng không cho con tiếp xúc với môi trường bẩn.
  • Vệ sinh thân thể bằng cách lau người cho con bằng khăn mềm, sạch với nước ấm. Rửa mắt, mũi cho con 3-4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi được bác sĩ chỉ định. Khi chăm sóc con bố mẹ phải rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát trùng.

2.3 Chế độ ăn cho trẻ bị sởi

  • Trong thời gian trẻ bị bệnh, bố mẹ cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và cho uống nhiều nước, nước hoa quả để bù nước, tránh tình trạng mất nước vì khi mắc sởi vì khi đó trẻ bị mất nước do sốt, tiêu chảy và đi tiểu nhiều.
  • Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như: các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cua, tôm, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

2.4 Chườm đá khi sốt cao

  • Nếu trẻ bị sốt, bố mẹ nên hạ sốt cho con bằng cách chườm ấm. Nếu trẻ sốt cao thì cho con dùng thuốc hạ sốt. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường: không hạ sốt sau khi dùng thuốc, hết sốt rồi đột nhiên sốt lại, ho nhiều hơn, ho có đờm, khó thở, tím tái, li bì, nôn….hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp xử lý kịp thời.
  • Bố mẹ tuyệt đối không cho con dùng kháng sinh khi không có biến chứng mà phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm bài viết 5 nguyên tắc chăm sóc bệnh sởi mẹ nên biết

3.  Dùng dung dịch sát khuẩn Dizigone đúng cách cho người mắc bệnh sởi

  • Với dung dịch sát khuẩn Dizigone, bố mẹ có thể yên tâm lau rửa, vệ sinh cơ thể cho.con tránh nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm ban sởi. Bố mẹ cũng có thể dùng Dizigone để sát trùng chăn, ga, gối và đồ chơi cũng như. vật dụng trong gia đình với mục đích tiêu diệt triệt để virus. sởi lây lan xung quanh trong thời gian con mắc bệnh.
  • Để trẻ mắc bệnh là điều không phụ huynh nào mong muốn. Chính vì vậy bố mẹ hãy cho con tiêm vaccine phòng sởi khi con được. 9 tháng tuổi và chú ý phòng bệnh. Nhất là vào thời điểm giao mùa, dễ xuất hiện bệnh, cách ly con với người. nghi mắc sởi và môi trường nghi ngờ nhiễm virus sởi.

dizigone 500ml

Hình ảnh sản phẩm Dizigone

  • Bố mẹ cũng nên vệ sinh cho con, tập cho con rửa tay thường xuyên bằng dung dịch. sát khuẩn an toàn như dung dịch Dizigone.
  • Để tìm hiểu về hiệu quả và tính an toàn của Dizigone, click vào đây.

Xem thêm:

=> Mách mẹ sau sinh bí kíp xử lý bệnh thuỷ đậu hiệu quả ngay tại nhà

]]>
https://dizigone.vn/khi-con-mac-benh-soi-bo-me-cham-soc-con-the-nao-295/feed/ 0