Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Mon, 17 Jul 2023 09:39:19 +0000 vi hourly 1 Nhận biết và xử trí bệnh chốc lở tại nhà hiệu quả nhanh https://dizigone.vn/dizigone-choc-lo-17496/ https://dizigone.vn/dizigone-choc-lo-17496/#respond Mon, 15 May 2023 03:50:35 +0000 https://dizigone.vn/?p=17496 Thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều bệnh da liễu. Trong đó, chốc lở là nhiễm khuẩn da rất phổ biến, đặc trưng bởi các bọng nước chứa dịch bên trong, khi vỡ ra tạo thành vảy tiết khó lành. Bệnh chốc lở thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Xử trí chốc lở cơ bản không khó, nhưng có thể kéo dài dai dẳng hay để lại biến chứng nếu không sớm phát hiện bệnh và điều trị đúng cách. Qua bài viết này, hãy cùng Dizigone nhận diện dấu hiệu của chốc lở và cách đẩy lùi bệnh nhanh chóng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế. 

dizigone - bệnh chốc lở

I. Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở thường khởi đầu từ những tổn thương rất nhỏ trên da như vết trầy xước, muỗi đốt hay côn trùng cắn. Những tổn thương này mở ra khe cửa hẹp để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, phát triển mạnh mẽ và hình thành lên vết chốc.

Khi mới xuất hiện, vết chốc chỉ là một mảng dát đỏ xung huyết trên da, đường kính khoảng 0.5-1cm, khi ấn tay vào sẽ thấy màu đỏ mất đi. Sau đó, từ nền dát đỏ, bọng nước nhanh chóng nổi lên, bên trong chứa chất dịch, bên ngoài nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ viêm bao phủ. Chỉ sau vài giờ, bọng nước sẽ hóa mủ, dập vỡ, tạo thành vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt như màu mật ong. Khi cạy vảy tiết lên, bên dưới sẽ lộ ra vết trợt nông màu đỏ, bề mặt ẩm ướt.

Nếu được chăm sóc tốt, vảy tiết trên vết chốc sẽ bong hẳn sau 7-10 ngày, để lại mảng dát màu hồng, ẩm ướt và nhẵn nhụi. Ít lâu sau, vùng tổn thương sẽ lành lại hẳn, đều màu như cũ và rất hiếm để lại sẹo trên da.

Bệnh chốc lở thường gặp ở những vị trí như tay, chân, mặt, cổ; đặc biệt nếu chốc ở trên đầu thì thường có kèm theo chấy. Khi bị chốc, người bệnh thường không sốt, đôi khi có nổi hạch, triệu chứng đi kèm phổ biến nhất là ngứa ngáy tại vùng tổn thương da.

dizigone - bệnh chốc lở

II. Nguyên tắc xử trí bệnh chốc lở chuẩn khoa học 

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu của Bộ Y Tế, chốc lở cần được xử trí theo 03 nguyên tắc cơ bản:

  • Nguyên tắc 1: Kháng khuẩn & vệ sinh tổn thương da tại chỗ 
  • Nguyên tắc 2: Kết hợp kháng sinh dùng đường uống (nếu cần) 
  • Nguyên tắc 3: Chống ngứa & tránh tự lây truyền bệnh chốc 

Cùng Dizigone giải mã chi tiết 03 nguyên tắc này và cách áp dụng trong thực tiễn chăm sóc bé bị chốc.

1. Kháng khuẩn & vệ sinh tổn thương da tại vết chốc lở 

Đây là bước chăm sóc quan trọng hàng đầu và cần được áp dụng cho mọi tình trạng chốc lở. Nguyên nhân chính gây chốc lở là 2 chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng và liên cầu nhóm A. Việc vệ sinh vết chốc bằng dung dịch kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt các mầm bệnh này, trực tiếp loại trừ nguyên nhân của bệnh.

dizigone - bệnh chốc lở

Yếu tố làm nên thành công của bước vệ sinh da là lựa chọn được một giải pháp kháng khuẩn phù hợp. Để tối ưu hiệu quả điều trị, nên chọn sản phẩm kháng khuẩn cho bệnh chốc lở theo các tiêu chí sau:

  • Kháng khuẩn mạnh: Đảm bảo tác dụng đúng và trúng trên các chủng vi khuẩn gây bệnh
  • Tác dụng nhanh: Chặn đứng sự phát triển của mầm bệnh, giúp các triệu chứng của chốc lở cải thiện nhanh chóng
  • Thúc đẩy lành da tự nhiên: Không làm cản trở lành thương, tạo điều kiện cho tổn thương da của bệnh chốc lở lành nhanh hơn.
  • Không gây xót, kích ứng: Không gây cảm giác đau rát khó chịu khi dùng, phù hợp với đối tượng người bệnh là trẻ nhỏ
  • Không gây nhuộm màu da: Để thuận tiện quan sát cải thiện của vết chốc lở, không dính bẩn lên quần áo, đồ dùng
  • Không chứa corticoid, không gây tác dụng phụ, đảm bảo an toàn với làn da mỏng manh của em bé.

Trên thực tế, không có nhiều giải pháp kháng khuẩn đáp ứng cả tất cả các nhóm tiêu chí về hiệu quả và an toàn như trên. Đa số dung dịch sát khuẩn cổ điển vẫn còn các nhược điểm như: kháng khuẩn yếu – trung bình, tác dụng chậm, cản trở lành thương tự nhiên, gây nhuộm màu da hay tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Vào cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học đã tìm ra một giải pháp kháng khuẩn mới dựa trên nền tảng công nghệ điện hóa EMWE, tạo nên bước tiến vượt bậc trong hành trình chinh phục các vi khuẩn gây bệnh, giúp chăm sóc da & xử lý chốc lở hiệu quả, an toàn.

Tại Việt Nam, Dizigone là đại diện đầu tiên và duy nhất của công nghệ điện hóa EMWE. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone được ứng dụng rộng rãi trong xử trí bệnh chốc lở và nhiều loại tổn thương da khác.

2. Nguyên tắc 2: Dùng kháng sinh theo đường uống (nếu cần) 

dizigone - bệnh chốc lở

Kháng sinh điều trị bệnh chốc lở chỉ được dùng khi người bệnh có tổn thương nhiều, lan tỏa. Việc có nên dùng kháng sinh hay không phải được quyết định bởi bác sĩ, sau khi người bệnh được thăm khám và đánh giá mức độ bệnh cụ thể. Thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài khoảng 5-7 ngày tùy loại thuốc được chỉ định và tình trạng chốc lở hiện tại của người bệnh.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định, tránh lạm dụng thuốc để ngăn ngừa các tác dụng phụ, đặc biệt trên đối tượng người bệnh là trẻ em.

3. Nguyên tắc 3: Chống ngứa & tránh tự lây truyền bệnh chốc lở

Chống ngứa có vai trò khá quan trong trong điều trị chốc lở. Do hầu hết người bị chốc lở đều gặp triệu chứng ngứa nhiều hoặc ít, nên việc giảm ngứa sẽ góp phần làm dịu mát da, giảm cảm giác bứt rứt khó chịu. Đồng thời, giảm ngứa cũng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa chốc lở lây lan. Vì thông qua việc cào gãi, vi khuẩn có thể theo bàn tay di chuyển tới các vùng da lành khác trên cơ thể, gây tình trạng chốc nặng lan tỏa. Nếu vết chốc ngứa nhiều thì sẽ rất khó để kiểm soát phản xạ sờ gãi này, đặc biệt khi đối tượng người bệnh chốc thường là trẻ nhỏ.

Để chống ngứa trong bệnh chốc lở, Bộ Y Tế hướng dẫn sử dụng các thuốc kháng histamin tổng hợp theo đường uống. Các thuốc này nằm trong danh mục thuốc không kê đơn, nên có thể tự tìm mua tại nhà thuốc và dùng theo hướng dẫn của dược sĩ tư vấn.

III. Dizigone – Giải pháp xử trí bệnh chốc hiệu quả & an toàn  

Ứng dụng cộng nghệ kháng khuẩn EMWE ưu việt từ châu Âu, Dizigone mang đến giải pháp đẩy lùi bệnh chốc lở nhanh chóng – hiệu quả mà không cần lạm dụng kháng sinh hay corticoid.

1. Dizigone: Công thức toàn diện đẩy lùi bệnh chốc lở 

Bộ sản phẩm Dizigone xử trí bệnh chốc lở gồm: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone & Kem Dizigone Nano Bạc. Mỗi sản phẩm có một vai trò riêng biệt để mang đến tác dụng hiệp đồng, dễ dàng đánh bay mọi cấp độ của bệnh chốc lở.

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là dung dịch điện hóa, chứa thành phần chính là acid hypochlorous (HOCl). Đây là hoạt chất kháng khuẩn của hệ miễn dịch tự nhiên, được các chuyên gia y sinh học hàng đầu thế giới ưu ái gọi với cái tên “giải pháp kháng khuẩn kỳ diệu nhất thế kỷ 21”. Dung dịch Dizigone đặc trưng bởi khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ – tác dụng nhanh chóng – an toàn tuyệt đối cho người dùng. Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ đã kiểm chứng và kết luận: Dizigone tiêu diệt 100% tụ cầu vàng và liên cầu gây bệnh chốc CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY.

Chứng nhận của Dizigone

Chứng nhận về hiệu quả & an toàn của Dizigone tại Bộ Khoa học Công nghệ & ĐH Y Hà Nội

Nhờ hiệu quả vượt trội này, dung dịch Dizigone giúp vết chốc lở cải thiện rõ rệt theo từng ngày. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh chốc bị Dizigone tiêu diệt hoàn toàn, vết chốc phục hồi qua các giai đoạn: Hết mủ dịch, tổn thương khô se, bong vảy tiết và trả lại làn da trơn nhẵn, bằng phẳng.

Khi kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc, bệnh chốc lở sẽ được đẩy lùi mau chóng hơn. Kem Dizigone Nano Bạc chứa hoạt chất nano bạc giúp duy trì hiệu lực kháng khuẩn, bảo vệ da kéo dài; đồng thời chọn lọc các dưỡng chất tự nhiên để cung cấp độ ẩm và “nguyên liệu” cần thiết để thúc đẩy tổn thương da phục hồi nhanh, ngăn ngừa thâm sẹo sau khi lành bệnh. Kem Dizigone Nano Bạc cũng mang đến cảm giác mát dịu ngay sau khi sử dụng, góp phần làm giảm ngứa ngáy, kích ứng da cho người đang bị chốc.

2. Dizigone: Lựa chọn đẩy lùi chốc lở được 99% khách hàng hài lòng 

Chị Thân Huyền (Sa Pa) chia sẻ với Dizigone: “Bé nhà mình bị chốc nặng, lan từ đầu gối xuống tận cổ chân, ngày nào cũng khóc khóc mếu mếu vì ngứa ngáy khó chịu. Mình cũng cho con dùng đủ thứ thuốc thang bôi trát rồi nhưng mãi không khỏi được, thậm chí còn lây sang cả chỗ khác. Thật sự là stress vì con mệt, mẹ cũng mệt theo. Mùa hè nóng gần 40 độ mà mình còn không dám mặc quần đùi cho con, phần vì ngại cái chân con lở loét ra nhìn xấu, phần vì con gãi nhiều quá, sợ lại trầy trợt thêm. Rồi không biết may mắn thế nào lại lên mạng tìm đọc về Dizigone. Mình đặt mua về nhà luôn, nghĩ là thử thôi mà ngỡ ngàng luôn vì con khỏi thật. Không chỉ khỏi mà còn khỏi nhanh thần tốc, mình cứ so sánh ảnh cái chân con mỗi ngày rồi tủm tỉm cười mãi thôi. Cảm ơn Dizigone nhiều lắm!”

chốc choc

Phản hồi thực tế của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử trí bệnh chốc lở (*)

chốc phản hồi khách hàng

Em bé tươi rói sau khi khỏi chốc lờ nhờ mẹ dùng Dizigone (*)

Chị Lê Liễu (Hải Phòng) chia sẻ với Dizigone: “Con bị chốc mà cả nhà mình “đại chiến” luôn. Bé nhà mình bị ở bắp chân, tuy là chốc sâu nhưng chỉ có 1 vị trí thôi, nên mình tham khảo kỹ thông tin và xác định là dùng kháng khuẩn ngoài da là đủ rồi. Nhưng ông bà nội thì nhất quyết không chịu, muốn mình phải mua kháng sinh để con vừa bôi vừa uống thì mới nhanh khỏi. Mình trăn trở nhiều lắm vì cũng ngại trái ý ông bà, nhưng cuối cùng vẫn nhất quyết chọn đặt con lên hàng đầu. Lúc bắt đầu dùng Dizigone mình cũng nín thở hồi hộp, vì đọc thông tin sản phẩm thì biết là tốt rồi, nhưng có tốt thật, hiệu quả thật hay không thì phải dùng thực tế mới biết. Thật sự may mắn là Dizigone đã không làm mình thất vọng, vết chốc của con cải thiện từng ngày luôn. Mình theo cách của mình và con khỏi chốc nhanh chóng, nên ông bà cũng dịu lại, không còn phản đối cách mình chăm sóc và bảo vệ con nữa.”

chốc choc

Phản hồi thực tế của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử trí bệnh chốc lở (*)

Dizigone được đánh giá 4.9 sao trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada với hàng ngàn phản hồi tích cực:

bệnh chốc - phản hồi dizigone shopee

bệnh chốc - phản hồi shopee

bệnh chốc - phản hồi shopee

Phản hồi thực tế của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử trí bệnh chốc lở (*)

3. Dizigone: Giải pháp xử trí chốc lở được chuyên gia khuyên dùng 

Với đầy đù bằng chứng về hiệu quả và an toàn trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tế sử dụng, Dizigone trở thành lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ, dược sĩ để đẩy lùi chốc lở

Dizigone có mặt tại các hệ thống nhà thuốc lớn trên toàn quốc để khách hàng dễ dàng tìm mua nhanh chóng – thuận tiện:

  • Nhà thuốc Long Châu
  • Nhà thuốc An Khang
  • Nhà thuốc Trung Sơn

Chi tiết danh mục điểm bán Dizigone trên toàn quốc được cập nhật đầy đủ TẠI ĐÂY

IV. Cùng Dizigone tìm hiểu thêm về bệnh chốc lở 

Bài viết cung cấp thêm những thông tin về cách nhận biết và xử trí chốc lở tại nhà hiệu quả – an toàn với bộ sản phẩm Dizigone. Nếu còn thắc mắc về bệnh hay cần tư vấn cụ thể hơn, bạn đừng ngần ngại liên hệ Dizigone qua số HOTLINE 1900 9482. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

(*) Lưu ý: tác dụng của thuốc/ phương pháp/ sản phẩm có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất mỗi người

]]>
https://dizigone.vn/dizigone-choc-lo-17496/feed/ 0
[REVIEW] Thuốc bôi nấm Terbinafine Stella Cream 1% có tốt không? Công dụng, cách dùng https://dizigone.vn/review-thuoc-boi-nam-terbinafin-stella-cream-1-17462/ https://dizigone.vn/review-thuoc-boi-nam-terbinafin-stella-cream-1-17462/#respond Mon, 08 May 2023 04:27:49 +0000 https://dizigone.vn/?p=17462 Dùng thuốc bôi là phương pháp điều trị nấm dễ dàng, mang lại hiệu quả cao với các trường hợp nấm da nhẹ đến trung bình. Trong đó, kem Terbinafine Stella Cream 1% được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng rộng rãi. Vậy sản phẩm này có thực sự hiệu quả trong xử lý nấm ngoài da hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để giải mã tất tần tật từ thành phần, công dụng, cách dùng của Terbinafine Stella Cream từ dược sĩ chuyên môn.

Terbinafin-stella-cream Terbinafin Stella Cream

I. Tổng quan về kem bôi nấm Terbinafine Stella Cream 1%

Nguồn gốc: Nhà sản xuất Stellapharm – thương hiệu Việt Nam.

Dạng bào chế: Sản phẩm được bào chế dạng kem bôi ngoài da.

Quy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 10g.

Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Điều kiện bảo quản: Trong bao bì kín, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Giá tham khảo: 12.500 đ/ tuýp.

II. Thành phần – công dụng của Terbinafine Stella Cream 1%

1. Thành phần

Thành phần chính trong thuốc bôi nấm Terbinafine Stella Cream 1% là hoạt chất Terbinafin hydroclorid 100mg.

Ngoài ra là các tá dược như  Emulcire 61 WL 2659, macrogol cetostearyl ether, parafin lỏng, propylen glycol, methyl parahydroxybenzoat, propyl parahydroxybenzoat, natri hydroxyd, ethanol 96%, nước tinh khiết vừa đủ. 

2. Công dụng

Terbinafin thuộc nhóm allylamin. Hoạt chất này gây ức chế Enzym squalen epoxidase trong màng tế bào nấm. Từ đó ngăn cản quá trình sinh tổng hợp sterol của nấm ở giai đoạn đầu. Terbinafin tác động khiến cho tế bào nấm thiếu hụt ergosterol – thành phần chủ yếu của màng tế bào và làm tăng tích lũy squalen. Lượng lớn túi chứa squalen được tạo ra trong mô tế bào nấm đẩy lipid ra ngoài màng, làm tế bào nấm bị suy yếu và nấm bị tiêu diệt.

Terbinafin là chất có hoạt tính kháng nấm phổ rộng. Ở nồng độ thấp, hoạt chất này có tác dụng diệt nấm da, nấm mốc hay thậm chí là một vài nấm lưỡng hình.

III. Terbinafine Stella Cream 1% dùng cho trường hợp nào?

Terbinafin-stella-cream Terbinafin Stella Cream

Thuốc bôi Terbinafine Stella Cream 1% được chỉ định cho các trường hợp bệnh lý như:

  • Nấm da do các loại nấm thuộc nhóm Trichophyton: T.rubrum, T.verrucosum, T.mentagrophytes, T.violaceum 
  • Nấm da do Microsporum canis, Epidermophyton floccosum
  • Nấm da do nấm men như loài Candida: C.albicans
  • Lang ben do Pityrosporum orbiculare, Malassezia furfur

>>> Xem bài viết: Tổng quan về bệnh hắc lào: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

IV. Cách dùng Terbinafine Stella Cream 1%

Kem Terbinafine Stella được chỉ định bôi ngoài da để điều trị nấm. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch vùng da nhiễm nấm bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Bước 2: Lấy một lượng vừa đủ kem Terbinafine Stella Cream 1% thoa mỏng lên vùng da nhiễm nấm, xoa đều. 
  • Bệnh nhân cần dùng đều đặn 1 – 2 lần/ ngày liên tục trong 1 – 2 tuần để tiêu diệt hoàn toàn nấm ngứa.
  •  Đối với người bị chốc mép hay nấm kẽ tay chân, kẽ mông, bẹn, ngực,… có thể phủ thêm miếng gạc mỏng, sạch lên da sau khi bôi thuốc.

Nấm là bệnh lý dai dẳng, khó chữa dứt điểm. Nếu người bệnh không bôi kem đều đặn hàng ngày hay ngưng điều trị sớm ngay khi bệnh thuyên giảm, nấm da có thể tái phát và xuất hiện tình trạng kháng thuốc. Do đó, người bị nấm da cần tuân thủ thời gian điều trị trong từng trường hợp như:

  • Nấm da do Candida, lang ben: Bôi thuốc đều đặn trong 2 tuần
  • Nấm kẽ chân tay: Dùng đều đặn trong 1 tuần
  • Nấm da chân, nấm bẹn: Điều trị trong 1 – 2 tuần

Sau 2 tuần điều trị nấm bằng kem bôi Terbinafine Stella Cream 1% mà không thấy cải thiện, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán lại.

V. Một số lưu ý khi dùng Terbinafine Stella Cream 1%

Trong quá trình điều trị nấm bằng kem Terbinafine, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau: 

Terbinafin-stella-cream Terbinafin Stella Cream

1. Tác dụng không mong muốn

Người sử dụng kem Terbinafine Stella Cream 1% để xử lý nấm có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Bong da, ngứa ngáy trên vùng da bôi thuốc
  • Ít gặp: Người bệnh gặp các tổn thương, rối loạn trên da, xuất hiện vảy nến, ban đỏ, đau nhức, nóng rát tại vị trí bôi thuốc.
  • Hiếm gặp: Tình trạng khô da, chàm, viêm da tiếp xúc, kích ứng mắt
  • Tình trạng quá mẫn, nổi mẩn có thể gặp trong quá trình sử dụng.

2. Cần làm gì khi dùng quá liều Terbinafine Stella Cream 1%

Kem Terbinafine Stella Cream 1% được chỉ định dùng ngoài da và lượng thuốc hấp thu vào cơ thể tương đối thấp (<5%). Do đó trong khi sử dụng người bệnh thường không xuất hiện trường hợp quá liều.

Tuy nhiên nếu bạn vô tình nuốt kem Terbinafine với lượng lớn, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu quá liều như buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, đau vùng thượng vị.

Nguyên tắc xử lý khi quá liều Terbinafine là thải trừ thuốc và hỗ trợ điều trị triệu chứng. Do đó, khi người bệnh có triệu chứng quá liều Terbinafine, hãy sơ cứu ngay bằng cách cho bệnh nhân uống than hoạt, sau đó đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

3. Lưu ý khi sử dụng 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị nấm bằng Terbinafine Stella Cream 1%, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Terbinafine Stella Cream 1% là kem bôi ngoài da, người bệnh không uống, nuốt để điều trị toàn thân thay dạng uống.
  • Không dùng thuốc bôi cho các trường hợp nhiễm nấm miệng, nấm âm đạo.
  • Không để kem rây vào mắt, mũi, hay các hốc niêm mạc khác. Nếu lỡ tiếp xúc, cần rửa ngay với nước sạch.
  • Trong khi điều trị nấm, người bệnh không quấn băng gạc kín vùng da bị nấm, hạn chế mặc quần áo chật vì đây là tác nhân gây trầm trọng bệnh, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm phát triển
  • Terbinafine Stella Cream 1% chỉ được chỉ định cho nấm ngoài da, không dùng cho nấm móng.

VI. Các đối tượng chống chỉ định và thận trọng khi dùng Terbinafine Stella Cream 1%

Kem trị nấm Terbinafine Stella Cream có thể gây hại trên các đối tượng đặc biệt.

Terbinafin-stella-cream Terbinafin Stella Cream

1. Phụ nữ có thai

Hoạt chất Terbinafin chưa được kiểm chứng an toàn trên lâm sàng đối với phụ nữ có thai khi dùng ngoài da. 

Do đó khi bị nấm ngoài da trong thời kỳ mang thai, mẹ cần lựa chọn phương pháp điều trị khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

2. Phụ nữ đang cho con bú

Không dùng Terbinafine Stella Cream 1% cho phụ nữ đang cho con bú do hoạt chất Terbinafin tiết vào sữa mẹ gây hại cho trẻ.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý không để bé tiếp xúc với các vùng da đang bị nhiễm nấm, kể cả vú mẹ. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, nấm có thể lây truyền từ da mẹ sang bé để gây bệnh.

3. Trẻ em dưới 12 tuổi

Hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh tính an toàn và hiệu quả điều trị nấm của kem bôi Terbinafine Stella Cream 1% khi dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Do đó, cha mẹ cần lựa chọn phương pháp điều trị khác khi con mắc bệnh nấm ngoài da.

VII. Đánh giá hiệu quả Terbinafine Stella Cream 1% trong điều trị nấm

Để lựa chọn thuốc điều trị nấm phù hợp, người bệnh cần hiểu rõ ưu, khuyết điểm của sản phẩm.

1. Ưu điểm

  • Kem trị nấm Terbinafine Stella có nguồn gốc rõ ràng, được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm
  • Sản phẩm có phổ kháng khuẩn rộng, điều trị nhiều bệnh nấm ngoài da từ nhẹ tới trung bình
  • Dạng kem bôi dễ sử dụng, ít tác dụng phụ hơn so với thuốc dùng đường uống
  • Giá thành rẻ

2. Nhược điểm

  • Terbinafine Stella Cream 1% không được chứng minh an toàn trên phụ nữ có thai, đang cho con bú hay trẻ em dưới 12 tuổi
  • Kem Terbinafine chỉ có tác dụng trên một số chủng nấm ngoài da, không dùng cho các trường hợp nấm miệng, nấm âm đạo, nấm móng, nấm tóc,…
  • Người dùng có thể gặp các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng
  • Các trường hợp nấm ngoài da nặng, kem Terbinafine không đem lại tác dụng triệt để

VIII. Một số thuốc bôi nấm da khác chứa Terbinafin

Một số loại thuốc bôi trị nấm da chứa Terbinafin như:

Terbinafin-stella-cream Terbinafin Stella Cream

1. Kem bôi Terbinafine USL Cream 1% trị nấm da

Xuất xứ: Kem bôi Terbinafine USL Cream 1% được sản xuất bởi Yash Medicare – thương hiệu tới từ Ấn Độ.

Thành phần: Mỗi tuýp 10g chứa Terbinafin hydrochlorid 1% và tá dược vừa đủ.

Quy cách đóng gói: Tuýp nhôm chứa 10g kem bôi.

Giá tham khảo: 35.000 đ/ tuýp.

Có kê đơn không: Có. 

2. Tezkin

Xuất xứ: Kem trị nấm Tezkin được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Việt Nam.

Thành phần: Mỗi tuýp 10g chứa 100mg Terbinafin hydrochlorid và tá dược vừa đủ.

Quy cách đóng gói: Tuýp nhôm chứa 10g kem bôi.

Giá tham khảo: 25.000 đ/ tuýp.

Có kê đơn không: Không.

3. Bunpil Cream

Xuất xứ: Kem trị nấm Bunpil Cream được sản xuất bởi Aprogen Pharmaceuticals; Inc – thương hiệu từ Hàn Quốc.

Thành phần: Hoạt chất chính là Terbinafin hydrochlorid 10mg/g và tá dược vừa đủ.

Quy cách đóng gói: Tuýp nhôm chứa 15g kem bôi.

Giá tham khảo: 110.000 đ/ tuýp.

Có kê đơn không: Không.

4. Kem bôi Lamisil

Xuất xứ: Kem bôi Lamisil được sản xuất bởi nhà sản xuất Novatis (Thụy Sỹ) và phân phối bởi thương hiệu GSK – Anh.

Thành phần: Hoạt chất chính là Terbinafin hydrochlorid 10mg/g tương đương 8,8mg/g Terbinafin base và tá dược vừa đủ.

Quy cách đóng gói: Tuýp nhôm chứa 5g kem bôi.

Giá tham khảo: 49.000 đ/ tuýp.

Có kê đơn không: Không.

5. Kem bôi da Tinefin

Xuất xứ: Kem bôi Tinefin được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội – Việt Nam.

Thành phần: Hoạt chất chính là Terbinafin hydrochlorid 10mg/g và tá dược vừa đủ.

Quy cách đóng gói: Tuýp nhôm chứa 10g kem bôi.

Giá tham khảo: 60.000 đ/ tuýp.

Có kê đơn không: Không.

IX. Dizigone – Giải pháp xử lý nấm ưu việt từ công nghệ châu Âu

Nấm là bệnh dai dẳng, khó điều trị triệt để. Ngoài da, các thuốc điều trị hiện nay chỉ đem lại tác dụng trên một số chủng nấm nhất định, tác dụng phụ khi dùng khá lớn. Đặc biệt, thuốc điều trị nấm gây hại nhiều tới sức khỏe, đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú.

dizigone 500

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – sản phẩm xử lý nấm tối ưu, có thể khắc phục các nhược điểm của thuốc trị nấm như:

  • Phổ kháng nấm rộng: Hiệu quả trên tất cả các loại vi nấm (nấm men, nấm mốc), điều trị các loại nấm da, nấm móng, nấm tóc, nấm miệng hay nấm âm đạo.
  • Tác dụng nhanh – hiệu quả cao: Tiêu diệt  nấm gây bệnh chỉ trong 30s tiếp xúc.
  • An toàn, không tác dụng phụ: Cơ chế tác dụng tương tự hệ miễn dịch, an toàn với cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, mẹ đang cho con bú.
  • Không gây đề kháng: Không gây hiện tượng kháng nấm, duy trì tác dụng khi sử dụng trong thời gian dài
  • Được kiểm chứng khoa học: 

– Hiệu quả tiêu diệt nấm nhanh – mạnh được chứng minh bởi trung tâm QUATEST 1 – Bộ KHCN.

– Dizigone được kiểm chứng an toàn, không gây kích ứng da tại Khoa Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội.

>>> Xem bài viết: Tổng quan về Dizigone và công nghệ EMWE – Công nghệ kháng khuẩn ion

Với những ưu điểm vượt trội trên, Dizigone hiện là giải pháp đẩy lùi các bệnh nấm được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. 

Kem trị nấm Terbinafine Stella Cream 1% giúp điều trị các bệnh nấm ngoài da từ nhẹ đến trung bình khá hiệu quả. Tuy nhiên để tiêu diệt nấm hoàn toàn, bạn cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, tránh xa nguồn lây nhiễm nấm. Để biết cách trị nấm triệt để – an toàn, bạn vui lòng goị tới HOTLINE 1900 9482 để được chuyên gia hỗ trợ.

]]>
https://dizigone.vn/review-thuoc-boi-nam-terbinafin-stella-cream-1-17462/feed/ 0
Kiến ba khoang cắn bôi gì? 5 thuốc bôi hiệu quả an toàn nhất https://dizigone.vn/kien-ba-khoang-can-boi-gi-16231/ https://dizigone.vn/kien-ba-khoang-can-boi-gi-16231/#respond Thu, 09 Feb 2023 07:28:14 +0000 https://dizigone.vn/?p=16231 Băn khoăn kiến ba khoang cắn bôi gì và đứng trước rất nhiều lựa chọn về thuốc chữa vết kiến ba khoang cắn, bạn phân vân không biết nên chọn sản phẩm nào an toàn kèm theo hiệu quả tốt? Hãy cùng chúng tôi điểm mặt chỉ tên top 5 loại thuốc tốt nhất hiện nay trong việc điều trị các tổn thương do kiến ba khoang gây ra nhé!

kien-ba-khoang-can-boi-gi kiến ba khoang cắn bôi gì

I. 5 thuốc bôi kiến ba khoang đốt hiệu quả nhất

1. Hồ nước

Hồ nước (hay thuốc hồ) là một loại hỗn hợp được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu khác nhau. Trên thị trường hiện nay, loại hồ nước dạng hỗn dịch là chủ yếu.

Thành phần: Oxit kẽm, glycerin, calcium carbonate, bột talc, nước cất.

  • Oxit kẽm: ngăn chặn sự hình thành màng sinh học của vi khuẩn, từ đó ức chế sự phát triển của chúng. Kẽm Oxit hoạt động như một chất làm se da, ngăn ngừa sự hình thành dầu trên bề mặt da, thu nhỏ lỗ chân lông và làm săn chắc da. Hơn nữa, kẽm oxit còn có tác dụng giảm viêm, giảm kích ứng, giảm ngứa hiệu quả.
  • Glycerin: chiết xuất từ các loài thực vật giúp làm dịu da, giảm ngứa khi da bị kích ứng.
  • Calcium carbonate: là một hợp chất muối của canxi, carbon và oxi. Thành phần này có tác dụng bảo vệ tế bào nhờ tạo ra gốc HClO3 và bổ sung canxi.

Công dụng: 

  • Kháng khuẩn, làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm các triệu chứng bất lợi trên bề mặt da.
  • Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng, đặc biệt là vết thương do kiến ba khoang. Sau khi bị côn trùng cắn trên da, sử dụng hỗn dịch hồ nước bôi lên các vết sưng đỏ sẽ làm dịu da, giảm sưng, ngứa ngáy.
  • Với tính sát khuẩn nhẹ dung dịch hồ nước có thể được sử dụng trong trị mụn bọc, mụn mủ. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy tác dụng với điều kiện tình trạng mụn nhỏ hoặc một vài nốt mụn riêng lẻ trên gương mặt.
  • Điều trị chàm sữa (viêm da cơ địa), điều trị vết thương, vết bỏng nhẹ ngoài da.

Đối tượng sử dụng: Dùng cho người có biểu hiện kích ứng da nhẹ nhàng

Cách dùng: 

  • Bước 1: Lau vùng da sạch vùng da tổn thương bằng nước ấm
  • Bước 2: Dùng khăn sạch lau khô
  • Bước 3: Bôi thuốc 2-3 lần/ngày

Lưu ý khi sử dụng:

  • Vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương sạch sẽ trước khi sử dụng sản phẩm.
  • Hồ nước là một sản phẩm có tính sát khuẩn nhẹ. Vì vậy, trước khi bôi hồ nước bạn cần đảm bảo vùng da bôi thuốc đã được vô khuẩn, điều này sẽ phòng tránh khả năng bội nhiễm tại các vùng da đó.
  • Cần lắc đều trước khi sử dụng để các tiểu phân kẽm oxit phân bố đều, tránh hiện tượng sa lắng làm mất tác dụng của thuốc.Tránh để chất bẩn rơi vào lọ, đậy nắp ngay sau khi sử dụng.
  • Tất cả những tác dụng này của hồ nước đều chỉ ở mức trung bình. Vì vậy nó thường chỉ được coi là một lựa chọn an toàn để làm dịu, hỗ trợ phục hồi những tổn thương ngoài da mức độ nhẹ. Với những tổn thương nặng hơn: như loét, vết thương hở, tổn thương nặng… người bệnh cần phối hợp dung dịch hồ nước với các loại thuốc đặc trị khác.

Giá tham khảo: 

  • Dược vật tư y tế hải dương: 5.000 VNĐ/lọ 20g
  • CTCP hóa dược Việt Nam: 6.000 VNĐ/lọ 20g
  • Viện da liễu trung ương: 30.000 VNĐ/lọ 30g

Đánh giá Hồ Nước:

Ưu điểm:

  • Rẻ tiền, phổ biến, có thể tìm mua ở các hiệu thuốc,…
  • Tương đối an toàn, lành tính do sản phẩm chứa các thành phần ít gây kích ứng.
  • Dùng được cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai

Nhược điểm:

  • Khả năng sát khuẩn kém.
  • Chỉ có tác dụng với những bệnh ngoài da mức độ nhẹ.
  • Không dùng được cho tổn thương nặng, vết thương hở, vết loét ngoài da.

2. Xanh Methylen

Xanh Methylen là thuốc bôi ngoài da được điều chế bởi Heinrich Caro vào năm 1876. Sau đó thuốc được sử dụng rộng rãi, phổ biến và nằm trong nhóm thuốc quan trọng và thiết yếu.

Thành phần: Xanh Methylen có hai dạng bào chế:

  • Dung dịch xanh methylen 1% gồm: xanh methylen và nước tinh khiết.
  • Dung dịch milian gồm: xanh methylen, tím gentian, ethanol 96% và nước tinh khiết.

Công dụng: 

  • Sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô
  • Điều trị các bệnh ngoài da như các bệnh do virus herpes, chốc lở, viêm da mủ, bỏng nhẹ nhờ đặc tính phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng.

Đối tượng sử dụng: mọi lứa tuổi

Cách dùng: Bôi vào vùng da bị tổn thương 1-2 lần/ngày

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, đối tượng bị suy giảm chức năng thận.

Giá tham khảo: 5.000 VNĐ/lọ 17ml

Đánh giá Xanh Methylen:

Ưu điểm:

  • An toàn, hầu như không gây kích ứng da
  • Rẻ, dễ tìm mua tại tất cả các nhà thuốc, siêu thị,…

Nhược điểm

  • Khi sử dụng gây nhuộm màu da dẫn đến mất thẩm mỹ.
  • Khả năng sát khuẩn nhẹ nên có hiệu quả kém khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng.

3. Fucidin

Fucidin là một loại thuốc bôi ngoài da khá phổ biến, đến từ thương hiệu Leo Laboratories tại Ireland.

Thành phần: Một tuýp thuốc Fucidin 15g gồm có: acid Fusidic, Hydrocortison acetat và các tá dược vừa đủ.

  • Acid Fusidic là một thành phần có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn. Hầu hết tác dụng lên vi khuẩn Gram dương, ít nhạy cảm với các khuẩn Gram âm.
  • Hydrocortison là corticoid được tiết ra từ tuyến vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.

Công dụng: 

  • Fucidin được sử dụng trong điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn nguyên phát và thứ phát. Bao gồm bệnh chốc lở, ban đỏ hay nhiễm trùng da do kiến ba khoang.
  • Điều trị nấm do Corynebacterium minutissimum, nhọt .
  • Hỗ trợ điều trị các vết bỏng, mụn nhọt, viêm tuyến mồ hôi hay viêm nang râu, vết thương do chấn thương hoặc phẫu thuật.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, thận trọng kê đơn khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách dùng: Bôi ngoài da

  • Cho lượng thuốc vừa đủ ra tay, thoa nhẹ lên vùng cần điều trị đã sát trùng sạch
  • Dùng 3 đến 4 lần một ngày theo yêu cầu của dược sĩ hoặc bác sĩ, thường dùng trong 7 ngày.
  • Có thể băng hoặc không băng vùng tổn thương.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Bôi ngoài da, không được uống. Để tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Tránh để thuốc dây vào mắt. Nếu bị dính vào miệng hoặc mắt, rửa sạch bằng nước, sau đó đến ngay cơ sở điều trị gần nhất để điều trị triệu chứng.
  • Cần bảo quản tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ từ 25 -30 độ.
  • Trường hợp quên liều, có thể dùng ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, không được bôi gấp đôi để bù liều vì nguy cơ quá liều nguy hiểm. Nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên.

Giá tham khảo: 140.000VNĐ/tuýp 15g

Đánh giá Fucidin:

Ưu điểm:

  • Phổ biến tại các nhà thuốc.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.
  • Sau 2-3 ngày điều trị, các triệu chứng giảm rõ rệt.

Nhược điểm:

  • Nếu sử dụng quá liều trong vòng 3 tháng có thể gây hội chứng Cushing và suy tủy thượng thận.
  •  Tương tự các loại kháng sinh, khi sử dụng kéo dài hoặc lặp lại Fucidin có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
  • Không sử dụng được cho các vết thương hở, lao, viêm da sưng đỏ.

4. Thuốc bôi da Gentrisone

Thuốc bôi da Gentrisone là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.

Thành phần: Betamethasone dipropionate, Clotrimazole, Gentamicin, tá dược vừa đủ.

  • Betamethasone dipropionate: một corticoid tổng hợp, có thể được hấp thu để gây những tác động toàn thân. Ức chế giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra các hiện tượng dị ứng của cơ thể.
  • Clotrimazole: ức chế tổng hợp sterol, tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
  • Gentamicin: ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, tụ cầu khuẩn,…

Công dụng: 

  • Giảm các đợt viêm và ngứa của bệnh viêm da dị ứng trong bệnh chàm cấp, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
  • Điều trị nấm da do C.albicans và lang ben.
  • Điều trị nhiễm trùng bề mặt da do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

Đối tượng sử dụng: người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên

Cách dùng: Sát khuẩn vùng da bị tổn thương, sau đó bôi một lượng vừa đủ lên vùng da trên 1-2 lần/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Trường hợp viêm da hoặc chàm có nhiễm trùng da, nên dùng phối hợp với thuốc kháng sinh.
  • Không bôi thuốc vào mắt
  • Ngưng sử dụng thuốc khi bị kích thích da hoặc phát ban.

Giá tham khảo: 24.000VNĐ/tuýp 20g

Đánh giá Gentrisone:

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ.
  • Dễ dàng sử dụng, hiệu quả nhanh.

Nhược điểm:

  • Không sử dụng được cho trẻ sơ sinh.
  • Có thể dẫn đến: teo da, kích ứng da, phát ban, mụn nước, bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc,…

5. Diphenhydramine (Benadryl)

Diphenhydramine thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 1 được phát minh vào năm 1943 bởi tiến sĩ George Rieveschl – Hoa Kỳ.

Thành phần: Diphenhydramine hydrochloride 2%

Công dụng: 

  • Giảm ngứa và đau tạm thời do vết bỏng nhỏ, vết cắt, cháy nắng, vết côn trùng cắn (đặc biệt là kiến ba khoang), phát ban,…
  • Làm dịu da khô, nứt nẻ, trầy xước,… nhờ vào khả năng ức chế phản ứng dị ứng.

Đối tượng sử dụng: dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn.

Cách dùng: Diphenhydramine có các dạng kem lotion gel và dạng xịt được dùng ngoài da, bôi lên vùng da cần điều trị 3-4 lần/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Rửa tay trước và sau mỗi lần sử dụng.

Giá tham khảo: 250.000VNĐ/tuýp 28g

Đánh giá Diphenhydramine:

Ưu điểm:

  • Cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả trong việc giảm ngứa, làm dịu và giảm kích ứng.

Nhược điểm:

  • Không có khả năng kháng khuẩn, làm sạch ổ tổn thương và dự phòng viêm nhiễm.
  • Có thể gây buồn ngủ, nhức đầu, mệt mỏi. Ít gặp hơn có thể gây hạ huyết áp, phù, chóng mặt,…
  • Không sử dụng được cho các vết thương trên mặt, vết thương sâu hoặc đâm thủng, bỏng nghiêm trọng hay gặp vấn đề về da trên diện rộng.

>> Xem thêm: Côn trùng cắn bôi gì?

II. Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi kiến ba khoang cắn

Không phải ai cũng biết kiến ba khoang cắn bôi gì và các tiêu chí lựa chọn các sản phẩm bôi khi bị loại côn trùng này đốt. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn thuốc bôi bạn cần chú ý:

1. Có khả năng kháng khuẩn mạnh

Điều kiện cần để một vết thương nhanh lành, không gây tổn thương lan rộng hơn chính là vết thương cần được loại bỏ hết độc tố và kháng khuẩn tuyệt đối. Bởi vậy, bạn nên ưu tiên những loại thuốc vừa có khả năng giảm sưng ngứa, vừa có khả năng kháng khuẩn mạnh.

2. Thành phần lành tính, an toàn, không gây xót cho tổn thương da

Ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn thuốc bôi vết kiến ba khoang cắn là những thuốc có thành phần chiết suất từ thiên nhiên, lành tính và an toàn cho da. Đặc biệt là không gây kích ứng với da nhạy cảm, an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đối với tổn thương mức độ trung bình có thể cần điều trị dùng thuốc bao gồm:

  • Các dung dịch sát khuẩn giảm sưng và ngứa như dung dịch hồ nước, milian,…
  • Các thuốc mỡ steroid hoặc kháng sinh để nhằm giảm viêm, kháng khuẩn.

3. Có khả năng kích thích phục hồi, tái tạo da, không cản trở lành thương tự nhiên

Các vết đốt do kiến ba khoang cắn, đặc biệt là những vết đốt không can thiệp điều trị kịp thời sẽ để lại những vết sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các loại thuốc bôi có khả năng kích thích phục hồi, tái tạo da và không cản trở việc lành vết thương.

4. Trong suốt, không màu

Thuốc bôi kiến ba khoang cắn cần trong suốt, không màu để thuận tiện cho việc quan sát tiến độ hồi phục của vết thương.

5. Ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả

Việc lựa chọn thuốc bôi kiến ba khoang nhằm mục đích chữa trị các vết sưng, giúp xoa dịu mát các cơn đau, ngứa. Đặc biệt với các loại thuốc vừa có công dụng giảm đau chống viêm, vừa hỗ trợ phục hồi thâm sẹo do vết đốt của kiến ba khoang sẽ không thể nằm ngoài tiêu chí chọn lựa của người tiêu dùng hiện nay.

III. Dizigone – Giải pháp đẩy lùi nhanh tổn thương da do kiến ba khoang cắn

dizigone

Đáp ứng trọn vẹn những tiêu chí cần có của một sản phẩm chăm sóc và phục hồi da ưu việt, Dizigone là giải pháp đẩy lùi kiến ba khoang cắn được tin dùng nhất hiện nay. Một bộ đôi Dizigone gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigonekem Dizigone Nano Bạc là tất cả những gì bạn cần để xử lý tổn thương da do kiến ba khoang để lại.

  • Dung dịch Dizigone kháng khuẩn và làm sạch tổn thương da, giúp giảm nhanh mẩn đỏ, ngứa rát; đảm bảo tổn thương không viêm nhiễm, mưng mủ.
  • Kem Dizigone Nano Bạc cung cấp dưỡng chất và độ ẩm để làm dịu da, đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo da, ngăn ngừa thâm sẹo.

Với Dizigone, các tổn thương da cải thiện thần tốc và phục hồi nhanh chóng chỉ sau vài ngày. Hiệu quả vượt trội đến từ công thức kép kháng khuẩn da – tái tạo da, khắc phục mọi nhược điểm của các sản phẩm khác; mang đến giải pháp giải pháp chăm sóc da trọn vẹn đẩy lùi kiến ba khoang.

Dizigone đã có mặt tại hệ thống các nhà thuốc Long châu tại khắp 63 tỉnh thành toàn quốc để khách hàng dễ dàng tìm mua và sử dụng sớm nhất.

III. Khi nào cần kết hợp sử dụng thuốc uống điều trị kiến ba khoang cắn?

Với những tổn thương nhẹ như hồng ban, bạn chỉ cần chăm sóc da bằng các sản phẩm dịu nhẹ. Các phản ứng viêm da có thể tự hết nên không nhất thiết phải dùng kết hợp thuốc ở giai đoạn này.

Với những tổn thương nặng hơn như vết thương lan lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, bạn nên sử dụng các kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, tất cả các loại kháng sinh đều cần dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh về sau.

Với trường hợp mủ nhiều, đau đớn, bạn có thể sử dụng các thuốc kháng histamin tổng hợp hay các thuốc giảm đau như corticoid bôi. Đây là những thuốc có thể sử dụng kết hợp nhằm giảm đau ngứa gây khó chịu hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Trên đây là những thông tin về “Kiến ba khoang cắn bôi gì? 5 thuốc bôi hiệu quả, an toàn nhất”. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những nguy hiểm mà kiến ba khoang cắn.

Ngay tại đây, nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về da liễu cũng như các thông tin về các bệnh do kiến ba khoang gây ra, hãy gọi đến số Hotline 1900 9482. Chúng tôi, với đội ngũ Dược sĩ Dizigone và các chuyên gia trong lĩnh vực da liễu đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn và gia đình bất cứ lúc nào bạn cần.

 

]]>
https://dizigone.vn/kien-ba-khoang-can-boi-gi-16231/feed/ 0
Nấm móng tay và những điều cần biết https://dizigone.vn/nam-mong-tay-16148/ https://dizigone.vn/nam-mong-tay-16148/#respond Wed, 19 Oct 2022 05:15:49 +0000 https://dizigone.vn/?p=16148 Nấm móng tay là một căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm như nước ta chính là môi trường thuận lợi để các loại nấm sinh sôi và phát triển. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, làm cho người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp và gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy những điều bạn cần biết về căn bệnh này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

nam-mong-tay nấm móng tay

I. Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nấm móng tay có nguồn gốc chủ yếu từ 3 loại nấm:

  • Nấm sợi: chủ yếu do một số chủng Trichophyton spp.
  • Nấm men: chủ yếu do một số chủng nấm Candida
  • Nấm mốc 

Trong đó, nấm sợi là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. 

Nhiều trường hợp bị nấm khi tiếp xúc trực tiếp với người có nấm ngoài da, hoặc dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân: dụng cụ làm móng, khăn tay, bao tay… đã bị nhiễm trùng.

Nếu móng tay của bạn thường xuyên ẩm ướt, các loại nấm sẽ có cơ hội sinh sôi và phát triển thành bệnh.

Nấm sẽ gây ra nhiễm trùng móng tay khi chúng xâm nhập vào:

  • Vết cắt nhỏ, vết xước trên da xung quanh móng tay
  • Vết nứt trên móng tay 
  • Khoảng giữa các ngón tay

II. Yếu tố nguy cơ nhiễm nấm móng tay

Mặc dù chúng ta có thể ngăn ngừa được những nguyên nhân gây nhiễm nấm móng tay trên, nhưng hãy nhớ rằng, luôn có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này. Cụ thể khi bệnh nhân có những đặc điểm như:

  • trên 65 tuổi
  • mắc bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến hoặc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như: AIDS, ung thư…
  • mắc bệnh về tuần hoàn
  • hay đeo móng tay giả 
  • để ngón tay ẩm ướt trong một thời gian dài mà không vệ sinh đúng cách
  • bị chấn thương móng tay hoặc vùng da quanh móng tay
  • làm việc thường xuyên trong môi trường ẩm ướt
  • sống chung với người từng hoặc đang bị nấm móng tay, hoặc tiền sử gia đình có người bị nấm móng tay
  • dùng bể bơi công cộng

Ngoài ra, nhiễm nấm móng tay cũng xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới và người cao tuổi.

III. Triệu chứng của nấm móng tay

Nấm móng tay có thể ảnh hưởng đến một phần móng, toàn bộ móng, thậm chí là nhiều móng. Để ý xem móng tay của bạn có ít nhất một trong những dấu hiệu, triệu chứng sau đây hay không:

  • màu trắng, ố vàng, nâu
  • móng tay giòn, dễ gãy vụn, hoặc dày 
  • móng tay cong
  • móng tay biến dạng, méo mó, hoặc bị teo
  • có mùi hôi

Nếu thấy móng tay của mình có các thay đổi trên thì khả năng rất cao bạn đã nhiễm nấm móng tay. Việc bạn nên làm ngay sau đó là đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. 

IV. Khả năng lây lan của nấm móng tay

Nấm móng tay có thể điều trị được nhưng nó cũng có khả năng lây lan rất nhanh và dễ tái phát nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng cách. 

Bệnh có khả năng lan từ móng tay này sang móng tay khác. Ban đầu, bệnh tiến triển ở phần móng, sau đó nhanh chóng xâm lấn và phá hủy các tế bào bên dưới móng.

Nấm móng tay cũng có nguy cơ lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Nguyên nhân do tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ cá nhân như: khăn tắm, quần áo, bao tay…

V. Biến chứng của nấm móng tay

Nấm móng tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng làm giảm khả năng lao động, thường gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. May mắn là, hầu hết chúng có thể được điều trị thành công mà không có biến chứng sau đó. 

Cần đặc biệt quan tâm hơn với bệnh nhân đái tháo đường vì đây là đối tượng dễ bị biến chứng. Các biến chứng trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể bao gồm tổn thương móng hoặc mất vĩnh viễn, nhiễm trùng lan rộng. Một số ít trường hợp có thể phát triển thành bệnh viêm mô tế bào. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia về da liễu. Tuy vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng do nấm móng tay thường có tiên lượng tốt nếu được điều trị kịp thời.

VI. Phương pháp điều trị nấm móng tay

Điều trị nấm móng tay thường là một quá trình lâu dài và tốn kém, chưa kể bệnh còn có xu hướng tái phát khá cao. Phần lớn bệnh khó điều trị và dai dẳng là do móng tay mọc chậm và nhận được rất ít máu. Tuy nhiên, với những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu và khoa học, chúng ta ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong việc điều trị. Cụ thể, có các dạng: thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống và các liệu pháp thay thế khác. Những thuốc có sẵn mà không cần kê đơn thường không được các chuyên gia khuyến nghị vì tác dụng của chúng chưa được đánh giá cao. 

1. Thuốc bôi tại chỗ cho nấm móng tay

Đây là loại thuốc bôi ngoài da và vùng móng tay, có tác dụng tiêu diệt nấm và một số mầm bệnh khác. Một số thuốc thường dùng: dạng dung dịch như: ciclopiroxolamin, dạng kem như: amorolfine, ketoconazole, terbinafine, miconazole, clotrimazole…

Bên cạnh đó, người ta cũng có thể tiến hành sơn móng tay hay dùng kem dưỡng chống nấm. Chẳng hạn như ciclopirox, được kê đơn cho những trường hợp nhiễm nấm móng tay nhẹ đến trung bình. Các thuốc này được sơn trực tiếp lên những móng tay bị nấm và vùng da xung quanh. Sơn trong vòng vài tháng, tùy vào loại nấm gây nhiễm trùng và mức độ nhiễm trùng. Phương pháp này phát huy hiệu quả nhất khi được sử dụng ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng.

Vì khó có thể xâm nhập và tiếp cận vào các lớp sâu của móng để điều trị tận gốc nên phương pháp bôi tại chỗ thường không mang lại hiệu quả cao như dùng viên uống. Tuy vậy, một số người vẫn lựa chọn phương pháp này vì ít gặp tác dụng phụ hơn.

2. Thuốc uống cho nấm móng tay 

Hầu hết thuốc uống trị nấm hiệu quả thường là những thuốc kê đơn. Bác sĩ có thể kê cho bạn một trong các thuốc: fluconazole, griseofulvin, itraconazole, terbinafine. Với mỗi đối tượng là trẻ em hay người lớn thì liều lượng và cách dùng cũng sẽ khác nhau. Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Quá trình điều trị thường mất khoảng 4 tháng trước khi thay thế hoàn toàn móng bị nhiễm trùng bằng móng mới khỏe mạnh. Phương pháp này hiệu quả vì các thuốc vào trong cơ thể và xâm nhập được vào móng tay chỉ trong vòng vài ngày kể từ khi bắt đầu trị liệu.

Lưu ý: Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra: phát ban da và tổn thương gan. Thuốc không được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị suy tim sung huyết hoặc bệnh gan.

Trong một số trường hợp, để tăng hiệu quả điều trị, thuốc uống có thể phối hợp cùng thuốc bôi tại chỗ.

3. Một số liệu pháp điều trị thay thế

3.1. Phẫu thuật

Nếu nấm móng gây đau dữ dội, bạn nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật:

  • Móng tay dày có thể được loại bỏ hóa học bằng cách đắp hợp chất urê. Kỹ thuật này nên được tiến hành bởi bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ chuyên về da liễu.
  • Cắt bỏ phần móng bị nhiễm trùng để móng mới mọc vào vị trí của nó, tuy nhiên có thể mất gần một năm để móng mới mọc lại hoàn toàn. Đây cũng được coi là một phương pháp điều trị bổ trợ cho liệu pháp đường uống.
  • Liệu pháp kết hợp giữa uống, bôi và phẫu thuật sẽ làm tăng hiệu quả và giảm chi phí cho các đợt điều trị đang diễn ra.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chọn loại bỏ toàn bộ móng tay.

3.2. Điều trị bằng laser

Một trong những phương pháp điều trị nấm móng tay mới nhất là liệu pháp laser. Chùm tia laser có thể xuyên qua mô móng tay, phá vỡ và tiêu diệt nấm cùng các mầm bệnh khác. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ trong quá trình phẫu thuật. Các báo cáo cho thấy rằng liệu pháp laser có hiệu quả tương đương với liệu pháp y tế. Phương pháp điều trị này có thể rất tốn kém vì thường cần phải lặp lại nhiều lần. 

VII. Cách phòng ngừa nấm móng tay

Nếu không muốn bản thân mắc phải một thứ bệnh bất tiện và dai dẳng như nấm móng tay, bạn cần phải đảm bảo được lối sống sinh hoạt hàng ngày đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ. Để làm được điều này, hãy rèn luyện cho bản thân những thói quen sau:

  • Rửa tay chân thường xuyên. Rửa tay sau khi bôi thuốc hoặc chạm vào móng tay bị nhiễm trùng. Dưỡng ẩm cho móng tay sau khi rửa.
  • Cắt móng tay thẳng theo chiều ngang, dùng dũa làm phẳng các cạnh. Khử trùng bộ dụng cụ làm móng sau mỗi lần sử dụng.
  • Tránh cạo hoặc tỉa phần da xung quanh móng tay.
  • Nên để móng tay ngắn, khô, sạch sẽ. Hạn chế sờ, cắn móng tay.
  • Thường xuyên đeo găng tay cao su khi rửa bát, giặt giũ hoặc làm những công việc liên quan đến nước.
  • Lau khô bàn tay sau khi tắm rửa, đặc biệt là vùng giữa các ngón tay.
  • Làm móng ở những nơi tin cậy, đảm bảo an toàn và khử trùng dụng cụ thường xuyên.
  • Hạn chế sơn móng tay và làm móng tay giả, tốt nhất là nên bỏ.
  • Không sử dụng chung khăn tắm, bao tay, quần áo… với người khác, đặc biệt là người đã từng hoặc đang bị nấm.

Nấm móng tay là một trong những bệnh da liễu rất phổ biến và gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Do vậy, bạn cần giữ cho mình thói quen vệ sinh cũng như chăm sóc bản thân đúng cách ngay từ đầu để không vướng phải căn bệnh này. Nếu nhận thấy những thay đổi ở móng tay thì tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để phát hiện bệnh. Không nên để bệnh có cơ hội tiến triển nhanh và lây lan cho người khác. Bạn cũng cần nói với những người thân thiết của mình về tình trạng nhiễm nấm gặp phải để họ có thể đề phòng.

]]>
https://dizigone.vn/nam-mong-tay-16148/feed/ 0
Kem bôi ngoài da Fucicort: Thành phần, chỉ định & cách dùng https://dizigone.vn/fucicort-16198/ https://dizigone.vn/fucicort-16198/#respond Tue, 18 Oct 2022 04:51:10 +0000 https://dizigone.vn/?p=16198 Kem bôi ngoài da Fucicort là loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh lý da liễu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các tác dụng của thuốc và sử dụng đúng cách. Cùng chúng tôi tìm hiểu thành phần thuốc fucicort là gì, chỉ định trong trường hợp nào và cách dùng ra sao để hạn chế các tác dụng không mong muốn trong bài viết dưới đây.

fucicort

I. Giới thiệu chung về Fucicort

1. Xuất xứ

Fucicort là thuốc dùng ngoài thuộc công ty dược phẩm đa quốc gia LEO Laboratories Limited của Ireland.

2. Dạng bào chế và quy cách đóng gói

  • Dạng bào chế: kem bôi ngoài da.
  • Quy cách đóng gói: Fucicort đóng gói trong tuýp nhôm với khối lượng 5g hoặc 15g.

3. Giá tham khảo

  • Tuýp 5g: 68.000 VNĐ
  • Tuýp 15g: 100.000 VNĐ

4. Hạn sử dụng và bảo quản

  • Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
  • Cách bảo quản: để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30⁰C. Sau khi dùng xong, bạn nên đậy nắp lại ngay và cất ở xa tầm tay trẻ em.

II. Thành phần chính và công dụng của Fucicort

Thành phần chính của kem Fucicort bao gồm:

  • Acid fucidic: 20mg.
  • Betamethason valerate: 10mg.

Các tá dược khác: Macrogol cetostearyl ether, Cetostearyl alcol, Chlorocresol, Natri dihydrogen phosphate, Natri hydroxid, Paraffin lỏng, Nước tinh khiết.

1. Acid fucidic

Acid fucidic là chất có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Hoạt chất này có tác dụng ức chế tổng hợp protein khiến vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh chóng.

Mặc dù acid fucidic có khả năng ức chế protein ở động vật có vú nhưng do tính thấm vào tế bào chủ kém nên thuốc chỉ có tác dụng với các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Do đó, hoạt chất này chỉ có tác dụng trên bề mặt và không gây ảnh hưởng tới vùng da lành xung quanh. Khi bôi lên vết thương, thuốc thẩm thấu vào trong da. Mức độ thấm thuốc phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và tình trạng da.

Ở nồng độ từ 0,03 – 0,12 mcg/ml, acid fucidic có thể ức chế hầu hết các chủng tụ cầu Staphylococcus aureus. Thuốc bôi ngoài da chứa acid fucidic có tác dụng tốt đối với một số chủng vi khuẩn khác như Streptococci, Corynebacteria, Neisseria, Clostridia…

Thực tế đã có nhiều chủng Staphylococcus kháng thuốc làm hiệu quả của thuốc giảm đi đáng kể. Vi khuẩn kháng thuốc thông qua trung gian plasmid dẫn tới giảm tính thấm của thuốc vào tế bào vi khuẩn. Để hạn chế tình trạng kháng thuốc này, bạn cần dùng đúng liều lượng, đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Betamethasone

Betamethasone là một corticoid mạnh có tác dụng chống viêm giảm đau. Thuốc bôi ngoài da dùng để giảm triệu chứng ngứa, kích ứng và sưng tấy đỏ da. Chỉ định chính của betamethasone tác dụng tại chỗ là bệnh eczema, vảy nến, viêm da tiếp xúc.

Vì thuộc nhóm corticoid nên khi dùng betamethasone bạn cần chú ý liều lượng, thời điểm dùng thuốc. Tốt nhất là dùng 1 – 2 lần/ngày trong thời gian ngắn (từ 5 – 7 ngày) hoặc dừng thuốc ngay khi các triệu chứng đã khỏi.

Nếu dùng thuốc trong thời gian dài không làm giảm triệu chứng (với trẻ em là trên 5 ngày) thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý, tránh những biến chứng nguy hiểm như bào mòn da, rạn da.

III. Chỉ định của Fucicort

Thuốc Fucicort được sử dụng để điều trị các bệnh lý viêm da gồm:

  • Vết thương nhiễm trùng do vi khuẩn: vết thương trầy xước, vết cắt, chấn thương, vết mổ sau phẫu thuật, vết bỏng có chảy nhiều dịch mủ.
  • Chàm (hay eczema): eczema do dị ứng, eczema hình đĩa (tổn thương dạng đồng tiền), eczema tập trung.
  • Viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn.
  • Bệnh vảy nến.
  • Bệnh lupus ban đỏ.
  • Bệnh liken đơn mãn tính.

IV. Cách dùng, liều dùng Fucicort

1. Cách dùng

Trước khi sử dụng thuốc Fucicort, bạn nên vệ sinh vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn. Sản phẩm này sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc, đảm bảo vùng da tổn thương vô khuẩn, tạo điều kiện cho vết thương mau lành. Tiêu chí lựa chọn dung dịch sát khuẩn: tác dụng kháng khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh chóng. Đồng thời, dung dịch sát khuẩn phải an toàn, không gây xót da, không được gây cản trở quá trình lành vết thương.

Dựa trên tiêu chí này, các chuyên gia khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để làm sạch vết thương hở. Dizigone có khả năng kháng khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh và an toàn cho da.

Sau khi làm sạch da bằng Dizigone, bạn để vết thương khô se rồi bôi 1 lượng kem vừa đủ lên vùng da tổn thương.

Lưu ý:

  • Không dùng thuốc tra vào mắt hoặc bôi vào niêm mạc mũi.
  • Trước khi dùng thuốc, bạn hãy thử phản ứng dị ứng trên một vùng da nhỏ.
  • Với những vết thương lớn, bạn có thể sử dụng băng che vết thương. Băng có công dụng bảo vệ vết thương sạch sẽ để thuốc Fucicort phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Nếu bệnh không thuyên giảm hoặc nặng hơn thì bạn cần dừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.

2. Liều dùng

  • Đối với người lớn: ngày bôi  2 – 3 lần. Thời gian điều trị không quá 2 tuần.
  • Đối với trẻ em: chưa được nghiên cứu và xác định. Vì vậy, phụ huynh hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu định dùng thuốc này cho bé.

V. Chống chỉ định và thận trọng khi dùng Fucicort

1. Chống chỉ định

Do kem bôi da Fucicort có chứa thành phần corticoid nên thuốc chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với acid fusidic/natri fusidate, betamethasone valerate, Macrogol cetostearyl ether, Cetostearyl alcol, Chlorocresol.
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị viêm da nhiễm trùng.
  • Teo da.
  • Loét da.
  • Bệnh trứng cá thông thường và trứng cá đỏ, mụn viêm dưới da.
  • Bệnh da liễu đường sinh dục: giang mai, lậu.
  • Tổn thương vùng da nếp gấp.
  • Nhiễm trùng khởi phát do vi khuẩn, nấm, virus (như herpes, thủy đậu, zona thần kinh), bệnh lao da, viêm quanh miệng.

2. Thận trọng

Bạn cần thận trọng khi sử dụng kem bôi da Fucicort trong các trường hợp sau:

  • Dùng thuốc cho tổn thương gần mắt. Nếu thuốc thấm vào mắt có thể gây ra tình trạng tăng nhãn áp.
  • Vết thương hở, nhiễm khuẩn kéo dài không nên sử dụng thuốc fucicort.
  • Không dùng dài ngày hoặc lặp lại vì có nguy cơ kháng thuốc khi sử dụng acid fusidic.
  • Hạn chế kết hợp với kháng sinh (chỉ kết hợp dưới 2 tuần). Vì corticoid có thể che lấp dấu hiệu nhiễm trùng và phản ứng quá mẫn.

Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng đặc biệt:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: không dùng thuốc điều trị dài ngày. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng và cách dùng đối với đối tượng này.
  • Phụ nữ có thai: chưa có dữ liệu chứng minh độ an toàn của thuốc fucicort khi dùng cho đối tượng này. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như gây dị tật thai nhi. Vì vậy, khuyến cáo không nên dùng kem bôi fucicort cho phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú: một phần thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ nên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn nên tránh bôi thuốc lên các tổn thương xung quanh vùng ngực để tránh các tác dụng phụ cho bé.

VI. Tác dụng phụ và cách khắc phục khi dùng Fucicort

Fucicort có thành phần corticoid nên bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Kích ứng vùng da dùng thuốc: nóng rát, ngứa, khô da, đôi khi có cảm giác đau xót nhẹ,…
  • Viêm da tiếp xúc, eczema (có thể nghiêm trọng nếu dùng quá liều trong thời gian dài).

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm:

  • Teo da, giãn mao mạch khi dùng kéo dài.
  • Rậm lông.
  • Nhiễm khuẩn: viêm quanh miệng,…

Để khắc phục những tác dụng phụ trên, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ:

  • Bôi thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian.
  • Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

VII. Kết luận

Fucicort là thuốc bôi ngoài da hiệu quả trong các trường hợp viêm da. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của corticoid. Để chăm sóc vết thương ngoài da hiệu quả, bạn cần chú ý làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn trước khi bôi thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc về cách điều trị bệnh da liễu, bạn vui lòng gọi tới số Hotline 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/fucicort-16198/feed/ 0
Kiến Ba Khoang: 5 điều bạn cần biết để phòng ngừa https://dizigone.vn/kien-ba-khoang-16085/ https://dizigone.vn/kien-ba-khoang-16085/#respond Sat, 08 Oct 2022 03:31:46 +0000 https://dizigone.vn/?p=16085 Kiến ba khoang là loại côn trùng như thế nào? Tại sao Kiến ba khoang cắn lại nguy hiểm như vậy? Phải làm như thế nào để phòng ngừa Kiến ba khoang? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về bệnh do loài kiến này gây ra. Cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

kien-ba-khoang kiến ba khoang

I. Tổng quan về loài Kiến ba khoang

1. Đặc điểm nhận dạng

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus Fuscipes, thuộc họ Staphilinidae bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon dài như hạt thóc với chiều dài từ 1-1,2 cm, chiều ngang từ 2-3 mm.

Với 2 màu điển hình đỏ và đen, Kiến ba khoang dễ dàng nhận dạng với phần đầu và bụng dưới màu đen, trong khi phần ngực và bụng trên mang màu đỏ.

Phần đầu của kiến ba khoang khá nhỏ, có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Phần thân có 3 đôi chân, bụng chia đốt màu đỏ và đen.

Là loài có cánh, Kiến ba khoang có 2 cánh đôi cứng, che khoảng 3 -4 đốt bụng. Dưới cánh cứng có cánh lụa nên Kiến ba khoang là loài kiến có khả năng bay và tận dụng sức gió để bay lên cao.

Trong cơ thể loài này có 2 tuyến nọc độc chứa pederin – loại độc mạnh gấp 10 lần nọc Rắn hổ mang.

2. Tập tính

  • Kiến ba khoang thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cặm cặp, kiến nhốt hay kiến cong,… là loài phân bố rộng khắp thế giới, có khả năng bay và chạy rất nhanh. Một đặc điểm riêng biệt của loài kiến này chính là đuôi chúng thường cong lên khi chạy.
  • Chúng thường sống ở những vùng nước, ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ hay ruộng rau, những nơi đang xây dựng. Khi đến mùa mưa bão, chúng thường di chuyển đến những vùng khô ráo hơn như môi trường trường học, ký túc xá, khu trọ, nhà ở tập thể công nhân ở ngoại ô thành phố, ở những nơi có cỏ mọc xung quanh, thường sinh trưởng mạnh nhất ở khu vực phía Bắc vào khoảng tháng 10 (mùa lúa chính).
  • Tương tự các loài kiến có cánh khác, kiến ba khoang thường bị thu hút bởi ánh sáng xanh. Những ngày mưa lũ, chúng sẽ bay theo ánh đèn vào nhà cùng các loại côn trùng khác.
  • Khi bị đe dọa hoặc cảm thấy nguy hiểm, Kiến ba khoang thường có phản xạ tăng kích thước phần bụng, cử chỉ đe dọa như loài bọ cạp.
  • Nguồn thức ăn của loài này rất phong phú, đặc biệt là rầy nâu. Khi người dân phun hóa chất bừa bãi làm rầy nâu kháng thuốc, dẫn đến tình trạng số lượng kiến ba khoang cũng tăng lên khá nhiều.

3. Chu kỳ phát triển

Vào các tháng 9, 10,11 là thời gian sinh sản của Kiến ba khoang. Là loài côn trùng đẻ trứng, trứng thường được đẻ riêng rẽ ở những đường nứt trên mặt đất. Mỗi lần đẻ khoảng 18 – 100 trứng/ lần, bắt đầu đẻ trứng từ cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 đến tháng 7.

  • Giai đoạn ấu trùng: Sau 3 – 19 ngày trứng nở thành ấu trùng với 2 giai đoạn
  • Giai đoạn 1: từ 4 ngày đầu tiên đến ngày thứ 22
  • Giai đoạn 2: từ ngày thứ 7 đến ngày 36
  • Giai đoạn nhộng: kéo dài từ 3 đến 12 ngày

Tổng chu kỳ hoàn thành vòng đời của Kiến ba khoang sẽ dao động từ 22 đến 50 ngày. Con trưởng thành và ấu trùng sẽ ăn các loài côn trùng khác nhỏ hơn và tuyến trùng trong đất, rau trong tự nhiên. Tuy nhiên, trứng và ấu trùng của Kiến ba khoang có thể bị tấn công bởi các loại côn trùng khác, điển hình chính là loài nhện.

II. Tại sao Kiến ba khoang đốt lại nguy hiểm?

Kiến ba khoang là loài côn trùng tuy rất nhỏ bé nhưng lại được đánh giá là loài mang độc cực mạnh và được xếp vào hàng nguy hiểm với con người. Chúng là loài không chủ động tấn công con người. Tuy nhiên, khi bạn vô tình chạm phải hoặc chà xát chúng, loại độc tố pederin – mạnh gấp 10 lần nọc rắn hổ mang có trong tuyến nọc của Kiến ba khoang sẽ để lại những tổn thương rất nghiêm trọng.

1. Ngứa rát, phồng rộp như bị bỏng

Do nọc độc của kiến ba khoang chỉ tiếp xúc 1 phần nhỏ với da,lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt khá nhỏ nên vết đốt của kiến ba khoang không có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, Pederin có trong nọc kiến là một amin độc, có 2 vòng tetrahydropyran thường gây độc cho da. Nhiều nghiên cứu cho rằng, loại độc này có khả năng gây bỏng mạnh gấp 100-150 lần acid sunfuric đặc. Loại nọc độc này chiếm khoảng 0,025% trọng lượng cơ thể của kiến ba khoang. Nó thường lây nhanh khi người bệnh đập và chà sát kiến trên da, đặc biệt tổn thương nặng và lan rộng ở những vùng da mềm với diễn biến như sau:

  • Giai đoạn đầu: cảm giác ngứa ran xuất hiện ngay sau khi bị đốt. Sau 6-8 giờ tiếp theo, vùng da bị đốt sẽ xuất hiện các nốt mẩn rát đỏ.
  • Giai đoạn tổn thương: 12-24 giờ tiếp theo, vùng da bị đốt xuất hiện các vết tổn thương điển hình, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào nồng độ và thời gian phơi nhiễm. 3 ngày tiếp theo, các tổn thương bắt đầu đỡ bỏng và bong vảy.
  • Giai đoạn bong vảy: 5-7 ngày sau đó, vết thương bong vảy và có thể để lại sẹo nếu không bôi thuốc cũng như chữa trị kịp thời.

Tùy theo mức độ xâm nhập của chất độc vào da là nhiều hay ít, các vết thương do kiến ba khoang đốt được chia từ nhẹ đến nặng và trở thành bệnh viêm da tiếp xúc. Thậm chí, nếu vết thương không được vệ sinh và xử lý đúng cách, da sẽ bội nhiễm, nhẹ để lại sẹo hoặc nặng hơn là nhiễm trùng máu gây nguy hiểm cho tính mạng.

2. Viêm da tiếp xúc

  • Viêm da tiếp xúc có thể tại bất kỳ vị trí nào, nhưng thường xuất hiện ở các vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay,… Khi bị tổn thương ở mắt có thể gây sưng nề, trợt đỏ và chảy nước mắt. Những nơi như nách, bẹn, sinh dục… có thể sưng đau hơn, ảnh hưởng đến việc đi lại của người bệnh.
  • Tại vị trí kiến ba khoang đốt hoặc bị chà xát, các phản ứng viêm da bắt đầu xuất hiện. Ban đầu với 1 hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước.Trường hợp bị viêm da nhẹ, bạn có thể chỉ cảm thấy rát ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm theo đó là mụn nước, mụn mủ nhỏ… hơi phù nề, kích thước từ vài mm đến vài cm.
  • Người bệnh thường cảm thấy bỏng rát, ngứa tại vị trí viêm. Nặng hơn, bội nhiễm sẽ gây đau nhức rất khó chịu.Trường hợp nặng, tổn thương rộng hơn, bọng nước và bọng mủ nông lan rộng, trợt loét. Nặng hơn nữa có thể gây bội nhiễm, đau nhức và gây hoại tử hoặc để lại sẹo rất khó chữa và mất thẩm mỹ.
  • Một số trường hợp khi tổn thương lan rộng có thể gây đau nhức, sốt, mệt mỏi. Thậm chí nổi hạch ở cổ, nách, bẹn,..tùy vào vị trí bị Kiến ba khoang đốt.

Đây là một loại bệnh rất dễ nhầm với bệnh Zona. Tổn thương vẫn có thể tiếp tục lan ra các vùng da xung quanh nếu bạn gãi vùng da lành, nhất là các nếp gấp của da.

III. Cách loại bỏ ổ kiến ba khoang tại nhà

1. Sử dụng phấn diệt kiến, thuốc diệt côn trùng

  • Với thành phần chủ yếu là Deltamethrin 0,5%, bạn có thể sử dụng phấn diệt kiến để xua đuổi chúng bằng cách tạo nhiều đường song song, mỗi đường 2-3 cm nơi kiến thường qua lại hoặc trú ẩn. Tạo 2-3 vòng tròn xung quanh chân tủ để thức ăn hoặc thùng rác… Loại thuốc này dễ dàng được tìm thấy ở các đại lý hoặc tiệm thuốc. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng phấn diệt kiến chính là cần rửa tay với xà phòng sau khi sử dụng chế phẩm, tránh để thuốc tiếp xúc với người, gia súc và thực phẩm.
  • Thuốc diệt kiến: Các sản phẩm thuốc diệt kiến đã và đang được sử dụng rất rộng rãi hiện nay vì tính hiệu quả và dễ sử dụng. Chất hóa học có trong thuốc xịt kiến sẽ làm tê liệt hệ thần kinh của Kiến ba khoang. Bạn có thể sử dụng thuốc xịt vào những nơi kiến hay ẩn náu như gầm giường, gầm tủ, các hốc, kệ trong nhà,… Tuy nhiên, cần lựa chọn các sản phẩm thuốc diệt kiến có thương hiệu, an toàn với sức khỏe. Đặc biệt, cần thận trọng khi sử dụng với gia đình có trẻ nhỏ.

2. Sử dụng bột Baking Soda

Baking Soda có thành phần chính là Natri Bicarbonate (NaHCO3). Baking Soda có rất nhiều công dụng hữu ích trong diệt côn trùng bằng các cách: đầu tiên, trộn baking soda với muối. Sau đó, rắc hỗn hợp này xung quanh nhà, đặc biệt là những nơi kiến hay các loại côn trùng thường tập trung tìm thức ăn. Khi Kiến ba khoang ăn phải hỗn hợp này, chúng sẽ bị trướng bụng và chết. Ngoài cách trên, bạn cũng có thể pha thêm baking soda cùng với giấm hoặc chanh và xịt xung quanh nhà cũng có tác dụng xua đuổi Kiến ba khoang rất tốt.

3. Treo sả hoặc xạ hương trong nhà

Loài kiến và các loại côn trùng khác rất ghét mùi sả cũng như xạ hương bởi thành phần của tinh dầu sả có chứa các hợp chất acid cực mạnh. Việc trồng sả, xạ hương hay sử dụng tinh dầu để đuổi Kiến ba khoang ra khỏi nhà là một biện pháp an toàn và được sử dụng khá phổ biến như:

  • Pha 7-8 giọt tinh dầu sả nguyên chất vào một lít nước, sau đó cho vào bình xịt và xịt vào các ngóc ngách trong nhà.
  • Pha tinh dầu sả vào nước lau sàn, sử dụng lau nhà hằng ngày.

4. Sử dụng bẫy đèn

Lợi dụng tính chất ưa sáng của loài Kiến ba khoang, bạn có thể bẫy chúng bằng cách đặt 1 chậu nước gần khu vực có bóng đèn sáng. Nước từ trong chậu phản xạ ánh sáng thu hút Kiến ba khoang, chúng sẽ rơi xuống chậu nước và chết. Để phương pháp này đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại bóng đèn phát ra ánh sáng xanh, hoặc bóng đèn huỳnh quang để thu hút Kiến ba khoang hơn.

5. Dọn dẹp vệ sinh khu vực sinh sống thường xuyên

Dọn dẹp sân vườn, cành cây, cỏ mục, phát quang bụi rậm,…để Kiến ba khoang không có chỗ trú ngụ. Lau dọn sạch sẽ những khu vực thường xuyên có đồ ăn gây thu hút kiến bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

IV. Cách phòng tránh kiến ba khoang đốt

1. Trong gia đình

Các biện pháp hạn chế Kiến ba khoang vào nhà như:

  • Khi khu vực sống có xuất hiện kiến ba khoang, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng. Kiến ba khoang là loài bị thu hút bởi ánh sáng đèn huỳnh quang nên rất dễ bay vào nhà theo ánh đèn.
  • Sử dụng lưới cửa sổ và cửa ra vào phòng Kiến ba khoang cũng như các loại côn trùng khác theo ánh sáng bay vào nhà.
  • Ngủ màn để phòng chống tiếp xúc kiến ba khoang.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sống, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà.
  • Quan sát cẩn thận quần áo và khăn mặt trước khi dùng, tránh tiếp xúc với Kiến ba khoang ẩn nấp bên trong. Nếu vô tình nhìn thấy Kiến ba khoang trên người hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay trực tiếp giết chết hay chà xát chúng. Bạn nên thổi chúng ra xa hoặc dùng đồ vật hất chúng ra khỏi người.

Nâng cao sức đề kháng như:

  • Uống nhiều nước. Khi cơ thể có đủ nước, quá trình thải độc tố trong cơ thể tốt, sức đề kháng cũng được nâng cao. Đây là một biện pháp dự phòng cho sức khỏe của con người.
  • Thiết lập chế độ ăn giàu protein, đạm và các chất dinh dưỡng có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,… để cơ thể có điều kiện sản xuất ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như ngứa ngáy, dị ứng.
  • Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, E, các khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng như kẽm, selen…những nhân tố giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp các vết sưng, ngứa chóng lành.

2. Ngoài cộng đồng

  • Hạn chế đứng dưới đèn đường, đứng dưới bóng đèn sáng ngoài công cộng. Nếu bắt buộc phải làm việc ở khu vực này, nên chú ý vì Kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở những nơi đèn sáng.
  • Khi làm việc ngoài vườn hay đồng ruộng, nhất là vào mùa sinh trưởng của Kiến ba khoang, nên sử dụng các phương tiện bảo hộ như quần áo dài tay, mũ nón, khẩu trang, ủng,…
  • Nên mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng có đồng ruộng, hoặc khu dân cư nhiều đèn hay công trình đang xây dựng.

V. Cách xử lý tổn thương da do kiến ba khoang đốt

Khi bị Kiến ba khoang đốt, cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết thương để tránh da bị tổn thương. Vậy điều trị như thế nào là hợp lý nhất?

1. Loại bỏ chất độc

Ngay sau khi tiếp xúc với nọc Kiến ba khoang, nhanh chóng loại bỏ chất độc dính trên tay bằng nước sạch và xà phòng để tránh làm chất độc dính vào các vị trí khác trên cơ thể gây viêm da lan tỏa.

2. Điều trị tại chỗ

  • Ngay sau khi bị tổn thương: sử dụng nước muối sinh lí NaCl 9% rửa vùng da bị tổn thương 3-4 lần/ ngày để trung hòa độc tố. Pederin là chất rất dễ tan trong nước nên điều này sẽ giúp mức độ viêm da tiếp xúc nhẹ đi rất nhiều.
  • Khi các tổn thương đỏ, đau rát: sử dụng các thuốc làm dịu da, chống viêm như hồ nước, hồ Tetra-Pred hay các loại mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 ngày/ lần. Tuy nhiên, đây là những tổn thương khá sâu, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc. Thay vào đó, bạn nên gặp các chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và chỉ định thuốc phù hợp với mức độ viêm da.
  • Trường hợp bọng nước, bọng mủ có thể sử dụng các dung dịch chấm màu milian, castellani, nước thuốc tím pha loãng…bôi 1-2 lần/ ngày để làm dịu vùng da bị tổn thương. Sau đó, bạn nên tới các cơ sở y tế da liễu khám và điều trị thêm.

Lưu ý: Hạn chế chà xát và gãi vào vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc vùng da lành với vùng da bị viêm. Không tự ý điều trị, tránh các biến chứng nặng hơn như bội nhiễm, thậm chí để lại sẹo sâu. Nếu đã thực hiện các bước sơ cứu trên nhưng vết thương không giảm mà lan rộng hơn, hoặc xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

Trên đây là những điều cần lưu ý về loài Kiến ba khoang. Chỉ cần biết rõ các đặc điểm sinh thái của loài kiến này, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc phòng tránh Kiến ba khoang cho bản thân và gia đình của mình. Đừng chần chừ khi cần tư vấn thêm về các vấn đề da liễu, hãy gọi ngay đến số Hotline 1900 9482. Chúng tôi, với đội ngũ dược sĩ lâu năm chuyên nghiên cứu và da liễu sẽ giải đáp thắc mắc về da liễu cho bạn.

]]>
https://dizigone.vn/kien-ba-khoang-16085/feed/ 0
Côn trùng cắn bôi gì? 7 thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em https://dizigone.vn/thuoc-boi-con-trung-can-cho-tre-em-15984/ https://dizigone.vn/thuoc-boi-con-trung-can-cho-tre-em-15984/#respond Thu, 06 Oct 2022 04:08:19 +0000 https://dizigone.vn/?p=15984 Sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn là giải pháp giúp giảm sưng tấy và cảm giác ngứa ngáy cho bé mà các bà mẹ hiện nay thường xuyên dùng. Tuy nhiên, những loại thuốc gia đình bạn đang sử dụng hiện nay có thực sự an toàn và hiệu quả? Hãy cùng DIZIGONE theo dõi bài viết dưới đây để nắm được nguyên tắc xử trí vết thương do côn trùng cắn cũng như top 7 thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em hiệu quả và nhanh nhất hiện nay nhé!

thuoc-boi-con-trung-can-cho-tre-em thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em

I. Nguyên tắc xử trí tổn thương da do côn trùng cắn

Giải pháp tối ưu nhất khi bị côn trùng cắn chắc hẳn ai cũng nghĩ đến chính là bôi thuốc bôi lên vết thương để giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu do vết côn trùng cắn gây ra. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em đang được bày bán trên thị trường khiến người mua gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn. Vậy nguyên tắc xử trí tổn thương da cũng như lựa chọn thuốc cho vết bôi côn trùng cắn là gì?

Đầu tiên, cần sơ cứu – xử lý vết thương côn trùng cắn:

  • Cần bình tĩnh, nhẹ nhàng lấy ngòi độc và rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm hoặc lau bằng cồn để giảm độc tố cũng như nồng độ chất tiết của côn trùng. 
  • Lau nhẹ vết thương bằng khăn mềm, chườm đá hoặc khăn vải ướt mát lên khu vực bị đốt để giảm đau và sưng.

Bôi thuốc chống viêm, giảm sưng theo triệu chứng:

  • Nếu các vết đốt sưng tấy ít, không quá nghiêm trọng, việc chọn mua thuốc bôi là đơn giản hơn. Bạn có thể ghé các tiệm thuốc và xin ý kiến tư vấn của dược sĩ.
  • Nếu các vết đốt gây các biến chứng nghiêm trọng hơn như sưng mủ, phồng rộp, hãy lập tức liên hệ bác sĩ da liễu. Đặc biệt hơn với người già và trẻ em, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ và điều trị theo đúng đơn mà bác sĩ yêu cầu.

Cuối cùng, cần mua thuốc bôi côn trùng cắn có thành phần an toàn, phù hợp, hiệu quả cao:

  • Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em phải có xuất xứ rõ ràng, được các chuyên gia và các bác sĩ da liễu, dược sĩ khuyên dùng.
  • Thuốc phải có thành phần lành tính, không gây kích ứng với da. Với trẻ nhỏ, các bác sĩ/ dược sĩ khuyến khích sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Thuốc bôi phải không chứa các chất như paraben, chất tạo màu, mùi vị, đặc biệt là những loại thuốc có thành phần corticoid cao, nếu dùng liều dài có thể gây teo da, suy tuyến thượng thận ở trẻ nhỏ.
  • Các hoạt chất có trong thuốc phải có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, làm dịu vết ngứa do côn trùng cắn.

Lưu ý: Đối với những loài côn trùng có nọc độc như ong hay nhện độc có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ. Nếu có biểu hiện sưng đau nghiêm trọng hoặc dị ứng toàn thân, phù môi, mắt hay nổi mày đay, cần liên hệ ngay bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để có thể xử lý kịp thời.

II. 7+ thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em hiệu quả nhất

1. Thuốc bôi côn trùng cắn Muhi của Nhật Bản

Muhi là thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em đến từ thương hiệu Ikeadamohando.co – một trong những nhà sản xuất hàng đầu về dược phẩm tại Nhật Bản.

Thành Phần: Tinh dầu Bạc Hà, Long Não, Isopropyl Methylphenol, Diphenhydramine hydrochloride, Axit Acetic Ester Dexamethasone. 

  • Tinh dầu Bạc Hà, Long não: có công dụng cực kì hiệu quả trong việc giảm sưng tấy, dịu cơn ngứa.
  • Isopropyl Methylphenol: là một hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, dưỡng da, giảm vết thâm do côn trùng cắn.
  • Diphenhydramine hydrochloride: là thành phần kháng histamin lành tính, có tác dụng giảm ngứa.
  • Axit Acetic Ester Dexamethasone: hoạt chất corticoid giúp kháng viêm, giảm đau và dịu nhẹ cơn ngứa.

Công Dụng: 

  • Làm xẹp và dịu mát nhanh chóng cơn ngứa cho bé khi bị côn trùng cắn.
  • Kháng khuẩn hiệu quả, nhanh lành vết thương.
  • Giúp giảm sưng, tấy đỏ, giảm đau bằng cảm giác mát lạnh khi xoa lên vết cắn. Giúp giảm sưng tấy, không để lại vết thâm, bảo vệ làn da khỏi tác hại của muỗi đốt và côn trùng cắn tránh việc để lại sẹo.
  • Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm da cơ địa, phát ban, mề đay,…

Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Cách dùng: bôi trực tiếp đầu lăn lên vết muỗi đốt từ 2 – 3 lần/ ngày. Đối với mặt, xoa vào lòng bàn tay sau đó xoa nhẹ lên mặt.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Để xa tầm tay của trẻ
  • Tránh tiếp xúc với mắt 
  • Không trực tiếp bôi dung dịch vào mặt và vùng da bị hư hại

Giá tham khảo: 160.000 VNĐ/ 50ml.

Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em Muhi:

Ưu điểm: 

  • Sản phẩm này được đánh giá cao vì an toàn và dịu nhẹ, có thể yên tâm dùng cho trẻ nhỏ và người có làn da nhạy cảm.
  • Thiết kế đầu lăn tiện lợi, không cần dùng tay trực tiếp chà xát lên vết thương, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Chất kem lỏng, thẩm thấu nhanh giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị, thích hợp với nhiều loại vết thương như vết muỗi đốt, kiến cắn,…

Nhược điểm:

  • Hạn chế sử dụng với vết thương hở, trầy xước vì có thể gây xót.
  • Không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Thành phần corticoid có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng sản phẩm trong thời gian dài.

2. Thuốc bôi côn trùng cắn Mentholatum Remos 

Là một sản phẩm đến từ tập đoàn Mentholatum – một trong những thương hiệu dược mỹ phẩm Nhật Bản với bề dày lịch sử trên 100 năm. 

Thành Phần: Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin, Isopropyl Methylphenol, Anhydrous Ethanol, Isostearyl Alcohol, Dibutylhydroxytoluene, Butylparaben, Methylparaben, Lidocaine, Diphenhydramine.

  • Lidocaine: gây tê tại chỗ, giảm triệu chứng ngứa
  • Diphenhydramine: kháng dị ứng
  • Dipotassium: chống viêm, giảm đỏ sưng tấy
  • Isopropyl Methy Phenol: Diệt khuẩn, sát trùng, ngăn sự phát triển của vi khuẩn 

Công Dụng:

  • Xoa dịu vết ngứa do côn trùng cắn, vết chàm.
  • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong các trường hợp như: chàm, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, mề đay, nổi ban đỏ, rôm sảy.

Đối tượng sử dụng: trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Cách dùng: thoa một lượng gel vừa đủ lên vùng da bị côn trùng đốt từ 1 đến 2 lần/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng: không sử dụng trực tiếp chế phẩm lên vùng da quanh mắt, niêm mạc và vết thương hở. Hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ khi:

  • Người đổ nhiều mô hôi hoặc bị mưng mủ, sưng, viêm, chàm nặng
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Giá tham khảo: 56.000 VNĐ/ tuýp 10g

Đánh giá thuốc Remos:

Ưu điểm:

  • Dạng gel trong, tốc độ thấm nhanh, làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa và sưng tấy.
  • Hạn chế tác dụng phụ của corticoid so với các sản phẩm điều trị thông thường
  • Allantoin có trong Remos còn là hoạt chất kích thích sự phát triển của các tế bào da, giúp da nhanh chóng phục hồi như ban đầu.

Nhược điểm:

  • Có thể có các tác dụng không mong muốn khi dùng quá liều như: gây sưng ngứa, phát ban, đỏ da
  • Chỉ dùng được cho bé từ 6 tuổi trở lên

3. Kem bôi da Yoosun Rau má

Được sản xuất bởi công ty Đại Bắc, Việt Nam

Thành Phần: Chiết xuất từ rau má ( Centella Asiatica ), Vitamin E, D – Panthenol, Chlorhexidine.

  • Centella Asiatica: với các thành phần như acid madecassic, acid Asiatic có trong rau má, chúng giúp kích thích sự lên da non, nhanh làm liền các vết thương, tránh để lại sẹo.
  • Vitamin E: bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa, chống lại các tác hại của tia UV và oxy hóa.
  • D – Panthenol: giảm ngứa rát, làm mềm da.
  • Chlorhexidine: kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn.

Công Dụng:

  • Giảm mẩn ngứa, sưng tấy do muỗi, côn trùng đốt
  • Kích thích lên da non, làm lành vết thương, dưỡng ẩm cho da và làm mờ vết thâm, sẹo.

Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách dùng: Làm sạch vùng da bị côn trùng đốt,lau khô, sau đó thoa nhẹ nhàng một lượng vừa đủ kem lên vết côn trùng đốt, ngày 2 – 3 lần. Trường hợp điều trị mụn nốt nên dùng khăn cotton hoặc tăm bông tiệt trùng để bôi lên các nốt mụn.

Lưu ý khi sử dụng: không sử dụng khi dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Chỉ thoa kem trên vùng da bị tổn thương, không nên thoa lan ra các vùng lân cận vì có thể làm lây lan vi khuẩn từ vùng da bị tổn thương sang vùng da không bị mụn. Thời điểm có tác dụng nhất là dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Giá tham khảo: 20.000 VNĐ/tuýp 25g. 

Đánh giá thuốc Yoosun Rau Má:

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ, nguyên liệu từ thiên nhiên.
  • An toàn với làn da nhạy cảm, làm dịu tức thời cơn ngứa do côn trùng cắn.

Nhược điểm:

  • Sản phẩm có mùi hơi nồng, mang tính đặc trưng riêng.
  • Khả năng kháng khuẩn trung bình, chỉ dùng được với vết thương chưa nhiễm trùng.

4. Kem bôi da After Bite Advanced

Kem bôi da After Bite Advanced là sản phẩm bán chạy nhất ở Bắc Mỹ trong hàng chục năm qua của nhãn hiệu Original. 

Thành Phần: Ammonia, Glycerin, Sodium Bicarbonate, chiết xuất lô hội, dầu cây tràm. 

  • Bột Baking Soda (Sodium Bicarbonate): kháng khuẩn nhẹ và chống viêm nhiễm, giảm mẩn đỏ và ngứa da.
  • Chiết xuất lô hội: làm dịu vết cắn do côn trùng, dưỡng ẩm, kích thích quá trình tái tạo da và phục hồi vết thương.
  • Dầu cây tràm: có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Công Dụng: 

  • Bảo vệ làn da bạn khỏi tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa kích ứng da như sưng ngứa, mẩn đỏ, rát,… khi bị côn trùng cắn,
  • Làm dịu, giảm sưng đau do muỗi đốt với cả làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.

Đối tượng sử dụng: trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Cách dùng: Lăn nhẹ đầu lăn lên vị trí vết cắn 3 – 4 lần/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng: không sử dụng sản phẩm khi dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Giá tham khảo: 165.000 VNĐ/ tuýp 14ml.

Đánh giá thuốc After Bite Advanced :

Ưu điểm:

  • Thiết kế dạng bút tiện lợi, nhỏ gọn nên có thể mang đi bất cứ đâu.
  • Baking soda và công thức ammonia sẽ ngay lập tức giúp bạn ngừng ngứa và gãi.
  • Thành phần lành tính, dịu nhẹ, dùng được cho người có làn da nhạy cảm.

Nhược điểm:

  • Không hiệu quả với những vết thương bị nhiễm khuẩn nặng.

5. Kem Lucas Papaw Ointment

Lucas’ Papaw Ointment là thuốc chữa vết thương do côn trùng cắn hiệu quả, xuất xứ từ nước Úc. 

Thành Phần: Đu đủ lên men Brisbane

Công Dụng:

  • Làm lành các vết thương hở, giảm sưng tấy đỏ, ngăn ngừa mưng mủ và hình thành sẹo do côn trùng cắn.
  • Làm mềm mịn vùng da khô nứt, bong tróc, dưỡng môi, lớp lót trang điểm, giữ nếp tóc.
  • Làm dịu da mẩn đỏ, xóc dầm, phát ban, nổi sảy, trị phỏng, cháy nắng, phồng rộp da.
  • Hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm da, chàm, nứt đầu ti ở phụ nữ cho con bú.
  • Làm mờ vết thâm, sẹo do mụn.
  • Giúp trẻ em thường xuyên đeo bỉm hết bị vết xước hay hăm tã.

Đối tượng sử dụng: Trẻ em và người lớn.

Cách dùng: bôi 1 lượng kem vừa đủ lên vùng da bị côn trùng đốt 3 – 4 lần/ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

Giá tham khảo: 115.000 VNĐ/ tuýp 25g.

Đánh giá thuốc Lucas:

Ưu điểm:

  • Sử dụng cho mọi loại da, mọi độ tuổi từ trẻ em đến người già, người trưởng thành, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn đối với da nhạy cảm.
  • Kem bôi Lucas rất dịu nhẹ, không gây kích ứng hay đau xót da khi dùng.
  • Có tác dụng nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn thấp, không phù hợp với các vết thương nhiễm trùng nặng.

6. Thuốc bôi côn trùng cắn Phenergan

Thuốc Phenergan được sản xuất bởi tập đoàn Sanofi – Một trong những công ty dược phẩm đa quốc gia và là tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới của Pháp. 

Thành Phần: Phenergan

  • Phenergan: có thành phần chính là promethazin thuộc nhóm kháng Histamin giúp điều trị các triệu chứng dị ứng, giảm ngứa, gây tê tại chỗ giúp làm dịu vết cắn của côn trùng. 

Công Dụng: 

  • Là thuốc kháng histamin tại chỗ, có tính gây tê và giảm ngứa cực kỳ hiệu quả
  • Điều trị các triệu chứng ngứa, mẩn ngứa, bỏng bề mặt do côn trùng đốt, dị ứng da do tác nhân bên ngoài.

Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 2 tuổi trở lên, phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối và phụ nữ cho con bú.

Cách dùng: Rửa sạch, lau khô vùng da cần bôi. Lấy một lượng vừa đủ và bôi trực tiếp lên vết thương 3 – 4 lần/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng: trong quá trình sử dụng, cần che chắn bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời.

Giá tham khảo: 15.000 VNĐ/ tuýp.

Đánh giá thuốc Phenergan :

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ.
  • Thành phần lành tính, không gây kích ứng da.
  • Có thể phối hợp với các thuốc dùng đường uống.
  • thuốc 

Nhược điểm:

  • Không sử dụng cho các bệnh nhân bị chàm, trẻ em dưới 2 tuổi, các tổn thương da bị chảy nước hay bệnh ngoài da có nhiễm trùng.

2.7. Lăn bôi côn trùng cắn cho bé Chicco

Lăn bôi côn trùng cắn cho bé Chicco có xuất xứ từ Ý.

Thành Phần: 

  • Zanthoxylum (chiết xuất từ cây hoa tiêu): có tác dụng làm dịu vết côn trùng đốt nhanh chóng, giảm tình trạng kích ứng da.

Công Dụng:

  • Làm dịu cơn ngứa và vùng da bị đốt.
  • Giúp vết côn trùng đốt không bị đỏ, sưng tấy.
  • Thúc đẩy lành da, tránh để lại sẹo.

Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Cách dùng: Làm sạch vết thương, lau khô, sau đó thoa trực tiếp lăn lên vùng da bị tổn thương, ngày 3 lần. Dùng ngay sau khi bị côn trùng đốt để đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu ý khi sử dụng: Không được dùng sản phẩm trên vết thương hở, tránh để dính lên mắt, miệng.

Giá tham khảo: 259.000 VNĐ/tuýp

Đánh giá thuốc Lăn bôi côn trùng cắn Chicco:

Ưu điểm:

  • Thành phần lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho cả trẻ sơ sinh và mẹ bầu.
  • Thiết kế đầu lăn tiện lợi, nhỏ gọn, dễ dàng lăn thuốc đều trên các vùng da bị đốt, chích.
  • Lăn bôi giúp làm dịu da nhanh chóng, không gây nhờn rít.

Nhược điểm: 

  • Chỉ có tác dụng trong vài giờ, cần sử dụng lại khi cần.
  • Giá thành cao so với các sản phẩm cùng loại.

III. Lưu ý khi dùng thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em tại nhà 

1. Khi vết thương sưng mủ, chảy dịch

  • Cần sát trùng vết cắn bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
  • Lựa chọn các sản phẩm sát trùng lành tính, tránh gây đau xót khó chịu.

2. Cần đến ngay cơ sở y tế nếu 

  • Dị ứng toàn thân, phù môi, mắt hay nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt hay sốc phản vệ.
  • Bị sưng đau nghiêm trọng khiến không thể đi lại hoặc ngủ được.
  • Vết sưng trầm trọng hơn sau 1 ngày bị cắn hoặc vết cắn xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng.

IV. Dizigone – giải pháp xử trí tổn thương do côn trùng cắn không dùng thuốc 

Hiện nay, việc hỗ trợ các vết thương nhỏ không cần dùng đến thuốc đang là nhu cầu lớn của các bà mẹ có con nhỏ. Hiểu được điều này, Dizigone đã cho ra đời dung dịch kháng khuẩn, chống viêm cùng kem giúp giảm viêm ngứa. Bộ sản phẩm này đã và đang nhận được những phản hồi rất tốt khi sử dụng.

dizigone 300ml + baby

Là sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE – sản phẩm kháng khuẩn không gây đau xót cực kì phù hợp cho việc sát trùng các vết thương nhẹ do côn trùng đốt. Công nghệ này đã và đang được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhờ vào các ưu điểm vượt trội như:

  • Phổ tác dụng rộng
  • Hiệu quả nhanh, không gây đau xót
  • Hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương,… 

Việc dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone lau rửa vùng da bị côn trùng cắn là bước làm vô cùng cần thiết khi vết côn trùng cắn sưng và đau nhiều. Khi có biểu hiện xước da, nhiễm trùng, mưng mủ hoặc chảy dịch, kem Dizigone sẽ giúp chống viêm nhiễm, loại bỏ mủ dịch. Một khi sử dụng kết hợp giữa kem bôi ngoài da Dizigone Nano Bạc và dung dịch kháng khuẩn này, vùng da tổn thương sẽ được cung cấp dưỡng chất và độ ẩm nhanh chóng. Da của bạn sẽ phục hồi và tái tạo nhanh hơn, ngăn ngừa thâm sẹo mà không cần sự can thiệp của thuốc. 

Trên đây là những kiến thức về nguyên tắc lựa chọn thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em và top 7 loại thuốc được các bác sĩ/ dược sĩ chuyên da khuyên dùng với công dụng và hiệu quả điều trị cực kì cao. Hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất khi trẻ nhỏ và người thân trong gia đình vô tình bị côn trùng cắn. Nếu bạn có thắc mắc gì về cách điều trị cũng như phòng ngừa các vết do côn trùng cắn, hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn nhanh nhất.

 

]]>
https://dizigone.vn/thuoc-boi-con-trung-can-cho-tre-em-15984/feed/ 0
Vảy nến là gì? 7 thông tin khoa học bạn cần biết https://dizigone.vn/vay-nen-15920/ https://dizigone.vn/vay-nen-15920/#respond Tue, 13 Sep 2022 07:20:56 +0000 https://dizigone.vn/?p=15920 Bệnh vảy nến đang là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe khiến nhiều người chủ quan khi điều trị. Nếu xử lý sai cách, vảy nến có thể gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn đã nhận biết được các dấu hiệu vảy nến hay chưa? Cách điều trị bệnh vảy nến như thế nào hiệu quả và không để lại biến chứng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 7 thông tin khoa học về bệnh vảy nến trong bài viết dưới đây.

vay-nen vảy nến

1. Vảy nến là gì? 

Vảy nến hay Psoriasis là một bệnh ngoài da mạn tính thường tiến triển theo từng đợt. Bệnh xảy ra khi quá trình sản xuất các tế bào ở lớp thượng bì diễn ra nhanh hơn bình thường. Những người mắc bệnh vảy nến sẽ có vòng đời da diễn ra trong khoảng vài ngày. Khi đó, lớp da sẽ đóng vảy, sần sùi và bong tróc rất nhanh. Bên cạnh đó, vùng da vẩy nến rất dễ bị viêm, sưng tấy và ngứa rát khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. 

Ngoài tổn thương da thì bệnh vảy nến có thể gây tổn thương niêm mạc, móng và các khớp xương. Các vị trí hay xuất hiện vảy nến là da dầu, da mặt, đầu gối, khuỷu tay và lưng. Trong một số trường hợp, bệnh vảy nến có thể gặp ở miệng và bộ phận sinh dục. 

Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở người trưởng thành dưới 35 tuổi hoặc người già trên 60 tuổi. Các đối tượng có nguy cơ cao bị vảy nến gồm có: người nghiện rượu, thuốc lá, nhiễm trùng da.

Vảy nến có thể kéo dài vài tuần tới vài tháng. Sau đó, các triệu chứng sẽ thuyên giảm tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Các phác đồ điều trị chủ yếu tập trung giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa tái phát vảy nến.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến 

Để chủ động phát hiện sớm và điều trị vảy nến đúng cách, người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh. Mỗi người sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân bị vảy nến sẽ có những dấu hiệu phổ biến sau đây:

  • Xuất hiện các mảng da màu đỏ, bề mặt nổi cộm và có nhiều vảy màu trắng ở vị trí như quanh da đầu, khuỷu tay, móng, khớp gối,…
  • Da khô, sần sùi, dễ nứt nẻ gây chảy máu, đau đớn.
  • Vùng da tổn thương nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu. Nếu vảy nến ở khớp có thể gây đau hoặc vảy nến ở móng khiến móng dày hơn. 

Bệnh vảy nến có rất nhiều thể khác nhau với mỗi triệu chứng điển hình. Bạn có thể gặp ít nhất là 8 dạng vảy nến dưới đây:

  • Vảy nến mảng: là dạng phổ biến nhất cũng là dạng vảy nến nhẹ. Biểu hiện chủ yếu là các nốt sẩn đỏ có rất nhiều vảy da dày màu trắng đang bong tróc. 
  • Vảy nến mụn mủ: xuất hiện nhiều mụn mủ nằm ẩn trong các mảng da đỏ ở tay và chân. Nếu không xử lý ngay, da bị vảy nến rất dễ bị nhiễm trùng
  • Vảy nến thể giọt: tổn thương có thể xuất hiện ở khắp cơ thể với hình dạng giống giọt nước. Dạng vảy nến này thường gặp ở trẻ em sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Viêm khớp vảy nến: xảy ra ở các khớp khuỷu tay, đầu gối, khớp ngón tay, ngón chân. Vảy nến ở khớp rất dễ gây đau khớp khi di chuyển và có thể gây thoái hóa khớp.
  • Vảy nến móng tay, móng chân: móng ngày càng dày hơn và xuất hiện một vài lỗ nhỏ làm mất thẩm mỹ móng. Để lâu ngày, móng có thể ngả vàng, mủn và dễ gãy. 
  • Vảy nến da đầu: thường chỉ xuất hiện rìa ngoài da đầu với dấu hiệu đặc trưng là các mảng da dày màu trắng giống như mảng gàu. Vảy nến da dầu rất dễ gây rụng tóc, thậm chí gây hói đầu nghiêm trọng.
  • Vảy nến đảo ngược (vảy nến nếp gấp): chủ yếu gặp ở vùng da nếp gấp như nách, mông, háng. Những người bị bệnh béo phì thường có nguy cơ cao mắc vảy nến đảo ngược.
  • Vẩy nến toàn thân: da xuất hiện ban đỏ, nóng rát và ngứa dữ dội. Sau đó, da bị khô và bong tróc rất nhanh.

3. Nguyên nhân & yếu tố nguy cơ gây bệnh vẩy nến

3.1. Nguyên nhân 

Hiện nay, các nhà khoa học chưa biết chính xác căn nguyên của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân dẫn tới bệnh vảy nến có liên quan tới di truyền và các rối loạn hệ thống miễn dịch, cụ thể:

  • Do di truyền: có thể do sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn tới khởi phát bệnh vảy nến. Nếu trong gia đình có người bị vảy nến thì nguy cơ mắc vảy nến sẽ cao hơn.
  • Do rối loạn hệ miễn dịch: xảy ra khi các tế bào miễn dịch Lympho T nhận nhầm các tế bào da là các dị nguyên. Khi đó, tế bào miễn dịch sẽ tấn công tế bào da lành khiến da bong tróc nhanh hơn. 

3.2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Ngoài rối loạn miễn dịch và di truyền thì một số yếu tố nguy cơ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến như:

  • Nhiễm trùng da do chấn thương, vết trầy xước ngoài da,… hoặc bệnh khởi phát sau khi bị viêm họng do sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus.
  • Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài.
  • Rối loạn nội tiết tố: bệnh vảy nến có thể bùng phát mạnh hơn khi nội tiết tố bị rối loạn. 
  • Rối loạn chuyển hóa da: quá trình sản sinh tế bào da ở người bị vảy nến diễn ra nhanh hơn nhiều lần so với bình thường dẫn tới tạo nhiều tế bào sừng. 
  • Thời tiết: thường xuất hiện khi thời tiết lạnh và khô hoặc do cháy nắng. 
  • Suy giảm hệ miễn dịch: hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hoặc hội chứng HIV/AIDS.
  • Do dùng thuốc: thuốc điều trị tăng huyết áp, corticoid, thuốc điều trị sốt rét chloroquine, lithium, indomethacin, terbinafine và alpha- interferon,…
  • Nghiện rượu, thuốc lá.
  • Rối loạn chuyển hóa: thừa cân, béo phì.
  • Tiếp xúc với hóa chất: sữa tắm, bột giặt, mỹ phẩm có chứa một số chất dễ gây kích ứng da như natri laurylsulfat,… làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

4. Chẩn đoán bệnh vảy nến

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Để chẩn đoán bệnh vảy nến, bác sĩ có thể dựa vào các đặc điểm ở da, da đầu, móng và khớp của bệnh nhân.

Thương tổn da có biểu hiện rát đỏ phân biệt rõ ràng với vùng da lành. Bên trên da có phủ rất nhiều vảy trắng. Khi cạo vảy theo phương pháp Brocq, bạn sẽ thấy các lớp vảy mỏng xếp chồng lên nhau màu trắng đục. Lớp da cuối cùng có bề mặt đỏ, nhẵn bóng và có các hạt sương máu.

Nếu vảy nến xuất hiện ở mỏng thường xuất hiện nhiều chấm lõm ở móng hoặc các đường vân ngang. Móng trắng hoặc ngả vàng, dễ bị bong. Với tổn thương ở khớp, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn, nhất là khi vận động. 

4.2. Sinh thiết mô

Nếu các dấu hiệu nhận biết chưa rõ ràng, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết mô để chẩn đoán chính xác bệnh vảy nến. Mẫu để sinh thiết thường là một mảng da nhỏ có dấu hiệu đỏ rát và đóng vảy nhiều.

Đặc điểm mô học của vảy nến là lớp sừng dày giống á sừng, mất đi lớp hạt, tăng số lượng gai và thâm nhiễm viêm. Trong khi đó, lớp tế bào đáy tăng sinh rất nhanh, có thể có tới 3 – 4 hàng tế bào.

Trường hợp vảy nến thể mủ, bạn có thể cần làm xét nghiệm định lượng nồng độ canxi trong máu. Bạn có thể dựa vào xét nghiệm ASLO hay nuôi cấy vi khuẩn (ngoáy họng lấy dịch) nếu nghi ngờ mắc vảy nến thể giọt.

5. Chăm sóc & điều trị bệnh vảy nến 

Để bệnh vảy nến nhanh khỏi và không tái phát nhiều lần, bạn cần tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Loại bỏ vùng da đóng vảy và ức chế quá trình phát triển nhanh của các tế bào da.
  • Giữ vệ sinh da nhằm hạn chế nhiễm trùng và dưỡng ẩm làm dịu da.

Hiện nay, bệnh vảy nến chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các biện pháp cũng như thuốc sử dụng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn cần kết hợp các biện pháp để cải thiện nhanh tình trạng bệnh và hạn chế ảnh hưởng của vảy nến tới cuộc sống hàng ngày. Sau đây là các biện pháp bạn có thể sử dụng để kiểm soát bệnh vảy nến:

5.1. Chăm sóc tổn thương vảy nến

Để chăm sóc tổn thương vảy nến hiệu quả và tránh để lại biến chứng, bước đầu tiên bạn cần thực hiện là vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn và dưỡng ẩm da hàng ngày.

Việc làm sạch da bằng dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm. Các loại thuốc sát trùng thông dụng như cồn y tế, nước oxy già hay povidone có nhược điểm là gây đau xót và tổn thương tế bào mới, làm chậm quá trình tái tạo da. Vì vậy, bạn không nên sử dụng các dung dịch này trên các vùng da vảy nến. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone. Đây là dung dịch kháng khuẩn thế hệ mới sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE với cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên. Do đó, sản phẩm có ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm khác như:

  • Tác dụng kháng khuẩn mạnh: tiêu diệt 99,9 % vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh ngoài da.
  • Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây tiếp xúc.
  • An toàn, không gây đau xót, không gây kích ứng da.
  • Không làm tổn thương mô hạt và nguyên bào sợi nên không cản trở quá trình phục hồi tổn thương.
  • Dung dịch không màu, không gây đề kháng. 

Sau khi làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn, bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm. Việc bổ sung độ ẩm cần thiết sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Đối với bệnh vảy nến, bạn nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên như kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc. Ngoài thành phần nano bạc có tác dụng kháng khuẩn thì kem Dizigone còn chứa các chiết xuất tự nhiên từ lô hội, tràm trà, cúc la mã, panthenol,… an toàn, lành tính, không gây hại tới da. 

dizigone

Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone:

  • Ngâm, xịt, rửa vùng da vảy nến với dung dịch kháng khuẩn Dizigone, giữ nguyên tối thiểu 30 giây.
  • Thoa kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc lên vùng da tổn thương.
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

5.2. Điều trị vảy nến bằng thuốc bôi tại chỗ 

Điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ là phương pháp phổ biến trong trường hợp vảy nến mức độ nhẹ hoặc trung bình. Các thuốc bôi thường được sử dụng bao gồm:

  • Dithranol, anthralin: có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào da. Thuốc giúp loại bỏ lớp vảy tróc ra và giúp da trở lên mịn màng hơn. Kem bôi thường sử dụng 1 lần/ngày trong thời gian điều trị và duy trì hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh vảy nến. Thuốc hiệu quả với vảy nến thể mảng với số lượng tổn thương nhỏ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da, ngứa và làm ố quần áo. Bạn không nên sử dụng thuốc trên mặt hoặc bộ phận sinh dục. 
  • Corticoid: có khả năng chống viêm, chống dị ứng mạnh nên có thể giảm nhanh các triệu chứng vảy nến. Thuốc có thể ở dạng kem bôi, gel, thuốc xịt và dầu gội đầu. Corticoid bôi tại chỗ từ 1 – 2 lần/ngày trong các đợt điều trị khoảng thời gian từ 20 – 30 ngày. Nếu sử dụng dài ngày hoặc trên vùng da rộng có thể gây mẩn ngứa, nổi mề đay, teo da, rạn da hoặc nổi mụn trứng cá. 
  • Retinoid: dẫn xuất của vitamin A có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với corticoid để điều trị vảy nến thể mảng. Chất hay được sử dụng nhất là Tazarotene sử dụng ở dạng gel hoặc kem bôi ngày 1 – 2 lần. Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Tác dụng phụ thường gặp nhất là kích ứng da và tăng tính nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. 
  • Thuốc mỡ Salicylic: có tác dụng bong vảy, bạt sừng, loại bỏ lớp da vảy nến. Thuốc có khả năng chống viêm nhẹ nên chỉ sử dụng trong trường hợp vảy nến thể nhẹ đến trung bình. Để tăng tác dụng chống viêm, salicylic thường kết hợp cùng corticoid bôi 1 – 2 lần/ngày. Khi dùng thuốc, bạn có thể bị kích ứng da, nhất là khi bôi toàn thân có thể gây độc. 
  • Calcipotriol: là một dẫn xuất của vitamin D dùng điều trị bệnh vảy nến thông thường. Thuốc được sử dụng 2 lần/ngày, tối đa không quá 100mg/tuần và bôi ở diện tích nhỏ. Thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào và thường kết hợp cùng corticoid để tăng hiệu quả điều trị. 
  • Kẽm oxid: có công dụng làm dịu da, giảm kích ứng, hay kết hợp cùng các chất có tác dụng bong sừng như acid salicylic. 

5.3. Điều trị vảy nến bằng thuốc uống

Điều trị vảy nến bằng thuốc uống có tác dụng toàn thân được áp dụng khi thuốc bôi ngoài da không cải thiện được tình trạng bệnh. Các loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Methotrexat: có tác dụng làm chậm chuyển hóa do ức chế quá trình khử acid folic, hạn chế tổng hợp acid nucleic và acid amin ở tế bào. Thuốc có tác dụng điều trị vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến mụn mủ. Liều thông thường là 7,5mg/tuần chia 3 lần cách nhau 12 giờ. Ngoài ra, methotrexat có thể được tiêm bắp 1 liều 10ml/tuần. Thuốc có ảnh hưởng tới gan nên bạn cần theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc kéo dài.
  • Acitretin: dẫn xuất của vitamin A có tác dụng kiểm soát quá trình sừng hóa. Thuốc được ưu tiên chỉ định trong trường hợp vảy nến nặng với liều dùng khởi đầu là 25mg/ngày. Sau thời gian điều trị từ 1 – 2 tuần, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều tùy vào đáp ứng thuốc của bệnh nhân cho phù hợp.
  • Cyclosporine: là thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch được dùng khi bệnh vảy nến nặng hơn. Liều dùng từ 2,5 – 5mg/kg/ngày, điều trị trong khoảng 6 tuần. Sau khoảng thời gian sử dụng này, nếu thuốc không hiệu quả bạn cần báo với bác sĩ để ngừng thuốc. 

Các thuốc trên là thuốc khá độc do có thể gây quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu. Vì vậy, bạn cần uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc corticoid: là thuốc kháng viêm, kháng dị ứng mạnh nên cần cân nhắc sử dụng khi thật sự cần thiết. Bạn không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì thuốc có nhiều tác dụng phụ như đỏ da, mỏng da, teo da
  • Thuốc sinh học (biotherapy): ustekinumab ức chế IL – 12. IL – 23, infliximab, secukinumab,…
  • Retinoid: dẫn xuất của vitamin A có tác dụng lên các tế bào keratin. Từ đó, thuốc làm chậm quá trình sản xuất tế bào da và điều hòa quá trình tái tạo da. Thuốc chỉ định trong trường hợp: vảy nến toàn thân, vảy nến viêm khớp, vảy nến mụn mủ. 

Ngoài các thuốc trên, người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc khác như:

  • Thuốc an thần giúp giảm cảm giác lo âu, căng thẳng.
  • Bổ sung viên uống chứa vitamin A, vitamin C, B12, biotin.
  • Thuốc kháng histamin trong trường hợp da nổi mẩn, ngứa nhiều.

5.4. Điều trị vảy nến bằng liệu pháp ánh sáng

Đối với trường hợp vảy nến mức độ trung bình đến nặng không đáp ứng với các thuốc bôi tại chỗ thì bệnh nhân có thể được lựa chọn sử dụng phương pháp quang trị liệu hay liệu pháp ánh sáng.

Đặc điểm của phương pháp là sử dụng tia UVA, UVB hoặc tia laser để điều trị vảy nến. Các tia này sẽ tấn công vào da làm giảm số lượng các tế bào lympho T và ức chế tổng hợp ADN. Từ đó, phương pháp này giúp giảm nguy cơ sừng hóa và tróc vảy da. Cụ thể các thông số cần lưu ý trong phương pháp này:

  • Tia UVA : bước sóng từ (320 – 400nm) chiếu 3 lần/tuần hoặc 2 ngày 1 lần.
  • Tia UVB: bước sóng 311 hoặc UVB – Narrow Band.
  • PUVA (Psoralen kết hợp UVA) trong đó psoralen là thuốc cảm ứng ánh sáng. 

Liệu pháp ánh sáng tương đối an toàn và ít độc hại cũng như số lần thực hiện ít hơn so với việc dùng thuốc liên tục. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, ngứa và mẩn đỏ, đôi khi là nổi mụn nước trên da. Do sử dụng ánh sáng mặt trời nên trong thời gian điều trị bạn có thể cảm thấy thay đổi màu sắc da. Vì vậy, sau khi điều trị, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm đều màu da, cải thiện sắc tố da.

5.5. Điều trị vảy nến bằng phương pháp thiên nhiên

Các biện pháp thiên nhiên thường được kết hợp với điều trị bằng thuốc để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh vảy nến. Bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:

  • Gel lô hội: giảm nóng rát, mẩn đỏ da, ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, gel lô hội cũng giúp dưỡng ẩm, giảm tình trạng da khô, bong tróc vảy trắng. 
  • Dầu gội dược liệu và lá tắm thảo dược: giúp bệnh nhân giảm mẩn ngứa trên da và tránh việc da phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng da. Bạn có thể sử dụng lá trầu không, sả chanh, mần trầu, lá khế,…. làm nước tắm gội hàng ngày.
  • Tinh dầu: là liệu pháp điều trị bằng hương thơm giúp giảm căng thẳng lo âu. Từ đó, bệnh nhân cảm thấy thoải mái, thư giãn, hạn chế vảy nến bùng phát mạnh mẽ.
  • Bổ sung dầu cá: thường kết hợp với liệu pháp ánh sáng sử dụng tia UVB. Dùng dầu cá uống và bôi ngoài da có thể giảm tình trạng bong tróc vảy. 

6. Mức độ nguy hiểm & biến chứng bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ giai đoạn thanh thiếu niên. Do có rất nhiều dạng vảy nến khác nhau nên mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng khác nhau. 

Tuy nhiên, hầu hết các thể vảy nến thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe. Mặc dù vậy, nếu không xử lý đúng cách, bệnh có thể dai dẳng, lâu khỏi và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh sau đây:

  • Chàm hóa và lichen hóa da, nhiễm trùng da.
  • Vảy nến khớp gây đau khớp, viêm khớp và biến dạng khớp, nhất là cột sống.
  • Bệnh về mắt: viêm kết mạc, viêm bờ mi và viêm màng bồ đào.
  • Bệnh tim mạch: huyết áp cao.
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2.
  • Bệnh tự miễn: celiac, xơ cứng hoặc viêm ruột (Crohn).
  • Rối loạn âu lo, trầm cảm, mất ngủ.

7. Dự phòng bệnh vảy nến

Nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh vảy nến rất dễ tái phát. Để hạn chế tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, bạn cần áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, uống đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian, không tự ý bỏ thuốc khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Vệ sinh da hàng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone với tổn thương vảy nến ngoài da sẽ giúp phòng tránh nhiễm khuẩn da, nhất là tình trạng vảy nến mụn mủ. Bạn không nên tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng vì có thể khiến bệnh nặng hơn. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc hàng ngày để tránh da bị khô, bong tróc nhiều. Ngoài ra, bôi kem dưỡng ẩm còn giúp làm dịu da, giảm ngứa, hạn chế việc cào gãi gây tổn thương da.
  • Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, lo âu quá mức.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng chế độ ăn nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và nguồn đạm thực vật. Ngoài ra, bạn cần chú ý bổ sung acid folic và omega 3, vitamin E, collagen giúp da săn chắc, khỏe mạnh hơn.  
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội,…
  • Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể và hạn chế da thiếu ẩm.  

Nếu bạn thấy có biểu hiện nhiễm khuẩn da kèm theo triệu chứng sốt cao, đau nhức toàn thân hoặc tổn thương bị đỏ rát, sưng tấy thì hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng cách điều trị. 

Kết luận

Mặc dù bệnh vảy nến không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị để tránh bệnh kéo dài và để lại biến chứng. Trong đó, bạn cần nhớ vệ sinh da và dưỡng ẩm da hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để bệnh mau khỏi. Nếu có thắc mắc về cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả tại nhà, bạn vui lòng gọi tới số Hotline 1900 9482 để được dược sĩ chuyên môn của Dizigone tư vấn chi tiết.

]]>
https://dizigone.vn/vay-nen-15920/feed/ 0
Tại sao sau xăm môi dễ bị mụn nước? Cách phòng ngừa và xử trí tại nhà https://dizigone.vn/mun-nuoc-khi-xam-moi-14310/ https://dizigone.vn/mun-nuoc-khi-xam-moi-14310/#respond Sun, 06 Mar 2022 05:52:00 +0000 https://dizigone.vn/?p=14310 Xăm môi là một trong những biện pháp làm đẹp của phái nữ, giúp môi thêm căng bóng, hồng hào, tươi tắn hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng nổi mụn nước sau xăm môi. Nếu không được xử lý kịp thời, các tổn thương này sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng mụn nước khi xăm môi cũng như cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả tại nhà.

mun-nuoc-khi-xam-moi mụn nước khi xăm môi

I. Nguyên nhân nổi mụn nước sau khi xăm môi 

Xăm môi là kỹ thuật đưa màu mực vào lớp thượng bì môi thông qua dụng cụ phun xăm có gắn đầu kim siêu nhỏ. Theo nguyên lý trên, việc xăm môi chỉ tác động một cách nhẹ nhàng lên lớp thượng bì của môi. Công nghệ này không xâm lấn, không gây thương tổn đến bất kỳ bộ phận khác. Việc nổi mụn nước sau khi xăm môi là do sự sinh sôi và phát triển của loại virus Herpes simplex-1 gây ra. Những yếu tố làm gia tăng sự phát triển mạnh mẽ của loại virus này đó là:

1. Công nghệ xăm môi lạc hậu

Hiện nay, rất nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng công nghệ xăm môi lạc hậu với đầu kim to. Điều này vô tình tác động sâu vào lớp biểu bì khiến môi bị tổn thương. Môi bạn có thể bị sưng, viêm và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, công nghệ xăm môi còn thủ công, tự điều chỉnh bằng tay. Cách làm này có độ chính xác không cao, dễ gây tổn thương và xuất hiện các nốt mụn nước sau khi xăm môi.

2. Dụng cụ xăm môi không được vô trùng

Người thực hiện kĩ thuật xăm môi cần vệ sinh tay sạch sẽ, đeo găng tay y tế. Dụng cụ xăm môi cần được sát trùng ngay trước khi thực hiện cho khách hàng để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi sinh vật có hại từ dụng cụ vào các tế bào ở môi. Công đoạn khử trùng dụng cụ xăm môi không được thực hiện đúng cách, chỉ qua loa, đại khái có thể gây ra tình trạng nổi mụn nước, nhiễm trùng môi. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm giữa các khách hàng với nhau.

mun-nuoc-khi-xam-moi mụn nước khi xăm môi

Dụng cụ xăm môi cần được sát trùng trước khi sử dụng

3. Mực xăm kém chất lượng

Mực xăm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến màu môi lên không chuẩn, ảnh hưởng đến kết quả xăm môi. Hơn nữa, việc không kiểm soát kỹ lưỡng chất lượng, nguy cơ xuất hiện nhiều tạp chất lạ trong mực xăm sẽ làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn, nguy cơ xuất hiện mụn nước, sưng viêm sau khi xăm môi.

Mực xăm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sẽ khiến:

  • Màu môi lên không chuẩn, ảnh hưởng đến kết quả xăm môi.
  • Mực xăm chứa nhiều tạp chất lạ gây ra tình trạng mụn nước, sưng viêm sau khi xăm môi.

4. Thói quen không tốt sau xăm môi

Một số thói quen vô tình là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện các nốt mụn nước sau xăm môi:

  • Vệ sinh môi không sạch sẽ: Sau khi xăm môi, vùng da và niêm mạc ở môi rất dễ bị tổn thương, bị mầm bệnh bên ngoài tấn công. Nếu vệ sinh môi không sạch sẽ, đặc biệt sau khi ăn uống xong, tác nhân nhiễm khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra các tình trạng như mụn nước, nhiễm trùng, mưng mủ…
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Ngay sau khi xăm môi, bạn không nên ăn các thực phẩm như: rau muống, xôi nếp, hải sản,… Chúng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mưng mủ, kích ứng, khiến môi bị thâm. Bên cạnh đó, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác cũng cần được loại bỏ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như bờ môi mới xăm của bạn.
  • Thường xuyên sờ tay lên môi là hành động gián tiếp đưa vi khuẩn ở tay tiếp xúc với môi, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

mun-nuoc-khi-xam-moi mụn nước khi xăm môi

II. Mụn nước sau khi xăm môi bao lâu thì khỏi?

Về bản chất, các mụn nước sau khi xăm môi là do sự phát triển nhanh chóng của virus Herpes. Vì vậy, nếu có chế độ chăm sóc và dùng thuốc phù hợp, bạn có thể xử lý triệt để tình trạng này sau 7-10 ngày. Một số người nghĩ rằng việc nổi mụn nước sau khi xăm môi là biểu hiện bình thường. Từ đó dẫn tới việc họ chủ quan, không chăm sóc cẩn thận, làm mụn nước này lan rộng, nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây hủy hoại tế bào môi.

III. Cách xử trí và phòng ngừa mụn nước khi xăm môi

1. Cách xử trí mụn nước khi xăm môi

1.1. Tiêu diệt virus herpes – nguyên nhân gây mụn nước

Bước 1: Vệ sinh môi sạch sẽ bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Vệ sinh môi là bước chăm sóc cực kỳ quan trọng để tiêu diệt mầm bệnh gây viêm nhiễm, nổi mụn nước trên môi. Đồng thời, đây cũng là giải pháp loại bỏ mủ dịch, màng vảy tiết, tế bào chế (nếu có) trên bề mặt tổn thương môi sau khi thực hiện thủ thuật xăm màu.

Để việc vệ sinh môi đạt hiệu quả tối ưu, dung dịch kháng khuẩn Dizigone là lựa chọn hàng đầu. Dizigone là dung dịch kháng khuẩn thế hệ mới, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE Châu Âu. Với thành phần chính là những hoạt chất kháng khuẩn mạnh từ chính hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, Dizigone phát huy tác dụng nhanh chóng với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Tiêu diệt 100% mầm bệnh gây viêm nhiễm CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY (chứng nhận tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ)
  • Kích thích tổn thương phục hồi, tái tạo tự nhiên.
  • Không gây xót, kích ứng da và niêm mạc như cồn, oxy già
  • An toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng sử dụng.

Khi sử dụng Dizigone, các mụn nước trên môi sẽ khô và xẹp đi nhanh chóng chỉ sau 1-3 ngày sử dụng. Nhờ được kiểm soát nhiễm khuẩn, tổn thương phục hồi, tái tạo mà không để lại thâm, sẹo.

dizigone

Cách sử dụng: Dùng bông thấm dung dịch kháng khuẩn Dizigone bôi lên vùng da môi cần sát khuẩn, làm sạch. Bạn nên thực hiện 4-5 lần/ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn và trước khi bôi thuốc để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Bước 2: Sử dụng thuốc kháng virus acyclovir

Acyclovir là loại thuốc có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus herpes. Thông qua enzyme thymidine kinase, acyclovir được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính acyclovir triphosphat. Từ đó, nó ức chế tổng hợp DNA và quá trình nhân lên của virus. Nhờ vậy, nó giúp tiêu diệt virus gây bệnh hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chuyển hóa của tế bào bình thường.

Cách sử dụng:

  • Đảm bảo vùng môi bị mụn nước đã được rửa sạch bằng dung dịch Dizigone.
  • Dùng tăm bông y tế lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên các nốt mụn vừa làm sạch.
  • Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu triệu chứng không được cải thiện, bạn cần thăm khám tại các cơ sở da liễu để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.

1.2. Những điều cần lưu ý khi xử lý mụn nước sau xăm môi

Song song với việc sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn, diệt virus phù hợp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Không để môi tiếp xúc với nước trong vòng 1-2 ngày đầu sau khi xăm.
  • Không chạm tay lên môi, dùng tay bóc vảy môi mà hãy để chúng bong ra một cách tự nhiên.
  • Che chắn môi cẩn thận khi đi ra ngoài đường.
  • Không nên trang điểm, dùng son khi môi chưa lành hẳn.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ nước, trái cây, rau xanh mỗi ngày qua chế độ ăn uống. Các vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi, đẩy nhanh quá trình lành thương có nhiều trong các nhóm thực phẩm như:

  • Sữa, sữa chua: giàu acid lactic, hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm tình trạng sưng đỏ sau khi xăm môi.
  • Cà rốt chứa nhiều vitamin A, K, B6, biotin, kali giúp tăng sinh hồng cầu, khiến môi lên màu đẹp hơn.
  • Dứa, cam, bưởi: chứa nhiều vitamin C là chất chống oxy hóa, giúp lành thương, kích thích quá trình hồi phục và tái tạo da.

mun-nuoc-khi-xam-moi mụn nước khi xăm môi

2. Cách phòng ngừa mụn nước khi xăm môi

Để phòng ngừa tối đa nguy cơ xuất hiện mụn nước sau khi xăm môi, bạn cần:

  • Tìm hiểu thật kỹ càng để lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín. Tránh tình trạng mọi người đổ xô đến các cơ sở xăm môi giá rẻ, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bản thân.
  • Sau khi xăm môi, bạn không nên chủ quan, cần theo dõi để phát hiện và xử lý các triệu chứng bất thường, tránh tình trạng môi bị nhiễm trùng nặng, có thể gây hoại tử môi.
  • Thực hiện các bước vệ sinh môi sạch sẽ hằng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone, đặc biệt sau các bữa ăn.
  • Cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi giúp môi thêm mềm mại, giảm sưng đau. Một số sản phẩm dưỡng ẩm phổ biến cho môi như: Vaselin, Dizigone Nano Bạc,….

>>> Xem ngay: Dizigone Nano Bạc – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

IV. Cách kiêng cữ sau khi xăm môi

1. Kiêng ăn gì sau khi xăm môi?

  • Rau muống gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sắc tố môi, khiến môi không đều màu. Vì vậy bạn nên tránh ăn rau muống cho đến khi môi lành hẳn.
  • Đồ nếp như xôi, bánh chưng làm tăng nguy cơ sưng môi sau xăm. Bạn không nên ăn chúng trong vòng 1 tháng đầu khi xăm môi về.
  • Các loại thịt gà, thịt bò, thịt vịt làm tăng nguy cơ bị thâm môi và xuất hiện sẹo sau xăm, môi không được đều màu. Vì vậy, chị em nên tránh các loại thịt này trong vòng 1-2 tuần đầu sau xăm.
  • Hải sản có thể làm tăng nguy cơ gây dị ứng, ngứa ngáy, khiến môi dễ bị kích ứng. Hậu quả là sẽ làm chậm quá trình hồi phục sau xăm. Bạn nên tránh ăn hải sản trong vòng 1 tháng.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Thậm chí chúng còn gia tăng thêm tình trạng kích ứng cho môi.
  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, café cản trở quá trình hồi phục, khiến môi khó lên màu sau xăm.
  • Không nên ăn đồ chứa nhiều muối, có thể gây xót, chậm làm lành vết thương tại vị trí xăm.

2. Kiêng làm gì sau khi xăm môi?

  • Không nên chạm tay vào môi.
  • Không tự ý bóc da môi, hãy để chúng bong ra một cách tự nhiên.
  • Không sử dụng bất kỳ đồ trang điểm cho môi khi chưa lành hẳn.
  • Không thức khuya, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả đôi môi vừa mới xăm về.
  • Không nên hôn môi cho đến khi môi chưa thực sự khỏe mạnh trở lại.

Xăm môi giúp chị em phụ nữ sở hữu được đôi môi luôn rạng ngời, kể cả khi không trang điểm. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc xăm môi, chị em cần tìm hiểu và lựa chọn cơ sở thẩm mỹ chất lượng, uy tín để hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện những tác dụng không mong muốn xảy ra. Mọi thông tin khác cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các chuyên gia y tế giải đáp cụ thể.

]]>
https://dizigone.vn/mun-nuoc-khi-xam-moi-14310/feed/ 0
5 bệnh thường gặp gây mụn nước ở mặt và cách xử lý an toàn https://dizigone.vn/mun-nuoc-o-mat-14260/ https://dizigone.vn/mun-nuoc-o-mat-14260/#respond Fri, 25 Feb 2022 08:38:27 +0000 https://dizigone.vn/?p=14260 Mụn nước ở mặt không chỉ gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh trở nên thiếu tự tin mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý da liễu khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 bệnh thường gặp gây mụn nước ở mặt và cách xử lý an toàn – hiệu quả.

mụn nước ở mặt mun-nuoc-o-mat

 

I. 5 bệnh thường gặp dễ gây mụn nước ở mặt

1. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm đặc trưng bởi các mụn nước mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể trong đó có sự xuất hiện của các mụn nước ở mặt. Ban đầu là các nốt ban đỏ sau đó chúng phát triển thành các mụn nước to hơn, gây ngứa ngát, khó chịu. Sau 7-10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh, các mụn nước sẽ xẹp xuống, đóng vảy và làn da bắt đầu phục hồi trở lại.

Do thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng ngoài da nên trong quá trình điều trị bệnh, mọi người cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là các mụn nước để tránh nguy cơ bội nhiễm da. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị triệu chứng như:

  • Hạ sốt bằng paracetamol khi thân nhiệt của bệnh nhân quá cao.
  • Sử dụng các thuốc kháng histamin H1 (clopheniramin, loratadin) để giảm ngứa.

2. Bệnh chốc mép

Nguyên nhân chính gây bệnh chốc mép là do virus herpes. Loại bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ trong khoảng từ 2-5 tuổi. Trước hết, trẻ sẽ cảm thấy khô rát xung quanh vùng mép, sau đó vùng da này đỏ và bắt đầu xuất hiện những mụn nước nhỏ tập trung thành từng mảng. Sau khoảng 1-3 ngày, các mụn nước này sẽ tự vỡ và tiết ra dịch, mủ. Lúc này cần vệ sinh sạch sẽ vùng chốc mép cho trẻ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, vùng chốc sẽ khô dần, đóng vảy màu vàng. Qua 1-2 ngày, vảy tiết bong tróc, để lại nền da đỏ ẩm. Ở giai đoạn này, cha mẹ cần sử dụng các sản phẩm dưỡng da nhằm mục đích giảm ửng đỏ, dịu nhẹ, kích thích nhanh quá trình hồi phục da.

3. Bệnh zona thần kinh

Varicella Zoster virus (VZV) là nguyên nhân chính gây bệnh zona thần kinh và bệnh thủy đậu, Với những ai đã từng mắc thủy đậu, loại virus này vẫn còn tồn tại trong cơ thể ở trạng thái ngủ, khi gặp điều kiện thuận lợi VZV sẽ phát triển mạnh mẽ, đi theo các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc. Một số yếu tố thuận lợi khiến VZV hoạt động trở lại đó là:

  • Cơ thể suy nhược
  • Mệt mỏi, căng thẳng
  • Tuổi cao, sử dụng thuốc điều trị ung thư, đái tháo đường
  • Các biện pháp truyền hóa chất, điều trị bằng tia xạ

Bệnh zona có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là vùng mặt hoặc những vùng da có nếp gấp. Ban đầu, vùng da sẽ nổi mảng đó, cảm giác ngứa rát, sau đó các mụn nước sẽ tập trung xuất hiện như chùm nho. Ban đầu, những mụn nước ở mặt sẽ căng trong sau đó dịch đục dần, hóa mủ. Dần dần, mụn nước sẽ vỡ ra, hình thành vảy, nguy cơ xuất hiện các vết sẹo lấm tấm trên da.

thủy đậu gây biến chứng zona

>>> Xem ngay: Thủy đậu (trái rạ) và zona: Những điểm giống và khác biệt

4. Mụn nhọt

Mụn nhọt là một dạng nhiễm trùng ngoài da do chủng vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Chúng sống kí sinh trên da người khỏe mạnh như: rãnh mũi, má,…. Khi da bị tổn thương, tụ cầu sẽ có điều kiện để sinh sôi và phát triển, hình thành các nốt mụn nhọt chứa dịch và mủ bên trong. Vùng da xung quanh sẽ sưng đỏ và khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu. Bạn cần có biện pháp xử lý triệt để đánh bay mụn nhọt, tránh dẫn tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn gây khó khăn trong quá trị và để lại sẹo xấu sau này.

5. Rôm sảy

Thời tiết nóng bức, mồ hôi tiết nhiều là yếu tố thuận lợi gây ra rôm sảy ở trẻ nhỏ. Triệu chứng của rôm sảy là việc hình thành các nốt mẩn đỏ mọc lấm tấm, đầu rôm có một lượng nhỏ dịch. Rôm sảy làm trẻ rất khó chịu, thường xuyên quấy khóc ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bé.

II. Nguyên tắc xử lý mụn nước ở mặt

Mụn nước ở mặt xuất hiện là dấu hiệu của bệnh ngoài da. Nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn sẽ dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, lây lan sang các vị trí khác của cơ thể. Vì vậy để xử lý hiệu quả tình trạng này, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt, đặc biệt là các mụn nước ở mặt.
  • Sử dụng các thuốc điều trị nguyên nhân (nếu có) và hỗ trợ giảm triệu chứng (nếu cần thiết)
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

III. Những điều cần lưu ý khi bị mụn nước ở mặt

1. Lựa chọn dung dịch kháng khuẩn phù hợp

Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc điều trị các bệnh gây ra mụn nước ở mặt. Một sản phẩm vệ sinh hiệu quả các nốt mụn cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:

  • Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhanh và mạnh.
  • Không gây kích ứng, gây xót cho vùng da tổn thương, đặc biệt là vùng da mặt khá mỏng và nhạy cảm.
  • Không ảnh hưởng đến các tế bào da lành xung quanh.
  • An toàn với người sử dụng.

Một số dung dịch sát khuẩn vết mụn trên thị trường hiện nay như: xanh methylene, povidone iod, cồn,…. Tuy nhiên chúng tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

  • Khả năng sát khuẩn trung bình – yếu.
  • Gây kích xót, tổn thương đến các tế bào lành nếu dùng lâu dài.
  • Gây nhuộm màu da, mất thẩm mỹ.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là sản phẩm vệ sinh đạt được những tiêu chí cũng như khắc phục những khuyết điểm ở trên. Là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đến từ châu Âu, chứa các thành phần: HClO, ClO-, HO- giúp tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong vòng 30 giây. Sản phẩm dịu nhẹ, không làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi của vết thương.

Dizigone

Cách sử dụng Dizigone:

Dùng tăm bông thấm đẫm bằng dung dịch Dizigone sau đó lau nhẹ nhàng lên các vết mụn nước. Sản phẩm không màu, bạn nên sử dụng 3-5 lần/ngày.

>>> Xem ngay:Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo 

2. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra mụn nước ở mặt để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Bệnh do vi khuẩn gây ra cần sử dụng kháng sinh hợp lý như: các penicillin, cephalosporin,….
  • Bệnh do virus gây ra cần sử dụng các thuốc kháng virus như: acyclovir,…
  • Các thuốc kháng histamin H1 (loratadin, clopheniramin,…) giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh

Chế độ ăn uống:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Không ăn hải sản, đồ cay nóng để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, kích ứng.
  • Không ăn rau muống, đồ nếp, thịt đỏ để hạn chế nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya.
  • Thường xuyên giặt gối, màn, chăn, khăn mặt thường xuyên.
  • Hạn chế hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

4. Hạn chế cào gãi, chạm tay lên các vết mụn nước

Thông thường, việc hình thành các mụn nước sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, đau đớn, thường có thói quen cào gãi hay chạm tay lên mặt. Thói quen này đã gián tiếp làm lây lan vi sinh vật ra các vị trí khác trên cơ thể. Đối với các triệu chứng ngứa ngáy nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin H1 để làm giảm tình trạng bệnh.

5. Dưỡng ẩm khi các mụn nước ở mặt đã xẹp lại

Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm là điều cần thiết giúp phục hồi làn da tổn thương, ngăn ngừa sẹo xấu xuất hiện. Kem dưỡng các bạn có thể tham khảo đó là kem dizigone nano bạc. Với các thành phần chiết suất tự nhiên như lô hội, tràm trà, cúc la mã…, kem Dizigone Nano Bạc cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy quá trình tái tạo da và làm lành tổn thương, hạn chế tối đa nguy cơ thâm sẹo.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng kem dưỡng ẩm lên các vết mụn còn dịch. Chỉ dùng khi vết mụn đã xẹp xuống, đóng vảy, bắt đầu quá trình lên da non.

Mụn nước ở mặt là biểu hiện của nhiều bệnh lý ngoài da khác nhau. Bạn cần trang bị những kiến thức nhất định để có thể phát hiện và xử lý kịp thời. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về các bệnh thường gặp gây ra mụn nước ở mặt. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia da liễu hỗ trợ bạn.

]]>
https://dizigone.vn/mun-nuoc-o-mat-14260/feed/ 0