Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Sat, 23 Sep 2023 04:08:39 +0000 vi hourly 1 Các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp mà cha mẹ cần biết https://dizigone.vn/cac-loai-mun-o-tre-so-sinh-18309/ https://dizigone.vn/cac-loai-mun-o-tre-so-sinh-18309/#respond Sat, 23 Sep 2023 02:13:35 +0000 https://dizigone.vn/?p=18309 Mụn ở trẻ sơ sinh là một vấn đề thường gặp và có thể xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh ra. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ sơ sinh bị nổi mụn. 

mụn ở trẻ sơ sinh

1. 8 loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh 

Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ngay khi con mới chào đời và phổ biến nhất trong khoảng 2 – 4 tuần tuổi. Dưới đây là 8 loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh: 

1.1. Mụn sữa (mụn kê, nang kê)

Mụn sữa hay dân gian còn gọi là mụn kê hoặc nang kê ở trẻ sơ sinh là tình trạng mà trẻ hay gặp phải ở vùng da mặt, cổ hay ngực. 

Biểu hiện

Mụn sữa thường  có màu trắng hoặc đỏ, kích thước rất nhỏ, lấm tấm thành từng đám trên da mặt, đặc biệt là vùng má, mũi, trán, cằm và da đầu. Một số trẻ cũng có thể mọc mụn sữa trên các bộ phận khác như ngực, cổ và những vùng khác. 

Nguyên nhân gây nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh 

Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số giả thuyết cho rằng hormon từ mẹ hoặc trẻ có thể liên quan đến việc hình thành những nốt mụn này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra một số nguyên nhân gây mụn sữa như:

  • Sử dụng thuốc trong thai kỳ hoặc khi trẻ mắc bệnh ở tuổi sơ sinh.
  • Dị ứng với thành phần đạm albumin trong sữa bột.
  • Mẹ đang cho con bú thường xuyên ăn thực phẩm có tính nóng, khó tiêu
  • Nếu cơ thể trẻ em quá nóng, dính nước bọt hoặc tiếp xúc với áo quần chất liệu thô ráp, cũng có nguy cơ bị nổi mụn sữa.
  • Phì đại tuyến bã ở trẻ cũng có thể gây ra mụn sữa.

1.2. Rôm sảy

rôm sảy ở trẻ sơ sinh rom-say-o-tre-so-sinh

Tình trạng rôm sảy rất hay thường gặp ở trẻ khi thời tiết quá nóng bức. Tình trạng này thường sẽ tự hết thời tiết mát mẻ và khô thoáng hơn. 

Biểu hiện

Rôm sảy là tình trạng da nổi mụn nước mẩn đỏ lớn như đầu kim, có hình tròn hoặc lấm tấm trên diện tích lớn. Những nốt rôm này thường xuất hiện trên đầu, cổ, ngực, lưng. Nơi rôm mọc dày thường có màu đỏ, gây ngứa và cảm giác nóng rát. Trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa khiến da bị tổn thương và viêm nhiễm. Có ba dạng rôm sảy ở trẻ nhỏ gồm:

  • Rôm dạng tinh thể: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không gây viêm, thường xuất hiện khi trẻ bị sốt cao và để lại các vùng da bị bong sau khi bệnh khỏi.
  • Rôm đỏ: Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.
  • Rôm sâu: Xảy ra khi các tuyến mồ hôi bị tổn thương nặng nề, thường là kết quả của một trạng thái rôm đỏ kéo dài.

Nguyên gây ra rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Có 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh:

  • Do thời tiết nóng bức: tuyến mồ hôi trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến mồ hôi bị ứng động
  • Do tuyến mồ hôi bít tắc: bụi bẩn và bã nhờn gây tắc nghẽn, làm cho da nổi nhiều nốt màu đỏ hồng.
  • Mặc quần áo dày: gây bít tắc tuyến mồ hôi.
  • Không vệ sinh da thường xuyên: sau khi hoạt động thể chất, chơi đùa, không vệ sinh da khuyến cho vi khuẩn sống trên da, mồ hôi và bã nhờn bít kín lỗ chân lông. 

>>> Xem thêm: 7 điều mẹ cần biết về rôm sảy kết tinh

1.3. Mề đay

mụn ở trẻ sơ sinh

Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến của phản ứng dị ứng. Bệnh mề đay ở trẻ nhỏ thường phát triển trong vòng 2 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Biểu hiện

Khi trẻ bị nổi mề đay, thường có các dấu hiệu chung như sau:

  • Phát ban trên da: Da nổi mụn li ti thành đám nhỏ, khi gãi các nốt mẩn sưng to lên đến vài cm, lan rộng và ngứa nhiều vào ban đêm. 
  • Ngứa: Trẻ thấy vô cùng ngứa ở vùng da bị mề đay do cơ chế miễn dịch phản ứng lại với tác nhân gây dị ứng. Tình trạng ngứa tăng lên khi trẻ gãi nhiều.
  • Sốt, phù nhẹ: Dấu hiệu kèm theo khi trẻ dị ứng nặng.
  • Mệt mỏi, biếng ăn: Trẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng và có thể bị rối loạn tiêu hoá. 
  • Quấy khóc, khó ngủ: Trẻ quấy khóc, khó ngủ. 

Nguyên nhân gây ra mề đay ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra nổi mề đay ở trẻ sơ sinh:

  • Nhiễm trùng: Nổi mề đay có thể do nhiễm vi rút đường hô hấp (như cảm lạnh), virus khác, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng liên cầu khuẩn. Những nốt mề đay do nhiễm trùng thường kéo dài từ 1-2 tuần.
  • Thực phẩm và đồ uống: Các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây (như óc chó, hồ đào, hạnh nhân), lúa mì, đậu nành, cá, động vật có vỏ, chất phụ gia và chất bảo quản thực phẩm có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ. Đôi khi, chỉ cần tiếp xúc với các loại thực phẩm như nước ép dâu tây cũng có thể làm bé bị nổi mề đay trên da.
  • Các loại thuốc: Thuốc sulfa, aspirin, penicillin, ibuprofen và các loại thuốc nhỏ mắt, tai, thuốc nhuận tràng hay thuốc không kê đơn khác có thể gây nổi mề đay ở trẻ nhỏ.
  • Chất gây dị ứng: Lông động vật, nấm mốc, bụi và phấn hoa trong không khí có thể gây nổi mề đay khi trẻ tiếp xúc với chúng.
  • Côn trùng cắn hoặc đốt: Bị côn trùng như ong hoặc kiến lửa cắn và đốt có thể gây nổi mề đay.
  • Nhiệt độ môi trường: Bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ có thể xảy ra khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, hoặc môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.

1.4. Viêm da thể tạng

mụn ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da thể tạng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi, khi hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định. Bệnh kéo dài đến khoảng 2-3 tuổi và sau đó dần giảm, ổn định hơn khi trẻ lên 4-5 tuổi.

Biểu hiện

  • Triệu chứng chính của bệnh là sự xuất hiện các vệt hồng ban màu đỏ trên vùng da mặt như trán, má và cằm, gây ngứa ngáy. 
  • Trong giai đoạn cấp tính, da có mụn nước, chảy dịch, hình thành mảng và bong tróc thành dạng vảy. 
  • Nếu bé bị viêm da thể tạng và có tình trạng bội nhiễm, vùng da bị viêm có thể bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ, tổn thương và loét.

Nguyên nhân gây ra viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh

  • Do yếu tố cơ địa và di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị viêm da thể tạng, viêm da thể tạng dị ứng, hoặc hen suyễn, tỷ lệ mắc bệnh ở con cái là 60%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở con cái có thể lên đến 80%.
  • Các tác nhân kích thích từ bên trong bao gồm: viêm mũi xoang, viêm tai xương chũm, viêm đại tràng,… cũng có thể gây bệnh viêm da thể tạng.
  • Do các dị ứng từ nguồn gốc khác: Các loại thuốc gây phản ứng như thuốc tê, sulfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin, thủy ngân, lưu huỳnh. Các loại hóa chất gây kích ứng da như thuốc nhuộm, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, xà phòng,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm da thể tạng, viêm da tiếp xúc. 
  • Môi trường sống ô nhiễm như khói bụi, độ ẩm, len dạ, lông chó mèo, đệm, đồ thảm cũng làm cho bệnh nặng hơn. Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như vi khuẩn, nấm, siêu vi,…

1.5. Chàm sữa

chàm sữa dizigone cham-sua

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng tuổi, phổ biến trên mặt, hai bên má và có thể lan rộng đến các phần khác của cơ thể như tay và chân.

Biểu hiện 

Ban đầu, chàm sữa xuất hiện dưới dạng các nốt mẩn đỏ, sau đó biến thành những mụn nước nhỏ, màu đỏ, gây nứt da và chảy nước, hình thành vảy và cuối cùng bong tróc.

  • Vùng da bị chàm sữa có cảm giác thô ráp, xuất hiện vảy nhỏ, da khô và căng. Các vùng da khô và đỏ thường xuất hiện trên mặt và các khu vực gập như cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, và mắt cá chân.
  • Ngoài ra, trẻ có thể có các dấu hiệu dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi.
  • Chàm sữa gây khó chịu cho trẻ, khiến trẻ khóc, hay không chịu bú và không ngủ ngon.
  • Vùng da ngứa khiến trẻ cảm thấy khó chịu và gãi liên tục, có thể gây nứt mụn nước và chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, vùng da tổn thương có thể bị nhiễm khuẩn, gây khó khăn trong quá trình điều trị và để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây chàm sữa trẻ em gồm hai yếu tố: cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng.

  • Các chất gây dị ứng có thể bao gồm các thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể, như lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, bụi, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm (sữa, trứng…), cách cho trẻ bú, trẻ bị nhiễm khuẩn…
  • Các yếu tố kích thích và làm cho chàm sữa trẻ em nặng thêm, bao gồm: thời tiết khô hanh, nóng ẩm; xà phòng tắm, giặt; thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá…
  • Bệnh thường xuất hiện ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc ở cha mẹ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết,.. 

>>> Xem thêm: [Giải đáp] Chàm sữa có nguy hiểm không?

1.6. Ban đỏ nhiễm độc

mụn ở trẻ sơ sinh

Tình trạng ban đỏ nhiễm độc là loại bệnh lý về da liễu, không lây lan hay ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Trong một thời gian ngắn, các nốt ban đỏ sẽ tự động biến mất mà không cần sử dụng thuốc.

Biểu hiện

Dựa vào các triệu chứng dưới đây, các bậc phụ huynh có thể nghi ngờ tình trạng ban đỏ nhiễm độc ở con em mình:

  • Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện trong khoảng từ 2 ngày đến 1 tuần sau khi trẻ chào đời.
  • Trẻ mới sinh xuất hiện các đốm nhỏ li ti chủ yếu trên mặt và cơ thể. Đôi khi, ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện trên chân, tay…
  • Có trường hợp ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh gây ra các mảng da chứa mụn mủ hoặc các nốt mụn nhỏ có mủ. Kích thước và vị trí của các mụn này có thể khác nhau.

Nguyên nhân gây ra ban đỏ nhiễm độc

Khoảng 40 -50% trẻ em mắc bệnh này. Hiện các nhà khoa học chưa biết chính xác nguyên nhân gây ban đỏ nhiễm độc ở trẻ em. Trẻ sinh vào mùa hè, mùa thu có nguy cơ mắc ban đỏ nhiễm độc cao hơn.

1.7. Mụn mủ vùng đầu trẻ sơ sinh

mụn ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện

Mụn mủ vùng đầu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào khoảng 3 tuần tuổi. Tình trạng tổn thương da bao gồm các mụn mủ, sẩn viêm, không có nhân mụn, chủ yếu xuất hiện trên mặt, đặc biệt là ở má và có thể mọc trên đầu. Bệnh nhẹ, tự khỏi trong vòng 4 tháng mà không để lại sẹo. Bệnh không tăng nguy cơ xuất hiện mụn trứng cá khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân gây ra mụn mủ vùng đầu trẻ sơ sinh

Mụn mủ vùng đầu ở trẻ sơ sinh (Neonatal cephalic pustulosis) là một tình trạng phổ biến xuất hiện ở khoảng 20% trẻ sơ sinh và không có tính chất di truyền. Nguyên nhân có thể do phản ứng viêm của da với nấm Malassezia.

1.8. Mụn hăm 

Hăm tã nặng - nguyên nhân

Mụn hăm là tình trạng da ở của bé vùng tã lót bị viêm kèm mụn. Nếu không điều trị kịp thời, các vết mụn có thể hình thành mủ và vỡ loét gây đau cho bé.

Biểu hiện

Hăm tã nổi mụn có những biểu hiện sau đây mẹ có thể quan sát trên da bé:

  • Vùng da bị hăm như mông, bẹn, háng… sẽ có màu đỏ ứng và xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Sau đó, những mụn này sẽ lan rộng và trở nên dày hơn.
  • Sau khoảng 2-3 ngày, những mụn nhỏ li ti sẽ phát triển thành mụn nước.
  • Các mụn nước sẽ tiếp tục phát triển to hơn và có thể vỡ ra, gây ra lở loét, sưng viêm và lây lan sang vùng da khác.

Nguyên nhân gây ra mụn hăm ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị hăm nổi mụn:

  • Phân và nước tiểu gây kích ứng da bé: Khi tiếp xúc với nước tiểu, vi khuẩn trên da có thể phân hủy thành các chất có hại như amoniac, gây kích ứng da bé. Phân cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương da bé dẫn đến hăm.
  • Thời tiết nắng nóng cũng có thể gây ra tình trạng hăm nổi mụn. Bé thường đổ mồ hôi và đi tiểu nhiều trong thời tiết này, làm cho vùng da mặc tã luôn ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây hăm tã nổi mụn.
  • Tã chật: Quần áo hay tã chật gây bí hơi và không thông thoáng, làm da bé không được thoải mái và dễ dẫn đến hăm tã nổi mụn.
  • Thành phần trong tã bỉm: Trong bỉm có chứa các thành phần hoá học, chất tẩy rửa, chất làm trắng, chất tạo mùi có thể gây tình trạng hăm tã ở trẻ.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khi bé chuyển sang chế độ ăn mới, thức ăn đặc hơn, hay chuyển từ việc bú mẹ sang ăn dặm, có thể thay đổi kết cấu của phân và tần suất đi ngoài, dễ dẫn đến hăm tã. Chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bị hăm tã của con trong trường hợp bé vẫn đang ăn sữa mẹ.

>>> Xem thêm: 10+ cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh từ dân gian tới hiện đại

2. Mụn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đây là một câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi nhìn thấy những nốt mụn xuất hiện trên da của bé. Đáng mừng là trong hầu hết các trường hợp, mụn ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Thực tế, mụn ở trẻ sơ sinh thường là những dạng mụn thông thường và không gây khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tình trạng mụn cải thiện sau vài tuần và hoàn toàn biến mất trong vài tháng đầu đời của bé.

Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện mụn ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện không bình thường như mụn nước, mụn mủ, viêm nhiễm hoặc tổn thương da, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da của bé và đưa ra đúng hướng điều trị hoặc các biện pháp chăm sóc phù hợp.

3. Cách xử trí mụn ở trẻ sơ sinh hiệu quả – an toàn 

Mụn ở trẻ sơ sinh nếu không được xử lý đúng cách sẽ là môi trường phát triển lý tưởng của vi khuẩn, nặng có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết. Do đó, sát khuẩn da mụn luôn được đặt lên hàng đầu khi xử lý mụn ở trẻ sơ sinh.

Các bước chăm sóc da trẻ sơ sinh bị mụn:

Bước 1: Sát khuẩn da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Dung dịch kháng khuẩn Digizone được xử lý bằng công nghệ EMWE tạo ra sản phẩm có thể tiêu diệt được vi khuẩn nhanh chóng:

dizigone - d300 & nano

  • Phổ tác dụng rộng, tiêu diệt 99.99% vi sinh vật gây bệnh.
  • Hiệu quả nhanh chóng, chỉ sau 30 giây.
  • An toàn cho da và niêm mạc của bé, không gây khô và kích thích.
  • Không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Bước 2: Phục hồi da sau mụn bằng kem dưỡng bằng cách làm sạch, thấm khô vùng da cần chăm sóc và bôi một lớp mỏng kem Digizone Baby. Thực hiện ngày 3-4 lần để cải thiện vùng da bị mụn: 

dizigone baby

  • Thành phần chứa yến mạch và hoa cúc, có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu viêm, kích ứng da bé. 
  • Vitamin E trong sản phẩm dưỡng ẩm, tái tạo và bảo vệ da khỏi tác động môi trường.
  • Kem Dizigone Baby nhẹ, dễ thoa và thẩm thấu nhanh, không gây nhờn dính. Không chứa paraben, triethanolamin, methylisothiazolinone.

Bước 3: Thay đổi quần áo có vải mềm, thoáng khí, sử dụng cho bé bỉm tã chất lượng.

Bước 4: Thay đổi chế độ ăn của mẹ, hạn chế thực phẩm nóng, khó tiêu.

Bước 5: Cách ly trẻ khỏi tác nhân gây dị ứng.

Với những thông tin trên, hy vọng rằng cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc và điều trị tốt nhất cho trẻ sơ sinh bị mụn.

>>> Xem thêm: Dizigone Baby: Bộ sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da bé toàn diện

4. Sai lầm cần tránh khi chăm sóc da bé bị mụn

Sau đây là những sai lầm cần tránh khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị mụn:

  • Hạn chế tắm cho trẻ sơ sinh: Tránh kiêng tắm trẻ khi trời quá lạnh hoặc khi bé đang ốm. Việc này chỉ làm tăng khả năng vi khuẩn “cư trú” trên da bé, gây kích ứng và có thể dẫn đến rôm sảy, khô da, viêm da,…
  • Cho trẻ nằm than: Không cần nằm than để giữ ấm cho mẹ và bé. Có những phương pháp giữ ấm hiện đại, an toàn hơn. Đốt than có thể gây mất ẩm trên da bé và chứa các chất độc như CO (cacbon monoxit) và CO2 (cacbon đioxit), có thể gây ngộ độc cho mẹ và bé.
  • Sử dụng phấn rôm: Không nên sử dụng phấn rôm để chống hăm da ở trẻ sơ sinh, vì phấn rôm có thể kích hoạt bệnh hen suyễn và các vấn đề liên quan khác ở trẻ sơ sinh. Sử dụng sữa dưỡng thể làm cách chăm sóc da an toàn và hiệu quả hơn để chống hăm.
  • Chọn sản phẩm tắm không phù hợp: Nên lựa chọn sữa tắm gội phù hợp cho trẻ sơ sinh. Không sử dụng sản phẩm tắm người lớn cho bé, vì chúng có chứa nhiều chất tẩy, hương liệu, xà phòng,… gây mất ẩm da của bé, có thể gây viêm da, ngứa, khô da,…
  • Không dưỡng ẩm cho da bé: Da trẻ sơ sinh rất cần dưỡng ẩm. Thực tế, da bé rất dễ mất nước hơn da người lớn và cần được cung cấp đủ độ ẩm. Nếu không cung cấp đủ nước cho da, bé có thể bị khô da và mắc bệnh viêm da.
  • Sử dụng các loại thuốc trị mụn mà không có sự chỉ định hoặc hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Lau chùi quá mạnh, cọ xát hoặc tác động mạnh lên mụn. Điều này có thể gây kích ứng da, làm mụn trở nên nghiêm trọng và dễ lan rộng hơn.
  • Xoa các loại lotion chứa dầu lên vùng da bị mụn của trẻ. Việc sử dụng kem xoa da đòi hỏi hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Lấy nước bọt hoặc sử dụng nước muối loãng để rửa vùng da bị mụn. Đây là một sai lầm thường gặp khi trẻ có mụn. Hành động này có thể làm da đỏ, gây kích ứng và tăng cường tình trạng mụn khi tiếp xúc với nước bọt, nước muối hoặc sữa mẹ.

Trên đây là những thông tin về các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh cũng như một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc da cho trẻ. Hy vọng rằng các bà mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ da cho trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng mụn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, nên đưa trẻ đến bệnh viện da liễu để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

]]>
https://dizigone.vn/cac-loai-mun-o-tre-so-sinh-18309/feed/ 0
[REVIEW] Gel trị mụn Benzac AC 5% có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng https://dizigone.vn/review-gel-tri-mun-benzac-ac-5-co-tot-khong-nhung-luu-y-khi-su-dung-18225/ https://dizigone.vn/review-gel-tri-mun-benzac-ac-5-co-tot-khong-nhung-luu-y-khi-su-dung-18225/#respond Fri, 08 Sep 2023 04:33:49 +0000 https://dizigone.vn/?p=18225 Gel trị mụn Benzac AC 5% là sản phẩm được nhiều người bệnh tin dùng trong điều trị mụn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tác dụng của Benzac AC 5% và các trường hợp nên sử dụng sản phẩm này. Mời bạn đọc cùng dược sĩ Dizigone tìm hiểu thông tin, ưu, nhược điểm của Benzac AC 5% ngay trong bài viết dưới đây.

Gel trị mụn Benzac AC 5%

1. Thông tin chung về Benzac AC 5% 

  • Nguồn gốc: Nhà sản xuất Laboratoires Galderma – thương hiệu đến từ Pháp
  • Dạng bào chế: Gel bôi ngoài da
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 15g hoặc 60g 
  • Điều kiện bảo quản: Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Để xa tầm tay trẻ em
  • Giá tham khảo: 159000 VNĐ/ tuýp 15g 

2. Thành phần – Công dụng nổi bật của Benzac AC 5%

2.1. Thành phần Benzac AC 5% 

Thành phần chính trong gel trị mụn Benzac AC 5% là 5% Benzoyl Peroxide.

Ngoài ra là các tá dược như: Natri docusate, dinatri EDTA, poloxamer 182, carbomer 940, propylene glycol, acrylates copolymer, glycerin, silicon dioxide và nước tinh khiết, natri hydroxide/ acid citric để điều chỉnh pH.

2.2. Công dụng nổi bật của gel Benzac AC 5% 

Benzoyl Peroxide – hoạt chất chính trong Benzac AC 5% đã được chứng minh có tác dụng làm tróc lớp vảy da, bong lớp sừng và kháng khuẩn hiệu quả.

Tác dụng kháng khuẩn của Benzoyl Peroxide có thể là do hoạt tính oxi hóa, có tác dụng trên vi khuẩn Staphylococcus epidermidisPropionibacterium acnes. Benzoyl Peroxide ức chế hệ vi khuẩn trên da, ở nồng độ 5%, Benzoyl Peroxide được sử dụng điều trị hiệu quả trên mụn trứng cá, đảm bảo an toàn cho làn da bạn. 

Benzoyl Peroxide có tác dụng loại bỏ tế bào chết trên da, làm tróc lớp vảy da và làm bong lớp sừng. Bên cạnh đó, Benzoyl Peroxide còn có tác dụng giảm dầu thừa tiết ra trên da, giúp điều trị mụn và giảm khả năng hình thành mụn.

Ngoài ra, trong bảng thành phần Benzac AC 5% có chứa 1 số thành phần như propylene glycol, acid citric giúp cho sản phẩm này phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị mụn.

Propylene glycol, Glycerin có tác dụng giữ ẩm, giúp làm giảm tình trạng khô da có thể gặp do sử dụng Benzoyl Peroxide gây ra, hạn chế kích ứng, giúp bảo vệ làn da bạn.

Acid citric được biết đến với tác dụng làm sáng da, giúp da mịn màng hơn. Trong gel Benzac AC 5%, acid citric có tác dụng giúp mờ thâm do mụn.

>>> Xem thêm: Review gel trị mụn Klenzit MS: Liệu có đáng để trải nghiệm

3. Benzac AC 5% dùng cho trường hợp nào?

gel trị mụn Benzac AC 5%

Benzac AC 5% được các chuyên gia khuyên dùng bôi tại chỗ trong các trường hợp điều trị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Tác dụng của hoạt chất chính Benzoyl Peroxide đặc biệt hiệu quả với mụn trứng cá viêm, nốt mụn có tình trạng sưng đỏ.

Benzac AC 5% cũng là thuốc được chỉ định hỗ trợ điều trị trong các trường hợp mụn trứng cá có mủ hay mụn trứng cá nặng.

4. Cách dùng Benzac AC 5% 

Để tối đa hiệu quả điều trị khi sử dụng Benzac AC 5%, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia, với các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch tay trước khi thoa thuốc trên da
  • Bước 2: Làm sạch và lau khô nhẹ nhàng trên vùng da cần điều trị
  • Bước 3: Bôi một lớp thuốc rất mỏng và thoa nhẹ nhàng trên da, ngày  sử dụng 1 đến 2 lần
  • Bước 4: Rửa tay thật sạch sau khi thoa thuốc 

Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, nên thoa thuốc trước lúc đi ngủ để thuốc tác dụng qua đêm.

5. Những lưu ý khi dùng Benzac AC 5% 

5.1. Tác dụng không mong muốn

Sử dụng Benzac AC 5% trong một số trường hợp có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:

  • Hiện tượng kích ứng trên da có thể xảy ra nhất là khi bắt đầu điều trị. Một số trường hợp người bệnh bị kích ứng da cần phải giảm lượng thuốc bôi hay giảm số lần dùng thuốc, hoặc tạm thời dừng việc điều trị. 
  • Tình trạng khô da, tróc da, nổi mẩn và phù nề thoáng qua cũng có thể gặp khi dùng thuốc bôi có thành phần là Benzoyl Peroxide. 
  • Mẫn cảm do tiếp xúc khi dùng Benzac AC 5% cũng có thể xảy ra.

Một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp (ADR <1/1000) có thể gặp như: Hiện tượng ngứa dữ dội, tấy đỏ, nóng rát, sưng phù, phản ứng dị ứng.

5.2. Các đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Benzac AC 5% 

  • Phụ nữ có thai: Trên thực tế, chưa có tài liệu chứng minh Benzoyl Peroxid có thể gây tổn hại cho thai nhi. Khi dùng cho người mang thai hoặc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: Đến nay chưa có thông tin về Benzoyl Peroxid sử dụng trên phụ nữ cho con bú, tuy nhiên nên cần hết sức thận trọng khi dùng Benzac AC 5% cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú.
  • Người có làn da yếu, da nhạy cảm: Sử dụng Gel Benzac AC 5% có thể dễ gặp tình trạng kích ứng da.

5.3. Cần làm gì khi dùng quá liều Benzac AC 5% 

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu xảy ra tróc vảy da quá nhanh, ban đỏ hoặc phù, bạn cần ngừng thuốc. Để nhanh chóng khắc phục các tác dụng có hại, có thể dùng gạc lạnh đắp trên vùng da bị tổn thương. 

Sau khi các triệu chứng và các biểu hiện đã giảm, có thể dùng thử một cách thận trọng liều lượng thấp hơn nếu cho rằng phản ứng đã xảy ra là do dùng thuốc quá liều chứ không phải nguyên nhân do dị ứng thuốc.

>>> Xem thêm: Giải mã Megadou: Gel trị mụn, giảm thâm cho da nhạy cảm

5.4. Lưu ý khi sử dụng

gel trị mụn Benzac AC 5%

Để phát huy tối đa hiệu quả điều trị đồng thời đảm bảo an toàn khi dùng trên da, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng Benzac AC 5%

  • Thuốc chỉ dùng đường ngoài da, không sử dụng để uống. 
  • Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, môi, niêm mạc, miệng hay vùng da nhạy cảm ở cổ. Khi không may tiếp xúc xảy ra, phải rửa thật kỹ với nước sạch.
  • Không bôi thuốc vào vết thương hở hoặc trên vùng da bị cháy nắng hoặc bị kích ứng. Tránh sử dụng Benzac AC 5% trên vết thương hoặc vùng bị chàm.
  • Không dùng Benzac AC 5% khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại.
  • Khi dùng đồng thời với các thuốc chống nắng có chứa thành phần acid para-aminobenzoic sẽ làm biến đổi màu da một thời gian.
  • Các sản phẩm có chứa thành phần Benzoyl Peroxid có thể làm bạc màu lông tóc và bay màu của vải. Do vậy, tránh để thuốc tiếp xúc với tóc hay quần áo.
  • Nếu dùng Benzac AC 5% trong vòng 4 tuần mà không thấy tác dụng, nên ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Một đợt điều trị Benzac AC 5% không được kéo dài quá 3 tháng.

6. Đánh giá Gel trị mụn Benzac AC 5% có tốt không?

Gel trị mụn Benzac AC 5% có các ưu, nhược điểm như:

6.1. Ưu điểm

  • Tác dụng kháng khuẩn hiệu quả – an toàn, không gây tình trạng kháng thuốc như khi sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa thuốc kháng sinh
  • Hiệu quả điều trị tốt với các tình trạng da bị mụn trứng cá vừa và nhẹ
  • Hỗ trợ giảm thâm mụn và ngăn ngừa mụn quay trở lại
  • Thiết kế ưa nhìn, nhỏ gọn dễ dàng mang theo khi phải di chuyển xa

6.2. Nhược điểm

  • Gây khô da, bong tróc nhẹ
  • Có thể gây kích ứng da, do đó khi lần đầu sử dụng thuốc trên làn da yếu, nhạy cảm nên dùng “liều thử nghiệm” bằng cách thoa một lượng nhỏ thuốc lên vùng mụn nhỏ mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp. Nếu không có phản ứng, bạn có thể sử dụng đủ lượng theo chỉ định vào ngày thứ 4.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về Gel trị mụn Benzac AC 5%. Nếu có bất kỳ thắc mắc về sản phẩm hay cách điều trị mụn trên da an toàn, hiệu quả, hãy gọi ngay tới Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia của Dizigone tư vấn.

>>> Xem thêm: Quy trình chăm sóc da mụn đúng cách, hiệu quả tại nhà

]]>
https://dizigone.vn/review-gel-tri-mun-benzac-ac-5-co-tot-khong-nhung-luu-y-khi-su-dung-18225/feed/ 0
Cẩm nang xử trí cho trẻ bị bỏng tại nhà hiệu quả https://dizigone.vn/tre-bi-bong-18039/ https://dizigone.vn/tre-bi-bong-18039/#respond Thu, 10 Aug 2023 08:25:38 +0000 https://dizigone.vn/?p=18039 Trẻ bị bỏng sẽ tạo ra những vết thương trong lòng, tự ti về bản thân, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cơ thể. Thậm chí, có trường hợp bé bị bỏng nặng không được can thiệp y tế kịp thời, sẽ dẫn đến tử vong. Vì lẽ đó, hiểu biết về bỏng cũng như cách xử lý, chăm sóc vết bỏng cho trẻ đúng cách luôn là việc cần thiết đối với mỗi bậc phụ huynh.

trẻ bị bỏng

1. Bỏng ở trẻ em

Để biết xử trí đúng cách thì bố mẹ cần tìm hiểu tổng quan những kiến thức cơ bản về vấn đề bỏng ở trẻ em. Cụ thể:

1.1. Nguyên nhân gây bỏng

Theo số liệu thống kê, đối với trẻ em tại nhà, bỏng là tai nạn thường xuyên nhất và cũng là nguyên nhân xếp thứ 2 gây tử vong do tai nạn cho trẻ.

Các tác nhân gây bỏng cho trẻ phổ biến có thể kể đến như là bỏng nước sôi, bị giật điện, ảnh hưởng bởi vật thể được làm nóng, nến, lửa như ấm đun nước, đồ ăn nóng…

Không những vậy, làn da của trẻ thường mỏng manh, nhạy cảm, chịu nhiệt và tổn thương kém hơn nên cùng một tác nhân, trẻ sẽ bị bỏng nặng hơn so với người lớn. Thậm chí, nhiều bé bị bỏng nặng còn dẫn đến mạch máu, thần kinh, xương, cơ bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi hoàn toàn.

>>> Xem thêm: Bị bỏng nước sôi phải làm sao: Hướng dẫn xử trí từ A tới Z

1.2. Các mức độ bỏng

Bạn có biết? Nếu trẻ bị bỏng nặng thì vết thương sẽ càng khó hồi phục. Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ phải nắm vững kiến thức để phân loại được đúng những mức độ bỏng, giúp định hướng điều trị sớm hơn. Cụ thể, các mức độ bỏng sẽ là:

  • Bỏng cấp độ 1: Vùng da tổn thương bị đỏ, sưng nhẹ, có cảm giác đau rát và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Ít khi để lại thâm sẹo trên da. Sau khoảng 3 – 5 ngày, da sẽ lành.
  • Bỏng cấp độ 2: Sẽ gây ảnh hưởng sâu với vùng chân bì và hạ bì của da, kèm theo đặc trưng là các nốt phồng rộp, có màu trắng (phỏng nước). Vùng da xung quanh các nốt phồng rộp này cũng sẽ bị sưng đỏ, đau rát cực kỳ khó chịu. Trường hợp bỏng ở diện tích rộng sẽ cực kỳ nguy hiểm, gây đau đớn, mất nhiều nước cho cơ thể trẻ. Khi đó, cần đưa con đến bệnh viện ngay. Đối với bỏng cấp độ 2, nếu điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo và một phần chân bì vẫn còn thì vẫn có thể tái tạo lại được.
  • Bỏng cấp độ 3: Toàn bộ bề dày của lớp da bị hủy hoại. Thậm chí, lớp trên cùng của làn da đã bị phá hủy nên cũng sẽ không có bóng nước. Vết bỏng thường có những đốm màu trắng hoặc cháy sém. Nghiêm trọng hơn là, có nguy cơ bỏng sâu tới cơ, xương và kể cả khi chăm sóc, chữa trị đúng cách, vết bỏng vẫn có thể để lại sẹo.

Trường hợp, trẻ em bị bỏng ở cấp độ 3 là cực kỳ nguy hiểm, bắt buộc phải mang bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

1.3. Bỏng ở trẻ em nguy hiểm không?

trẻ bị bỏng

Như đã nói, trẻ bị bỏng cực kỳ nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ám ảnh tâm lý cho trẻ, khiến trẻ hoảng sợ, rối loạn tính cách, không thích tiếp xúc, tìm tòi và khám phá. 

Bên cạnh đó, bỏng còn có thể để lại di chứng về chức năng và thẩm mỹ của cơ thể suốt cuộc đời. Thậm chí, trong một số trường hợp bị bỏng lớn có thể dẫn đến tử vong, do không được y tế can thiệp kịp thời.

2. Xử trí bỏng tại nhà cho trẻ

Hướng dẫn xử trí bỏng tại nhà cho trẻ như dưới đây chỉ áp dụng với bỏng cấp độ 1, còn cấp độ 2, 3, 4 thì tốt nhất bố mẹ nên đưa con, em mình tới cơ sở y tế có chuyên môn gần nhà.

2.1. Làm mát vết bỏng

Đầu tiên, cần làm mát vết bỏng cho bé bằng cách mở vòi nước máy sạch, cho chảy chầm chậm lên vết bỏng trong vòng 15 – 20 phút. Mục đích là để giúp da khỏi bị rộp. Bên cạnh đó, nước sạch còn có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương.

Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc nước đá trong tủ lạnh để làm mát da cho trẻ.

2.2. Chăm sóc vết bỏng 

Khi trẻ bị bỏng, bố mẹ phải chăm sóc vết bỏng bằng cách vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn. Lý do là bởi vùng da bị tổn thương tại vết bỏng rất dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn. Vì thế, nếu không vệ sinh sạch sẽ, vết bỏng này sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, khiến cho việc điều trị khó khăn hơn.

Để vệ sinh vết bỏng cho con tốt nhất, bậc phụ huynh nên sử dụng dung dịch sát khuẩn đảm bảo các yếu tố: Hiệu quả mạnh – tác dụng nhanh – không gây khô xót. Hiện nay, nhiều phòng khám da liễu đều tin dùng dung dịch sát khuẩn Dizigone nhờ những ưu điểm như:

  • Sát khuẩn mạnh, có khả năng tiêu diệt 99.99% vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, đảm bảo vết bỏng luôn sạch khuẩn và không có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Mang đến hiệu quả nhanh chóng. Cụ thể, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30 giây tiếp xúc. Nhờ vậy, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục của tổn thương do bỏng gây ra.
  • Không gây xót cho trẻ.
  • Không làm tổn thương mô hạt, đồng thời cũng không cản trở quá trình lành thương tự nhiên, hạn chế hình thành sẹo.
  • An toàn cho mọi đối tượng sử dụng và không gây tác dụng phụ.

dizigone - d300 & nano

Khi vết bỏng đã khô se, không còn chảy dịch, bố mẹ cũng nên chú ý dưỡng ẩm vết bỏng, thoa kem phục hồi, tái tạo da mỗi ngày cho con. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, tổn thương da mà được duy trì độ ẩm phù hợp sẽ nhanh lành hơn.

Bên cạnh đó, khi chọn kem trị sẹo cho trẻ bị bỏng, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, nên lựa sản phẩm có thương hiệu uy tín, thành phần của kem lành tính, đã được kiểm chứng để đảm bảo an toàn để yên tâm sử dụng và mang lại hiệu quả cao. 

Một số sản phẩm có thể tham khảo, đó là Silvirin, Scar Esthetique, Mederma For Kids, A-Derma Epitheliale AH Cream, Stratamed, Panto Cream Nano Zinc… 

Đặc biệt, để dưỡng ẩm vết bỏng cho trẻ thì bố mẹ đừng nên bỏ qua kem Dizigone Nano Bạc đang được nhiều người ưa chuộng và tin dùng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm gồm các thành phần được dẫn xuất tự nhiên từ cúc la mã, tràm trà, lô hội… mang đến hiệu quả dưỡng ẩm ưu việt. Từ đó, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết bỏng cho con.

Không những vậy, Dizigone Nano Bạc còn chứa các tinh thể nano siêu nhỏ có khả năng thấm sâu, hỗ trợ duy trì tác dụng sát khuẩn kéo dài trên vết bỏng. Vì thế, sử dụng bộ đôi kháng khuẩn Dizigone tăng gấp 3 lần khả năng sát khuẩn, tái tạo da nhanh chóng và ngăn ngừa, hạn chế được sẹo xấu.

>>> Xem thêm: Thuốc trị bỏng Biafine: Thành phần, công dụng và cách dùng hiệu quả nhất

3. Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng tại nhà cho trẻ

  • Tuyệt đối không tự ý xử lý bỏng cho trẻ bằng phương pháp dân gian mách bảo, như bôi kem đánh răng hay lòng trắng trứng gà vào vết bỏng. Điều này có thể khiến cho vết bỏng bị nhiễm trùng.
  • Đối với trường hợp trẻ bị bỏng nặng và sâu, cần đưa bé đến bệnh viện ngay, 
  • Khi sử dụng băng gạc để băng bó vết thương hoặc thay băng thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ để che chắn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập hay ma sát với quần áo thì không nên băng quá chặt mà chỉ che phủ tạm thời. Thay băng ít nhất 1 lần 1 ngày để đảm bảo vệ sinh. Vết bỏng nhẹ, đã khô se thì nên để khô thoáng, không cần băng bó lại.
  • Tuyệt đối không được chọc vỡ nốt phỏng nước (nếu có).
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học cho bé với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như các loại thịt, thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu chất kẽm… Nên tránh xa và hạn chế sử dụng bánh kẹo, thịt xông khói, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ…

4. Cách phòng ngừa bỏng ở trẻ em

trẻ bị bỏng

Thực ra, không phải lúc nào các bậc phụ huynh cũng có thể bảo vệ được trẻ khỏi tai nạn, tổn thương mọi lúc mọi nơi nhưng những biện pháp đơn giản như dưới đây sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ làm cho bé bị bỏng khi ở nhà:

  • Để các thiết bị, đồ dùng điện tử ở nơi an toàn. Để hộp quẹt, nến, bật lửa, hóa chất, phích nước… cách xa tầm tay trẻ em.
  • Kiểm tra kỹ càng đường dây điện. Loại bỏ những dây điện, phích cắm, tay cầm… bị cũ, hỏng hóc.
  • Chú ý cẩn thận khi cho trẻ tắm bồn, tắm nước nóng lạnh. Trước khi trẻ tắm nước ấm, bố mẹ phải kiểm tra kỹ nước.
  • Không để trẻ ra vào quá nhiều hoặc sử dụng xe tập đi ở khu vực bếp.
  • Bảo quản, cất giữ các chất tẩy rửa an toàn trên cao.

Ngoài ra, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi gia đình nên sắm một tủ thuốc y tế tiện nghi, đầy đủ trong nhà. 

Hy vọng với những thông tin hữu ích như bài viết đã chia sẻ, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị để biết cách điều trị khi trẻ bị bỏng

>>> Xem bài viết: Bỏng nắng: Nhận diện và xử trí tại nhà hiệu quả nhanh chóng.

]]>
https://dizigone.vn/tre-bi-bong-18039/feed/ 0
Thuốc trị bỏng Biafine: Thành phần, công dụng & cách dùng hiệu quả nhất  https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-biafine-17987/ https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-biafine-17987/#respond Thu, 03 Aug 2023 03:49:11 +0000 https://dizigone.vn/?p=17987 Thuốc trị bỏng Biafine chứa hoạt chất chính là Trolamine, được dùng trong xử lý tổn thương bỏng nhẹ đến trung bình. Vậy làm thế nào để dùng thuốc Biafine đạt hiệu quả cao nhất. Cùng dược sĩ Dizigone theo dõi bài viết dưới đây:

thuốc trị bỏng biafine

1. Tổng quan về thuốc trị bỏng Biafine

  • Nguồn gốc: Janssen Cilag S.A. – Pháp
  • Dạng bào chế: Nhũ tương bôi ngoài da
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 ống x 93g hoặc 46,5g
  • Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Điều kiện bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC nhưng không dưới 0oC . Để xa tầm tay trẻ em.
  • Giá tham khảo: 96.000 VNĐ/ tuýp 93g

2. Thành phần – công dụng của Biafine

2.1. Thành phần 

Thành phần chính trong thuốc trị bỏng Biafine là Trolamin 0,670 g

Ngoài ra là các tá dược như: Ethylen glycol stearat, acid stearic, cetyl palmitat, paraffin rắn, paraffin lỏng, propylen glycol, dầu quả bơ, trolamin alginat và natri alginat, kali sorbat, E 219, E 217, và nước tinh khiết vừa đủ 100 g nhũ tương.

2.2. Công dụng 

Trolamin là một amin bậc ba và là một triol có tác dụng làm tăng interleukin (IL)-1, giảm IL-6 là những cytokine có vai trò thiết yếu trong việc tái tạo mô. IL-1 kích hoạt enzym collagenase, tăng sản xuất collagen, thúc đẩy phát triển nguyên bào sợi; trong khi đó IL-6 làm tăng tốc độ tăng trưởng của biểu bì và ức chế sự tăng sinh nguyên bào sợi. Bằng cách tăng IL-1, giảm IL-6, Trolamin giúp tăng cường quá trình tái tạo mô, hình thành cấu trúc nền của da, nhanh chóng làm lành vết thương.

Trolamin giúp làm tăng số lượng đại thực bào tại vết thương. Đại thực bào tạo ra oxit nitric (NO) –  là một phân tử gốc tự do tồn tại trong thời gian ngắn. NO có tác dụng : hoạt tính kháng khuẩn, giãn mạch, lắng đọng collagen và co thắt vết thương, từ đó tăng cường tác dụng chữa lành vết thương của Trolamin. 

Biafine làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu ở da, tăng số lượng đại thực bào tại vết thương, làm giảm nồng độ interleukin-6 và tăng nồng độ interleukin-1, từ đó giúp vết bỏng phục hồi nhanh chóng.

3. Biafine dùng cho trường hợp nào? 

thuốc trị bỏng biafine

Thuốc trị bỏng Biafine được FDA phê duyệt chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bỏng cấp độ 1 và độ 2 và tất cả các vết thương ngoài da không nhiễm trùng
  • Điều trị đỏ da thứ phát do xạ trị.

>>> Xem thêm: Thuốc bỏng b76: Thành phần, công dụng và hiệu quả

4. Cách dùng Biafine hiệu quả nhất 

Để đạt hiệu quả tối ưu khi dùng Biafine, bạn cần xác định mức độ tổn thương bỏng. 

Đối với bỏng cấp độ 1

  • Bước 1: Sát khuẩn vết bỏng bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp.
  • Bước 2: Bôi một lớp thuốc dày lên vết bỏng đến khi thuốc không còn hấp thu được nữa
  • Bước 3: Xoa nhẹ để thuốc thấm vào da. 
  • Bước 4: Sử dụng 2-4 lần trong một ngày. 

Trường hợp bị bỏng rộng, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Đối với bỏng cấp độ 2 

  • Bước 1: Sau khi rửa vết thương, bôi một lớp thuốc dày phủ khắp bề mặt tổn thương và tiếp tục bôi thuốc để duy trì một lớp thuốc thừa
  • Bước 2: Nếu cần, phủ một miếng gạc ẩm và băng lại. 

Lưu ý: không sử dụng băng gạc khô vì sẽ có thể gây cọ xát và làm vết bỏng trở nên nặng hơn.  

Trường hợp bị bỏng sâu, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Đỏ da thứ phát do xạ trị

Thông thường, bôi 2-3 lần mỗi ngày, bôi cách đều, xoa nhẹ để thuốc thấm vào da hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

>>> Xem bài viết: Xử lý bỏng tại nhà an toàn – nhanh lành, đúng cách – không để lại sẹo

5. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Biafine điều trị bỏng 

Sử dụng Biafine trong một số trường hợp có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Cảm giác đau (như kim châm) vừa phải và thoáng qua khoảng 15 – 30 phút sau khi bôi thuốc
  • Dị ứng do tiếp xúc (hiếm khi gặp) như: phát ban, nổi mề đay, ngứa, da đỏ, sưng, phồng rộp hoặc bong tróc
  • Viêm da do tiếp xúc (rất hiếm khi gặp) gây ra các biểu hiện như: chảy nước, nóng, sưng, đỏ, đau. Nếu có các dấu hiệu trên nên ngừng sử dụng sản phẩm

6. Lưu ý khi dùng Biafine điều trị bỏng 

thuốc trị bỏng biafine

  • Không dùng Biafine bằng đường uống. Chỉ sử dụng bôi ngoài da, tránh xa mắt, miệng, mũi, tai
  • Trường hợp bỏng nước hay bỏng rộng, hoặc vết thương sâu và rộng cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không dùng Biafine cho vết thương chảy máu 
  • Không dùng Biafine cho các vết bỏng có nhiễm trùng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng
  • Kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và sinh hoạt khoa học để vết bỏng phục hồi nhanh chóng

7. Bộ đôi Dizigone – điều trị bỏng nhanh chóng, an toàn, không thâm sẹo 

Bộ đôi Dizigone – lựa chọn tối ưu giúp xử lý vết bỏng mọi cấp độ. Bộ đôi Dizigone gồm 2 sản phẩm chính: Dung dịch kháng khuẩn DizigoneKem Dizigone Nano Bạc. Bộ đôi này có tác dụng giúp kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo, hiệu quả nhanh chóng và an toàn.

dizigone - d300 & nano

  • Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là dung dịch muối khoáng được xử lý bằng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhanh chóng và mạnh mẽ như: HClO, ClO-, HO…..
  • Kem Dizigone Nano Bạc: với các thành phần tự nhiên như lô hội, cúc La Mã, tinh dầu Tràm trà có tác dụng ngăn ngừa viêm da, kháng khuẩn, dưỡng ẩm làm dịu da, ngừa sẹo và kích thích tái tạo tế bào da mới.

Công dụng:

  • Kháng khuẩn vượt trội, ngăn ngừa vết bỏng nhiễm trùng, hoại tử
  • Làm dịu, kích thích tái tạo phục hồi tế bào da 
  • Hạn chế thâm sẹo do bỏng 

Cách dùng: 

  • Bước 1: Lau, rửa hoặc xịt trực tiếp dung dịch Dizigone vào vết bỏng, để nguyên tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước
  • Bước 2: Đợi dung dịch khô, thoa kem Kem Dizigone Nano Bạc lên vết bỏng đã khô se, không còn chảy dịch.
  • Bước 3: Sử dụng 3-4 lần/ ngày đến khi vết bỏng lành hẳn

Ưu điểm: 

  • Kháng khuẩn nhanh – mạnh: Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm chỉ trong 30s tiếp xúc, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng
  • Kích thích tổn thương lành tự nhiên: Không gây ảnh hưởng tới tế bào hạt, nguyên bào sợi, giúp vết bỏng lành nhanh, hạn chế thâm sẹo
  • Không gây đau xót, kích ứng: Dịu nhẹ như nước, không gây đau xót khi dùng trên vết bỏng nặng
  • Không tác dụng phụ: Duy trì hiệu quả trong thời gian dài, không gây đề kháng
  • Không màu: Không rây bẩn quần áo, giúp bệnh nhân theo dõi dễ dàng tiến triển vết bỏng

Nhược điểm: Dung dịch Dizigone có mùi chloride nhẹ.

>>> Xem thêm: 5+ thuốc bôi bỏng bô xe máy hiệu quả và thông dụng [Cập nhật 2023]

Thuốc trị bỏng Biafine đã được FDA phê duyệt có tác dụng điều trị bỏng độ 1 và độ 2 hiệu quả. Trong trường hợp vết bỏng nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời. Khi cần tư vấn về các sản phẩm điều trị bỏng và cách chăm sóc bệnh nhân bị bỏng, vui lòng gọi Hotline 1900 9482 để trao đổi trực tiếp với chuyên gia của Dizigone.

]]>
https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-biafine-17987/feed/ 0
Bỏng nắng: Nhận biết & khắc phục tại nhà hiệu quả nhanh  https://dizigone.vn/bong-nang-17965/ https://dizigone.vn/bong-nang-17965/#respond Mon, 31 Jul 2023 07:38:19 +0000 https://dizigone.vn/?p=17965 Khí hậu nóng ẩm cùng ánh nắng gay gắt khiến chúng ta rất dễ bị bỏng nắng, đặc biệt là những ngày có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Cùng dược sĩ Dizigone tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí và những lưu ý quan trọng về bỏng do nắng trong bài viết này!

bỏng nắng

1. Bỏng nắng là gì?

Tình trạng bỏng nắng thường xuất hiện vào mùa nóng ở những vùng miền có khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, bỏng do nắng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như màu da, nơi sinh sống, thói quen của con người.

1.1. Nguyên nhân gây bỏng nắng

Theo đó, bỏng nắng là hậu quả do da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím từ ánh mặt trời khiến làn da bị tổn thương, trong đó tia UVB (bước sóng 280 – 320 nm) gây ra các triệu chứng rõ nhất.

1.2. Yếu tố gây tăng nguy cơ bỏng nắng

Hầu hết mọi người đều có thể bị bỏng do nắng nhưng một số nhóm người lại có nguy cơ cao hơn nếu họ có một hoặc nhiều các yếu tố dưới đây:

  • Sinh sống ở vùng gần xích đạo, vùng cao có mức UV tăng đến 4% khi lên cao thêm 300m.
  • Thời gian dài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10h sáng đến 4h chiều. 
  • Màu da càng sáng, khả năng bị bỏng nắng càng cao. Theo phân loại Fitzpatrick, màu da được chia thành 6 cấp độ từ I – VI, trong đó da loại I là tuýp da sáng nhất có nguy cơ cao bị bỏng nhiều hơn so với da loại VI.
  • Về thói quen, những người không mặc áo chống nắng, đeo kính, khẩu trang,… khi ra ngoài trời lúc nắng gắt cũng sẽ có nguy cơ bị bỏng nắng cao.

2. Dấu hiệu da bị bỏng nắng

Đôi khi vùng da đi nắng chỉ hơi ửng đỏ khiến bạn bỏ qua triệu chứng bỏng dễ thấy nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu và biến chứng mà cần nắm được do bỏng nắng.

bỏng nắng

2.1. Triệu chứng khi bị bỏng nắng

Trong khoảng từ 1 – 24h đầu, vùng da bị bỏng sẽ từ từ xuất hiện các triệu chứng nặng và nhẹ như: 

  • Mức độ nhẹ: Da đổi màu ban đỏ nhẹ, bong vảy da, sau đó có cảm giác đau rát kèm sưng tấy, tiếp đó sẽ hình thành bọng nước. Da trở nên thâm, sạm đen hơn so với vùng da không bị bỏng khác.
  • Mức độ nặng: Bao gồm các triệu chứng nhẹ kèm sốt, ớn lạnh, suy nhược cơ thể, sốc hay có thể tử vong nếu vùng bỏng quá lớn. 

2.2. Biến chứng khi bị bỏng nắng

Các biến chứng phổ biến nhất của bỏng nắng là nhiễm trùng thứ phát, vết nám vĩnh viễn và tăng đáng kể nguy cơ ung thư da. Da bị bong có thể rất dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời trong vài tuần.

>>> Xem thêm: Bị bỏng nước sôi phải làm sao? Cách xử trí từ A – Z

3. Cách khắc phục bỏng nắng tại nhà hiệu quả nhanh

Ngoại trừ các trường hợp bỏng nặng dựa vào triệu chứng quan sát được, bạn có thể xử trí vết bỏng tại nhà bằng những cách dưới đây:

3.1. Dội nước mát

Mới phát hiện dấu hiệu bỏng nắng, bạn cần giảm nhiệt độ vết bỏng bằng cách chườm nước mát. Lưu ý không ngâm vết bỏng vào nước đá bởi điều này sẽ làm đông cứng các tế bào, khiến các mạch máu bị co rút làm vết thương nghiêm trọng hơn. Mặt khác, bạn cũng không nên ngâm mình trong hồ bơi hay nước biển bởi thành phần clo có thể gây kích ứng da và muối biển cũng làm tăng mức độ ảnh hưởng của nắng đến làn da.

3.2. Tắm nước Baking Soda lạnh

bỏng nắng

Baking soda được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nấu ăn, y tế, làm đẹp,… Trong trường hợp bị bỏng do nắng, bạn có thể sử dụng loại muối nở này để giảm đau và sát khuẩn nhằm cải thiện hiệu quả lành da. 

Khi áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần thêm 1 chén baking soda vào nước tắm, khuấy tan hoàn toàn và ngâm vùng bị bỏng khoảng 20 phút. Sau khi tắm không cần tráng lại với nước thường, bạn chỉ cần để da khô tự nhiên là được.

3.3. Nha đam 

Gel nha đam thường được ứng dụng trong điều trị da, đặc biệt là quá trình phục hồi sau khi điều trị. Tương tự với vết bỏng nắng, bạn cũng có thể dùng gel nha đam để cấp ẩm, hạ nhiệt và giảm kích ứng giúp da dễ chịu hơn. 

Cách dùng:

  • Bước 1: Gọt bỏ vỏ ngoài màu xanh của lá nha đam.
  • Bước 2: Nạo lấy phần thịt chứa gel củ nha đam, đắp thành lớp dày lên vùng da bị bỏng nắng.
  • Bước 3: Sau khoảng 10 – 15 phút, rửa sạch gel nha đam với nước mát.

Lưu ý, nếu bạn dị ứng với thành phần này thì hãy áp dụng những cách khác.

3.4. Túi lọc trà

Trong các loại trà tươi hay trà khô đều chứa nhiều catechin và flanovoid có khả năng xoa dịu cảm giác nóng rát do bỏng nắng. Theo đó, để chữa bỏng, bạn hãy giữ lại túi trà bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1h. Tiếp đó, hãy lấy túi trà đắp lên vùng da bị bỏng từ 10 – 15 phút. Bạn nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 lần để giảm đau và làm vết bỏng mau lành.

3.5. Sữa tươi không đường lạnh

Thành phần sữa tươi gồm chất béo, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu giúp da mềm mịn và đào thải các chất có hại cho da. Vì vậy, bạn có thể dùng sữa tươi để làm dịu vết bỏng bằng cách: 

Thấm 1 miếng vải hoặc gạc bông vào sữa lạnh, sau đó đắp lên vùng da bị bỏng. Lớp màng protein được hình thành trong quá trình đắp sẽ làm giảm cảm giác đau rát, hạ nhiệt và thúc đẩy vết bỏng mau lành hơn.

3.6. Tắm bột yến mạch

bỏng nắng

Với đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm cao và làm dịu da hiệu quả, bột yến mạch giúp giảm các triệu chứng bỏng nắng đáng kể. Bạn xử lý bỏng nắng bằng bột yến mạch theo cách sau: 

Pha bột yến mạch vào nước tắm ấm, sau đó ngâm mình 15 – 20 phút, thực hiện 2 lần/ngày. Sau khi tắm, nên dùng khăn hơi ẩm để thấm thay vì khăn khô để tránh làm da tổn thương.

3.7. Dùng cà chua

Nhiều nghiên cứu cho thấy cà chua giàu lycopene – hoạt chất chống oxy hóa, giảm tác hại từ tia UV hiệu quả. Bạn nên sử dụng nước ép cà chua trộn cùng sữa chua, sữa tươi hoặc chanh để đắp lên vết bỏng, phần da tổn thương sẽ được thúc đẩy phục hồi nhanh hơn. 

3.8. Kem dưỡng da dạng gel

Thông thường, vết bỏng do nắng thường khô và có hiện tượng tróc da kèm mẩn đỏ, đau rát. Bởi vậy, bạn cần dùng kết hợp kem dưỡng da dạng gel để da giữ được độ ẩm cần thiết, không bị bong da. Ngoài ra, việc thoa kem dạng gel cũng giống như tạo một lớp màng bảo vệ để tránh nhiễm trùng vết bỏng, làm giảm đau rát giúp người bị bỏng dễ chịu hơn.

4. Lưu ý khi xử trí bỏng nắng

Trong quá trình xử trí vết bỏng, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau để da mau lành:

  • Khoảng 48h đầu tiên, các triệu chứng bỏng nắng có thể xuất hiện nhanh hoặc rất chậm, vì thế hãy chú ý quan sát và cảm nhận để quyết định thăm khám bác sĩ kịp thời.
  • Tránh để vùng da bị bỏng tiếp xúc trực tiếp với ảnh nắng, nếu cần thiết phải ngoài hãy dùng các biện pháp bảo vệ. Hãy áp dụng điều này cho đến khi vùng da lành hẳn.
  • Không dùng đá lạnh để điều trị vết bỏng, chỉ nên dùng nước mát vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Nên dùng kem chống nắng phổ rộng từ SPF 30 trở lên và thoa lại sau 4 – 6 tiếng hoặc khi da bị đổ nhiều mồ hôi / xuống nước.

5. Cách xử lý bỏng nắng với bộ đôi Dizigone

Bỏng nắng là một dạng bỏng do nhiệt, do đó bạn cần xử trí đúng quy trình để đạt kết quả hồi phục tốt nhất. Trong đó, các bước sát khuẩn và dùng thuốc bôi đóng vai trò rất quan trọng để vết bỏng không bị nhiễm trùng và phục hồi tốt. Cụ thể:

Bước 1: Làm mát vùng da bỏng nắng

Sử dụng nước mát trong 15 – 20 phút từ vòi chảy để làm giảm nhiệt độ, có thể ngâm hoặc chườm đối với vùng da bị bỏng lớn. 

Bước 2: Sát khuẩn vết bỏng

Tiếp theo đó dùng dung dịch Dizigone để sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Với phổ kháng khuẩn rộng, dung dịch muối khoáng này sẽ loại bỏ mầm bệnh, virus và bụi bẩn nhanh chóng chỉ trong 30 giây. Ngoài ra, khi sử dụng Dizigone trong suốt quá trình điều trị, vết thương sẽ hồi phục tự nhiên, không để lại sẹo và không gây đau rát.

Xịt trực tiếp dung dịch kháng khuẩn Dizigone lên vùng da bị bỏng. Để da khô tự nhiên không cần rửa lại với nước. Tích cực sát khuẩn ngày 3 – 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bước 3: Thoa kem trị bỏng

Kem Dizigone Nano Bạc với chiết xuất thành phần tự nhiên như Lô hội, các La Mã, Tràm trà cùng phân tử Nano Bạc giúp tăng khả năng kháng khuẩn gấp 2 lần khi kết hợp cùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.

Dizigone Nano Bạc giúp làm dịu da, giảm nhanh triệu chứng đau rát, ửng đỏ do bỏng nắng. Đồng thời thúc đẩy nhanh phục hồi trên da, bảo vệ da, hạn chế thâm do bỏng.

Bạn bôi kem Dizigone Nano Bạc sau bước sát khuẩn ngày 2 – 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất.

bỏng bô xe máy bị phồng

Bước 4: Bảo vệ vết bỏng

Để vết bỏng khô tự nhiên, không cần đắp hay băng bó nhưng cần tránh va chạm làm trôi thuốc.

6. Phòng ngừa bỏng nắng hiệu quả

Hầu hết chúng ta đều cho rằng bỏng nắng không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu bị bỏng ở mức độ nặng bạn có thể gặp các biến chứng kể trên, tệ nhất là ung thư da. Vì vậy, để phòng ngừa, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tiếp xúc với tia UV.

bỏng nắng

  • Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Cần tránh ánh nắng vào buổi trưa hoặc buổi chiều do cường độ UV cao nhất vào thời điểm này, đặc biệt là người da trắng. 
  • Sử dụng đồ chống nắng: Trang bị đầy đủ áo chống nắng, kính râm, mũ,… để bảo vệ da khi cần thiết phải ra ngoài vào thời điểm trên. Tuy không chống nắng hoàn toàn nhưng sẽ giảm bớt mức độ tiếp xúc trực tiếp giữa da và ánh nắng.
  • Thoa kem chống nắng: Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và tổn thương da mạn tính bằng cách hấp thụ hoặc phản chiếu tia tử ngoại của mặt trời. Khi bôi kem, bạn vẫn phải sử dụng đồ chống nắng đầy đủ để bảo vệ tuyệt đối cho làn da.
  • Bổ sung hoạt chất bảo vệ: Bổ sung các hoạt chất Polypodium leucotomos (chiết xuất dương xỉ nhiệt đới) và nicotinamide qua đường uống để bảo vệ da đồng thời chống lại tác hại của tia UV. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có loại thuốc phù hợp.

Như vậy, bỏng nắng là một dạng bỏng nhiệt và có thể để lại nhiều biến chứng hơn chúng ta nghĩ. Qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử trí, phòng ngừa hiệu quả. Mọi thắc mắc chi tiết về bỏng nắng và các bệnh lý khác vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được trợ giúp nhanh nhất.

>>> Xem bài viết: Peel da bị bỏng: Nguyên nhân và cách xử tri tại nhà nhanh nhất

]]>
https://dizigone.vn/bong-nang-17965/feed/ 0
Peel da bị bỏng: Nguyên nhân & 7 cách xử lý tại nhà nhanh nhất https://dizigone.vn/peel-da-bi-bong-nguyen-nhan-7-cach-xu-ly-tai-nha-nhanh-nhat-17947/ https://dizigone.vn/peel-da-bi-bong-nguyen-nhan-7-cach-xu-ly-tai-nha-nhanh-nhat-17947/#respond Thu, 27 Jul 2023 08:41:47 +0000 https://dizigone.vn/?p=17947 Peel da được ưa chuộng bởi hiệu quả phục hồi da mụn, sẹo, tổn thương nhưng tình trạng peel da bị bỏng vẫn có nguy cơ xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Chi tiết nguyên do và cách khắc phục sẽ được đề cập trong bài viết này!

peel da bị bỏng

1. Nguyên nhân – dấu hiệu bỏng da sau peel

Trong thẩm mỹ, peel da là phương pháp tái tạo và phục hồi da bằng cách sử dụng hoạt chất hóa học tác động lên da. Một số thành phần thường được sử dụng gồm AHA, BHA, Retinol,… tùy vào mục đích điều trị khác nhau. Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả trong điều trị mụn, sẹo, cải thiện dấu hiệu lão hóa nhưng có thể gây bỏng da rất khó chữa.

1.1. Nguyên nhân gây peel da bị bỏng

Theo đó, sau khi peel da, mức độ thay da sinh học của mỗi người đều không giống nhau. Nếu không may bị bỏng thì nguyên nhân có thể là:

  • Nồng độ hoạt chất không phù hợp: Nồng độ axit trong sản phẩm peel quá cao dễ khiến da bị bỏng. Do đó, nếu mới bắt đầu peel da, bạn nên sử dụng sản phẩm có nồng độ thấp để da làm quen dần.
  • Chất lượng sản phẩm peel không đảm bảo: Sản phẩm peel da trên thị trường có nhiều loại và rất dễ bị làm giả (thay tem nhãn, thay đổi nồng độ hoạt chất,…) nên có nguy cơ gây hại cho da. Bạn nên mua sản phẩm peel tại các cửa hàng uy tín hoặc thực hiện peel tại spa uy tín để đảm bảo sức khỏe làn da.
  • Sức khỏe da yếu: Đôi khi da yếu, độ nhạy cảm tăng cũng là vấn đề khiến da không thích ứng được với sản phẩm peel, kể cả là hoạt chất bạn đã từng dùng. Vì vậy, nếu cảm thấy da không khỏe, bạn nên chờ khi da khỏe rồi mới thực hiện.
  • Thực hiện peel da quá nhiều lần: Sau khi thay da sinh học, da của bạn thường láng mịn và hồng hào hơn rất nhiều. Chính vì thế mà nhiều bạn có tình trạng lạm dụng hình thức này để làm đẹp dẫn đến nhiều hệ lụy, bao gồm cả bỏng. Hãy thăm khám bác sĩ hoặc tính toán giãn cách thời gian peel trước đó để tránh làm tổn thương da.

1.2. Dấu hiệu da bị bỏng sau peel

peel da bị bỏng

Trong trường hợp da có cảm giác hoặc xuất hiện các biểu hiện sau đây, bạn nên cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu bạn bị bỏng do peel da và cần đến bác sĩ thăm khám ngay:

  • Vùng da peel bị nóng rát, đỏ tấy và hơi sưng.
  • Bị nổi mụn nước nếu da bị bỏng nặng.
  • Làn da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với mưa nắng, bụi bẩn. Tình trạng này có thể khiến da bị nám, tàn nhang hoặc có các dấu hiệu lão hóa.
  • Khi bỏng nặng, da có thể bị tổn thương và bị mất cấu trúc bên trong.

2. Cách xử lý da bị bỏng sau peel tại nhà nhanh – hiệu quả nhất

Có thể thấy, peel da bị bỏng có hai mức độ chủ yếu là nặng và nhẹ, cụ thể sẽ được bác sĩ chẩn đoán khi bạn thăm khám. Tuy nhiên, nếu bạn bắt gặp các triệu chứng kể trên và chưa thể đi khám ngay thì hãy chủ động xử lý bằng những cách dưới đây:

2.1. Làm dịu da đỏ rát

Thông thường, triệu chứng đầu tiên khi bị bỏng là vùng da bị mẩn đỏ và nóng rát, vì vậy bạn cần làm dịu vùng da đó theo các bước sau:

Bước 1: Kháng khuẩn bằng dung dịch Dizigone

Nhằm đảm bảo vùng da bỏng không nhiễm trùng, bạn cần làm sạch trước khi sử dụng các hoạt chất làm dịu da. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone với phổ kháng khuẩn rộng sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn trên bề mặt da trong vòng 30 giây. Đặc biệt, dung dịch không gây xót, kích ứng vùng tổn thương nên có thể giảm bớt cảm giác đau rát. Mặt khác, vì tác dụng nhanh nên vùng peel da bị bỏng cũng hạn chế thành sẹo.

dizigone - d300 & nano

Bước 2: Dùng xịt khoáng, toner dịu nhẹ

Tiếp đến, để làm dịu mát da, giảm cảm giác đau rát châm chích, bạn nên dùng xịt khoáng hoặc toner xịt vào vùng da bị bỏng. Các thành phần trong xịt khoáng và toner chủ yếu là nước và các hoạt chất lành tính, vì vậy bạn có thể yên tâm thoa, xịt lên vùng bỏng mà không sợ nhiễm khuẩn.

2.2. Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính

Rửa sạch nhẹ nhàng vùng da bỏng cũng sẽ làm dịu cơn đau và mẩn đỏ. Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt có độ dưỡng ẩm cao, pH trung tính khoảng 5.5 – phù hợp với pH tự nhiên của da giúp làm dịu, giảm kích ứng. Đồng thời, nên xem kĩ thành phần sữa rửa mặt và tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể khiến da kích ứng, bong tróc, từ đó làm tăng mức độ bỏng.

2.3. Không để ra tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Da sau peel được đánh giá là vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể, vì vậy bạn cần tránh ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. Tia UV khi tiếp xúc với da nhạy cảm dễ làm da tổn thương nghiêm trọng và có thể làm xuất hiện nám, tàn nhang & các dấu hiệu lão hóa sớm. Khi cần thiết phải ra ngoài, hãy bôi thêm kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đeo khẩu trang, che chắn da bằng mũ trùm đầu rộng để bảo vệ vùng da bị bỏng.

2.4. Dưỡng ẩm

peel da bị bỏng

Như đã đề cập, dưỡng ẩm cũng sẽ phần nào làm giảm cảm giác đau rát đồng thời cấp ẩm giúp vùng bỏng mau lành hơn, không thành sẹo. Ngoài việc dùng sữa rửa mặt có chất dưỡng ẩm, bạn nên bổ sung thêm kem dưỡng chuyên biệt để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể chọn loại kem có nhiều dưỡng chất để cấp ẩm sâu cho da. Lưu ý không nên chọn sản phẩm có paraben, thuốc nhuộm, nước hoa tổng hợp để ngăn ngừa kích ứng da.

2.5. Dùng sản phẩm phục hồi, tái tạo da

Peel da là phương pháp giúp da tái tạo sau tổn thương hiệu quả. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp của các sản phẩm phục hồi, tái tạo khác thì quá trình lành da càng diễn ra nhanh hơn, an toàn hơn. Nếu chưa biết chọn sản phẩm nào, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về loại kem hoặc thuốc bôi bỏng để đảm bảo hiệu quả.

2.6. Không trang điểm

Da bị bỏng dù nặng hay nhẹ đều cần tránh trang điểm bởi các thành phần trong bột phấn, kem nền, kem che khuyết điểm có thể làm da bị kích ứng. Ngoài ra, khi dùng kem trang điểm, da sẽ bị bí và khó chịu khiến vết bỏng lâu lành hơn.

2.7. Dùng dược liệu thiên nhiên

peel da bị bỏng

Thay vì thoa kem trang điểm, bạn nên dùng các dược liệu thiên nhiên để làm dịu, giảm đau hoặc bảo vệ vùng da tổn thương do bỏng, ví dụ như:

  • Nha đam: do có tính mát nên nha đam có tác dụng làm dịu da và giảm tấy đỏ vết bỏng. 
  • Lòng trắng trứng: với vết bỏng có hiện tượng phồng rộp, bạn có thể dùng lòng trắng trứng để làm giảm độ phồng, các vitamin trong lòng trắng cũng sẽ giúp vùng bỏng được dịu bớt cảm giác đau rát.
  • Mật ong: tuy có tính nóng nhưng khi sử dụng một lượng vừa đủ, vết thương sẽ được bảo vệ, ngăn ngừa nhiễm trùng do mật ong có tính diệt khuẩn, kháng viêm cao.

3. Phòng ngừa bỏng da do peel

peel da bị bỏng

Ngoại trừ trường hợp peel da tại các cơ sở làm đẹp uy tín, nếu thực hiện peel da tại nhà bạn cần kiểm tra và chọn sản phẩm phù hợp, làm sạch da kết hợp thực hiện đúng quy trình. Cụ thể bạn cần lưu ý:

  • Chọn sản phẩm peel da phù hợp: Nếu peel da tại nhà, bạn chỉ nên thực hiện peel da nồng tức là chỉ tác động lên lớp thượng bì của da để tẩy da chết. Một số sản phẩm thường dùng có chứa các hoạt chất như enzym, lactic acid, tricloacetic acid, AHA, BHA nồng độ thấp. Trong trường hợp peel da sâu để giải quyết các vấn đề liên quan đến sắc tố da, lão hóa, bạn nên đến thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra phản ứng của sản phẩm: Sử dụng một lượng nhỏ lên phần cổ tay hoặc cánh tay trong 24 – 48h để thử, nếu không có hiện tượng kích ứng, bạn có thể yên tâm sử dụng lên da mặt.
  • Chuẩn bị dụng cụ sạch sẽ: Đảm bảo chuẩn bị dụng cụ peel da được vệ sinh sạch giúp vùng da peel được bảo vệ an toàn, không nhiễm khuẩn. Một số dụng cụ bạn cần có gồm: bông tẩy trang, khăn sạch, cọ quét, sản phẩm peel,…
  • Thực hiện peel đúng quy trình: Bạn cần peel da theo trình tự 4 bước gồm tẩy trang kết hợp vệ sinh sạch da; thoa vaseline để bảo vệ vùng da nhạy cảm; bôi sản phẩm peel lên vùng da cần cải thiện và chờ đủ thời gian theo yêu cầu của nhà sản xuất; cuối cùng làm sạch da, dùng toner và kem dưỡng ẩm để làm dịu, cân bằng độ pH trên da.

Qua những kiến thức chia sẻ về vấn đề peel da bị bỏng, bạn đã nắm được nguyên nhân, cách xử lý cũng như phòng ngừa hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan đến chăm sóc da và sử dụng sản phẩm của Dizigone, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn nhanh nhất.

]]>
https://dizigone.vn/peel-da-bi-bong-nguyen-nhan-7-cach-xu-ly-tai-nha-nhanh-nhat-17947/feed/ 0
Nhận diện và xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học https://dizigone.vn/nhan-dien-va-xu-tri-viem-lo-chan-long-o-mat-chuan-khoa-hoc-17780/ https://dizigone.vn/nhan-dien-va-xu-tri-viem-lo-chan-long-o-mat-chuan-khoa-hoc-17780/#respond Thu, 29 Jun 2023 06:53:11 +0000 https://dizigone.vn/?p=17780 Viêm lỗ chân lông ở mặt không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe con người nhưng nó gây mất thẩm mỹ, khiến bạn trở nên tự ti trong quá trình giao tiếp. Bài viết sau sẽ đưa đến cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về tình trạng viêm lỗ chân lông ở mặt, từ đó giúp bạn nhận diện và xử trí tình trạng này một cách chuẩn khoa học.

viêm lỗ chân lông ở mặt

1. Viêm lỗ chân lông ở mặt có biểu hiện gì?

Viêm lỗ chân lông ở mặt là sự tăng tiết bã nhờn ở các lỗ chân lông, từ đó kích thích vi khuẩn thường trú trên da hoạt động mạnh mẽ gây viêm nhiễm, bít tắc các nang lông, khiến da xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Lỗ chân lông to, tại đó hình thành các mụn nhỏ li ti ở ngay lỗ chân lông và có thể xuất hiện mủ gây cảm giác đau nhức, sưng đỏ quanh chân lông.
  • Làn da trở nên bong tróc và sần sùi hơn, nhạy cảm với các yếu tố tác động bên ngoài đó là: thời tiết, môi trường, các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da.
  • Làn da đổ dầu nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mụn bọc, mụn mủ xuất hiện.

2. Tác hại của viêm lỗ chân lông ở mặt

viêm lỗ chân lông ở mặt

Thông thường viêm lỗ chân lông ở mặt không gây tác hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tình trạng da liễu này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người:

  • Vùng da viêm nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại xâm nhập và hình thành mụn bọc, mụn mủ gây sưng đỏ, đau nhức quanh các nốt mụn.
  • Bên cạnh đó, bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhiều tại vùng da bị viêm nhiễm. Lúc này cần hạn chế tối đa việc cào gãi, trong nhiều trường hợp có thể sử dụng thuốc kháng histamin H1 để làm giảm triệu chứng.
  • Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tổn thương trở nên sâu hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
  • Sẹo xấu có thể xuất hiện sau quá trình điều trị viêm lỗ chân lông ở mặt.

>>> Xem bài viết: Da mụn đầu đen lỗ chân lông to> – 5 bước chăm sóc đơn giản để đẩy lùi

3. Cách xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học

Dưới đây, chúng tôi xin được chia sẻ các nguyên tắc cũng như đưa ra các biện pháp xử lý chuẩn khoa học nhằm mục đích giúp bạn đọc giải quyết tình trạng viêm lỗ chân lông ở mặt một cách an toàn và hiệu quả nhất

3.1. Nguyên tắc xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học

Đối với những tổn thương ngoài da, để quá trình xử trí trở nên hiệu quả nhất bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Vệ sinh vùng da bị viêm lỗ chân lông bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
  • Loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật có hại đồng thời hạn chế thói quen cào gãi gây kích ứng và tổn thương làn da.
  • Đối với từng tình trạng viêm nhiễm mức độ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp sát khuẩn và dùng thuốc phù hợp nhất.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học là yếu tố quan trọng giúp da phục hồi nhanh chóng đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát trở lại.

3.2. Cách xử trí viêm lỗ chân lông ở mặt chuẩn khoa học

Vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone

viêm nang lông

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ châu Âu, chứa thành phần là các ion muối khoáng HClO, ClO-, OH- có tác dụng:

  • Tiêu diệt 100% vi sinh vật có hại trong vòng 30 giây. 
  • Với cơ chế hoạt động tương tự với cách hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể nên sản phẩm đảm bảo an toàn, lành tính với mọi làn da. 
  • Dung dịch không màu, trong suốt giúp người sử dụng dễ dàng quan sát khi chăm sóc tổn thương.
  • Được kiểm chứng khoa học: Bộ KHCN và Đại học Y chứng minh về an toàn và hiệu quả kháng khuẩn nhanh – mạnh
  • Cách sử dụng: dùng tăm bông thấm đẫm dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm nhiễm. Thực hiện đều đặn 4-5 lần/ngày, đặc biệt trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị cụ thể.

Sử dụng thuốc điều trị 

Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm của nang lông mà các bác sĩ đưa ra phác đồ sử dụng thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn cho phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm lỗ chân lông đó là:

Thuốc không kê đơn chứa các hoạt chất như: 

  • Acid salicylic, benzoyl peroxide, acid azelaic có tác dụng bạt sừng, tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng, giúp làm sạch lỗ chân lông, từ đó ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. 
  • Bên cạnh đó, sản phẩm chứa retinol là hoạt chất phổ biến dành cho những làn da bị mụn. Đây là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng bạt sừng, tẩy tế bào chết, hiệu quả đối với các nốt mụn viêm. Một điều lưu ý cần bạn sử dụng kem chống nắng đầy đủ khi sử dụng retinol điều trị mụn.

Các loại thuốc này phù hợp với những người bị viêm lỗ chân lông mức độ nhẹ và trung bình, chưa xuất hiện mụn mủ, mụn bọc hay mụn sưng viêm lớn.

viêm lỗ chân lông ở mặt

Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, xuất hiện mủ kèm sưng đau xung quanh vết mụn, bạn cần sử dụng các thuốc kê đơn đặc trị như sau:

  • Kháng sinh: doxycycline hoặc tetracycline có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Thuốc chống nhiễm trùng dapsone.
  • Các loại thuốc nội tiết tố: thuốc tránh thai hoặc spironolacton.
  • Isotretinoin: đây là một dẫn xuất khác của vitamin A dùng để điều trị mụn trong trường hợp nghiêm trọng thường là những trường hợp liên quan đến mụn nang bị viêm, không phản ứng với retinoids. Tránh isotretinoin nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc nghĩ rằng bạn có thể mang thai.

Một số thủ thuật không dùng thuốc xử lý viêm lỗ chân lông được áp dụng trong trường hợp các biện pháp dùng thuốc không hiệu quả đó là:

  • Laser: bác sĩ sử dụng nguồn điện với cường độ cao tác động trực tiếp vào vùng da bị bệnh, tiêu diệt vi khuẩn có hại một cách hiệu quả đồng thời kích thích tái tạo collagen, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp làn da trở nên mịn màng, tươi sáng.
  • Tiểu phẫu: phương pháp này thực hiện đối với các trường hợp mụn mủ quá lớn, việc loại bỏ bằng các phương pháp khác khó khăn và không đạt hiệu quả cao.

4. Cách chăm sóc da mặt trong và sau khi điều trị viêm lỗ chân lông

viêm lỗ chân lông ở mặt

Trong quá trình điều trị viêm lỗ chân lông, làn da của bạn tương đối nhạy cảm, dễ chịu tổn thương từ các yếu tố bên ngoài tác động. Vì vậy bạn cần:

  • Làm sạch da mặt mỗi ngày bằng sản phẩm chăm sóc phù hợp với từng loại da, hạn chế sử dụng các hoạt chất tẩy rửa mạnh, dễ gây kích ứng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Che chắn cẩn thận mỗi khi ra khỏi nhà, kết hợp sử dụng kem chống nắng dành riêng cho làn da mụn và da nhạy cảm.

Lưu ý: không nên sử dụng bất cứ sản phẩm chăm sóc da lên vết thương hở, các nốt mụn có hiện tượng chảy dịch vì làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sâu cho da.

Sau quá trình điều trị viêm lỗ chân lông, lúc này làn da cần cung cấp một lượng lớn dưỡng chất giúp phục hồi da, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào da mới, kích thích tạo collagen, giúp làn da trở nên căng bóng, mịn màng hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm trọn bộ chăm sóc và phục hồi làn da sau mụn, viêm nhiễm, bạn có thể tham khảo của các nhãn hàng như: Laroche posay, Vichy, Cetaphil,…. 

Ngoài ra, bạn nên tiến hành tẩy da chết trên mặt 1-2 lần/tuần giúp thông thoáng lỗ chân lông, đồng thời giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong. Thực hiện tẩy trang da mặt mỗi ngày, đặc biệt với những bạn trang điểm nhiều cần sử dụng thêm các sản phẩm tẩy trang chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn lớp phấn dày trên da, hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông và nguy cơ xuất hiện viêm nhiễm.

>>> Xem thêm: Bỏ túi 7 điều khi chăm sóc da bị mụn viêm

5. Lưu ý và sai lầm cần tránh khi điều trị viêm lỗ chân lông ở mặt

viêm lỗ chân lông ở mặt

Một số sai lầm cần tránh giúp quá trình điều trị viêm lỗ chân lông ở mặt được nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất đó là:

  • Tuân thủ phác đồ dùng thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc, thay thế thuốc nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
  • Không đưa tay chạm hay cào gãi lên mặt để hạn chế đưa vi khuẩn từ tay xâm nhập lên vùng da tổn thương.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm trang điểm trong quá trình điều trị, tẩy trang rửa mặt da mỗi ngày bằng các sản phẩm phù hợp với làn da mụn, nhạy cảm.
  • Không sử dụng chung khăn mặt để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

6. Cách phòng ngừa viêm lỗ chân lông ở mặt tái lại

Viêm lỗ chân lông ở mặt hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể có thể tái lại nếu bạn không có cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Vì vậy, bạn cần:

  • Vệ sinh da mặt một cách nhẹ nhàng, không chà mạnh, lựa chọn các loại sữa rửa mặt, dưỡng da, trang điểm không chứa dầu, không gây mụn. 
  • Sử dụng các loại mặt nạ có chứa than hoặc đất sét có tác dụng loại bỏ bã nhờn hiệu quả, giúp lỗ chân lông được thông thoáng.
  • Không tự ý nặn mụn để tránh gây viêm nhiễm cho làn da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: tăng cường bổ sung nhiều rau củ quả nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể; hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì dễ gây kích ứng cho da, tăng tiết dầu thừa, tăng nguy cơ xuất hiện mụn.
  • Xây dựng không gian sống trong lành, thường xuyên giặt giũ chăn màn, đồ dùng cá nhân cần sắp xếp gọn gàng, đi ngủ sớm, hạn chế hiện tượng đổ mồ hôi, thực hiện bôi kem chống nắng mỗi ngày để tăng cường sự bảo vệ cho làn da của bạn.
  • Khi có những dấu hiệu ban đầu của tình trạng viêm lỗ chân lông ở mặt, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất để chấm dứt nhanh các triệu chứng khó chịu, giúp làn da nhanh chóng khỏe mạnh và mịn màng.

Viêm lỗ chân lông ở mặt có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào đặc biệt ảnh hướng lớn đến đối tượng là người trẻ tuổi. Hi vọng rằng bài viết giúp bạn đọc bổ sung được những thông tin đầy đủ nhất liên quan đến tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được tư vấn và giải đáp kịp thời

]]>
https://dizigone.vn/nhan-dien-va-xu-tri-viem-lo-chan-long-o-mat-chuan-khoa-hoc-17780/feed/ 0
Bị bỏng cần biết ngay 8 điều này https://dizigone.vn/bong-la-gi-17639/ https://dizigone.vn/bong-la-gi-17639/#respond Wed, 07 Jun 2023 03:12:46 +0000 https://dizigone.vn/?p=17639 Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Việc hiểu rõ về bỏng, cách thức điều trị và chăm sóc khi bị bỏng mang ý nghĩa quyết định trong quá trình phục hồi. Bài viết top 8 những điều bạn cần biết về bỏng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bỏng. 

bong bỏng

1. Bỏng là gì

 Bỏng gây cảm giác nóng rát, tổn thương cho da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Bỏng có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Tùy vào các tác nhân và mức độ bỏng sẽ có phương pháp chẩn đoán, điều trị phù hợp. 

Với vết bỏng nhẹ, diện tích nhỏ người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Bỏng sâu, diện tích lớn hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn, hoại tự cao cần được điều trị tại cơ sở y tế có chuyên môn. 

2. Nguyên nhân khiến da bị phỏng:

 4 nguyên nhân chính gây bỏng bao gồm: Sức nóng, luồng điện, hóa chất và các tia bức xạ.

  • Bỏng sức nóng là do tác động nguồn nhiệt bên ngoài (ngọn lửa, chất lỏng nóng, vật thể rắn nóng hoặc đôi khi là hơi nước)
  • Bỏng điện: Do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh
  • Bỏng bức xạ phổ: Do tiếp xúc kéo dài với tia cực tím ( mặt trời), tia X hay các loại bức xạ khác. 
  • Bỏng hoá chất có thể là axit mạnh, kiềm mạnh, phenol, cresols, khí mù tạc, phốt pho và một số sản phẩm dầu mỏ

3. Các cấp độ bỏng

Bỏng được phân loại theo 3 cấp độ: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3. Mỗi cấp độ dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương da. 

Bỏng Cấp độ 1

Bỏng độ 1 là độ bỏng nhẹ nhất, còn gọi là “ bỏng bề mặt” vì trường hợp này chỉ gây ảnh hưởng đến lớp biểu bì ngoài cùng của da.

Bỏng độ 1 bao gồm các dấu hiệu sau: Không phồng rộp, không bong da, da tấy đỏ, viêm nhẹ, sưng lên, đau rát. Bỏng độ 1 lành nhanh trong 7-10 ngày mà không để lại sẹo. Khi vết thương lành lại sẽ xảy ra hiện tượng khô và bong tróc.

Bỏng cấp độ 2

Bỏng cấp độ 2 da bị tổn thương sâu hơn, bề mặt da trở nên phồng rộp, tạo phỏng nước, đỏ rát gây đau đớn (tuyệt đối không được chọc phá các bọng nước này). 

Bỏng cấp độ 2 da vẫn có thể tái tạo được do vẫn còn  một phần chân bì (phần sâu của da). Vết bỏng thường lành trong khoảng 2-3 tuần, nếu điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo, trừ trường hợp diện tích bỏng quá rộng .

Bỏng cấp độ 3

bong bỏng

Đây là mức độ bỏng nghiêm trọng nhất trừ độ bỏng 4. Vết bỏng độ 3 gây tác động tới lớp da dưới cùng, tổn thương cả dây thần kinh nên bệnh nhân mất cảm giác đau đớn.

Triệu chứng của bỏng độ 3 có thể được biểu hiện  sau: Da bị bỏng có thể trở nên sáp, chuyển sang màu trắng, có vài vùng bị xém và chuyển sang nâu sẫm, và không còn các mụn nước như cấp độ 2 do lớp da ngoài cùng đã bị phá hủy.

Một số trường hợp nghiêm trọng hơn khi vết bỏng lan vào xương và gân. Những vùng da bị bỏng này dù được điều trị theo đúng phác đồ vẫn để lại sẹo và có thể bị co rút nếu không thực hiện phẫu thuật

Ngoài ba độ da bỏng còn có bỏng độ 4. Loại bỏng này là sẽ xuất hiện toàn bộ triệu chứng của độ bỏng 3 và lan ra ngoài bề mặt da vào gân và xương.

4. Biến chứng từ bỏng 

Các biến chứng của bỏng sâu hoặc lan rộng có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu 
  • Mất dịch nội bào, giảm thể tích máu gây rối loạn điện giải
  • Nhiệt độ cơ thể thấp nguy hiểm (hạ thân nhiệt)
  • Các vấn đề về hô hấp do hít phải không khí nóng hoặc khói
  • Sẹo hoặc vùng gồ ghề do sự phát triển quá mức của mô sẹo (sẹo lồi)
  • Các vấn đề về xương và khớp, do mô sẹo làm cho da, cơ hoặc gân bị rút ngắn và căng lại (co rút) 

Tất cả các vết bỏng có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Bỏng cấp độ 3 có nguy cơ biến chứng cao nhất như nhiễm trùng, sốc và mất máu, có thể dẫn tới tử vong.

5. Biện pháp xử lý vết bỏng đúng cách

Mỗi cấp độ bỏng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp cho tổn thương da.

5.1. Bỏng cấp độ 1 

bong bỏng

Bỏng độ 1 thường để lành tự nhiên được điều trị tại nhà. Phương pháp điều trị bỏng cấp độ 1 bao gồm:

  • Vết bỏng nhẹ có thể ngâm trong nước mát khoảng 5-10 phút hoặc có thể lâu hơn.
  • Dùng lô hội để làm dịu da. Bôi gel lô hội lên vết bỏng vài lần một ngày hoặc lấy lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng áp vào da
  • Nếu vết bỏng đau rát có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh và gạc lỏng để bảo vệ vết bỏng.

Tuyệt đối không sơ cứu vết bỏng bằng cách chườm đá do chênh lệch nhiệt độ lớn gây co mạch máu, khiến vết bỏng tồi tệ hơn. Không đắp bông gòn lên vết bỏng vì các sợi bông nhỏ có thể dính vào vết thương là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng…

>>> Xem bài viết: Xử lý bỏng tại nhà an toàn – đúng cách để lành nhanh – không sẹo 

5.2. Bỏng cấp độ 2

Bỏng độ 2 tổn thương khá sâu, rộng đặc trưng bởi vết phồng rộp nên nguy cơ nhiễm trùng cao. Do đó, nguyên tắc điều trị bỏng độ 2 là sát trùng vết bỏng và sử dụng kem kháng khuẩn.

Có thể sát trùng vết bỏng  bằng nước muối sinh lý, povidon -iod 1%, dung dịch Berberin,… 

Tuy nhiên các dung dịch này có nhược điểm: Kháng khuẩn yếu, gây đau xót, kích ứng khiến vết bỏng chậm lành, rây màu gây bẩn quần áo, khó theo dõi tiến triển.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – lựa chọn tối ưu giúp xử lý vết bỏng mọi cấp độ:

bong bỏng

  • Kháng khuẩn nhanh – mạnh: Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm chỉ trong 30s tiếp xúc, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng
  • Kích thích tổn thương lành tự nhiên: Không gây ảnh hưởng tới tế bào hạt, nguyên bào sợi, giúp vết bỏng lành nhanh, hạn chế thâm sẹo
  • Không gây đau xót, kích ứng: Dịu nhẹ như nước, không gây đau xót khi dùng trên vết bỏng nặng
  • Không tác dụng phụ: Duy trì hiệu quả trong thời gian dài, không gây đề kháng
  • Không màu: Không rây bẩn quần áo, giúp bệnh nhân theo dõi dễ dàng tiến triển vết bỏng

Ngoài ra có thể sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Nên sử dụng thuốc kháng sinh dùng ngoài da ở dạng thuốc mỡ và thuốc kem có chứa neomycin, polymyxin, sulfadiazine bạc … Tuy nhiên cần lưu ý thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ (dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy ). 

Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự điều trị y tế khẩn cấp nếu vết bỏng ảnh hưởng đến một khu vực lớn hay vùng da mỏng, nhạy cảm như: khuôn mặt, tay, mông,  háng, bàn chân.

5.3. Bỏng cấp độ 3

Khi bỏng cấp độ 3 cần bỏ ngay trang phụ kiện trên vết bỏng, không được cố gắng điều trị tại nhà mà cần lập tức gọi 115. Nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu để được xử lý vết thương kịp thời.

6. Các chế độ dinh dưỡng phục hồi bỏng nhanh chóng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian phục hồi vết thương do bỏng. Việc cung cấp và bổ sung những thực phẩm cần thiết sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lành vết thương, không để lại sẹo xấu. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị bỏng. 

6.1 Bị bỏng nên ăn gì

bong bỏng

Khi bị bỏng bạn nên chọn thức ăn có nhiều nước, protein, đường mỡ vì bỏng thường gây mất nước và đạm. Có thể uống trà pha loãng, sữa, nước hoa quả, nước đậu xanh.

  • Giai đoạn bị choáng: Sau 48 tiếng, da bị mất nước do chảy dịch. Cần bổ sung nhiều loại vitamin và thực phẩm chứa nhiều nước. Có thể uống trà loãng, sữa, sữa chua, sữa đậu nành, nước atiso, nước đậu xanh sữa, và các loại hoa quả tươi khác.
  • Giai đoạn viêm :Nên ăn thức ăn đặc và mềm. Cần bổ sung vitamin và thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng dần protein để bổ sung lượng đã mất, bảo đảm da tái sinh và tỷ lệ sống của da cấy. Có thể ăn cháo gạo, mì sợi, gan, trứng, sữa, socola và các loại rau quả tươi,…
  • Giai đoạn phục hồi: Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, B1, B2 và E, chọn các thức ăn chứa kali như nấm tươi, khoai tây, nước thịt bò. Ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, sữa, cá, thịt, trứng. 

6.2 Bị bỏng nên kiêng gì 

Người bệnh cần chú ý hạn chế những thực phẩm dưới đây trong khẩu phần ăn của mình. Vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết bỏng.

  • Thịt xông khói và bánh kẹo: Là món ăn dễ làm hao hụt chất khoáng và vitamin E. Ăn nhiều các món này khiến vết bỏng lâu lành và dễ để lại sẹo.
  • Hải sản: Gây ra tình trạng ngứa vết bỏng, việc gãi vào vết bỏng sẽ gây tổn thương và làm vết bỏng nặng thêm.
  • Trứng: Khiến cho vùng da bị bỏng loang ra và gây mất thẩm mỹ.
  • Thịt bò: Khiến dùng da non mới hình thành bị sậm màu, dễ tạo sẹo.
  • Đồ nếp và thịt gà: Khiến vết thương bị sưng lên và dễ bị mưng mủ. Vết thương dễ bị viêm nhiễm và lâu lành
  • Rau muống: Rất dễ để lại sẹo lồi, làm xấu làn da, gây mất thẩm mỹ. Có thể ăn bí đao, khoai tây, bầu để đảm bảo chất dinh dưỡng

7. Cách phòng ngừa bỏng 

bong bỏng

Thực tế hầu hết các vết bỏng thường xảy ra tại nhà. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị bỏng nhất. Vì vậy, để hạn chế tình trạng bỏng, bạn cần chú ý các điều sau:

  • Cách xa trẻ khỏi khu vực bếp khi nấu ăn
  • Trang bị bình chữa cháy tại nhà, cơ quan…
  • Kiểm tra nhiệt độ nước nóng trước khi sử dụng.
  • Lắp đặt các ổ điện có nắp đậy.
  • Trang bị dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất
  • Khi sử dụng hóa chất cần đeo găng tay và để xa tầm với.
  • Thoa kem chống nắng để tránh các tia cực tím và ánh nắng mặt trời.
  • Cần có sẵn kế hoạch thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
  • Kiểm tra khóa bình ga sau khi sử dụng
  • Rút phích cắm bàn là, ấm đun nước, máy uốn tóc… hay thiết bị nhiệt độ cao sau khi sử dụng
  • Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, dễ cháy nổ trong nhà

Trong trường hợp hỏa hoạn, hãy đảm bảo bò bên dưới khói. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ bất tỉnh và bị mắc kẹt trong đám cháy.

8. Giải đáp 4 thắc mắc thường gặp trong chăm sóc vết bỏng

Một số thắc mắc thường gặp trong xử lý bỏng:

8.1 Bị bỏng có nên chườm đá không 

Không nên sử dụng đá lạnh chườm vào vùng da bị bỏng vì nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch, hạn chế máu đến nuôi dưỡng vùng tổn thương gây lâu liền và có thể dẫn tới hoại tử. Thay vào việc chườm đá ta có thể ngâm vào nước sạch khoảng 15 phút hoặc có thể lâu hơn đến khi cảm thấy giảm nhiệt vùng bỏng.

8.2 Bị bỏng có nên bôi nghệ không

Theo thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao. Bôi nghệ tươi vào vết thương hở quá sớm vùng da sẽ chuyển sang màu thẫm hoặc có thể gây nhiễm trùng nếu không sử dụng đúng cách. Nếu bạn muốn mua các loại thuốc bôi chống sẹo, chống thâm nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nghệ sẽ có tác dụng kích thích liền vết thương nhưng chỉ hiệu quả với những vết thương nhỏ. Thời điểm tốt nhất để dùng nghệ là vết thương đang lên da non.

8.3 Bị bỏng có nên dùng kem đánh răng không

bong bỏng

Trong kem đánh răng có chứa kiềm, tình trạng bỏng kiềm có thể xảy ra nếu dùng kem đánh răng tiếp xúc với vết thương, còn có thể gây nhiễm trùng, làm phần da bị bỏng trở nên đau đớn và tăng thời gian điều trị lâu hơn.

Tham khảo thông tin từ PGS.TS Nguyễn Tuấn Ngọc cho biết: “Vì tính the của kem đánh răng khi bôi lên da có tính mát, do đó nhiều người lầm tưởng bôi kem đánh răng có thể làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác”.

8.4 Khi nào bỏng cần đi khám bác sĩ

Nếu vết bỏng của bạn thuộc một trong một số trường hợp đặc biệt sau đây, bạn  cần đi gặp bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.

  • Diện tích vết bỏng lớn và bỏng ở bàn tay, chân, mặt và những khu vực nhạy cảm.
  • Những vết bỏng sâu có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Bỏng điện và bỏng do hóa chất
  • Bỏng đường hô hấp hoặc khó thở
  • Vết bỏng chuyển sang màu đen, nâu hoặc trắng.
  • Vết bỏng phồng rộp và quá 2 tuần chưa lành.
  • Bỏng xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người già có hệ diễn dịch yếu hoặc mắc bệnh nền.

Trên đây là top 8 những điều bạn cần biết khi bị bỏng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về những nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục khi bị bỏng. Nếu có thắc mắc về vấn để bỏng bạn có thể liên hệ đến Hotline 1900 9482 để được giải đáp. 

]]>
https://dizigone.vn/bong-la-gi-17639/feed/ 0
[REVIEW] Thuốc bôi Eosine Cooper 2% sát khuẩn ngoài da có tốt không?  https://dizigone.vn/thuoc-boi-eosine-cooper-2-17597/ https://dizigone.vn/thuoc-boi-eosine-cooper-2-17597/#respond Fri, 02 Jun 2023 02:22:10 +0000 https://dizigone.vn/?p=17597 Thuốc bôi Eosine Cooper 2% hay còn gọi là thuốc đỏ được ứng dụng đa dạng trong chăm sóc tổn thương da liễu. Được coi là sản phẩm phù hợp dành cho các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, thuốc bôi Eosine Cooper 2% liệu có thực sự an toàn? Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin, ưu, nhược điểm của sản phẩm này ngay trong bài viết dưới đây:

thuoc-boi-eosine thuốc bôi Eosine

I. Tổng quan về thuốc bôi Eosine Cooper 2%

Nguồn gốc: Nhà sản xuất La Coopération Pharmaceutique – thương hiệu đến từ Pháp.

Dạng bào chế: Sản phẩm được bào chế dạng dung dịch sát khuẩn ngoài da.

Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống x 2ml.

Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Điều kiện bảo quản: Trong bao bì kín, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Giá tham khảo: 12.500 đồng/ lọ..

II. Thành phần – Công dụng thuốc bôi Eosine Cooper 2%

1. Thành phần

Thuốc bôi Eosine Cooper 2% được điều chế bởi các thành phần như:

  • Hoạt chất chính Eosin với hàm lượng 2%
  • Acid Citric
  • Nước cất
  • Các tá dược vừa đủ 10ml.

Thuốc bôi Eosine còn được gọi là thuốc Eosine đỏ do màu đặc trưng, tuy nhiên sản phẩm không chứa chất tạo màu.

2. Công dụng

Hoạt chất Eosin thuộc nhóm hợp chất hữu cơ xanthenes – là những hợp chất thơm đa vòng. Eosin còn được gọi là axit huỳnh quang nhờ khả năng liên kết với các hợp chất bazơ hoặc bạch cầu ái toan trong tế bào vi khuẩn. Sau khi liên kết, Eosin khiến cho vi khuẩn nhạy cảm với ánh sáng và bị phá vỡ cấu trúc tế bào và bị tiêu diệt. 

Trong đời sống, hoạt chất Eosin được ứng dụng nhiều trong nhuộm màu mô hay bào chế dung dịch sát khuẩn.

Acid citric là acid hữu cơ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Với khả năng thẩm thấu vào màng tế bào, acid citric tạo môi trường acid gây mất cân bằng nội môi, đồng thời ngăn cản quá trình đường phân, khiến vi khuẩn, nấm suy yếu dần. 

Ngoài ra, acid citric còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tổn thương da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đồng thời, acid citric ở liều lượng vừa đủ còn loại bỏ các tế bào da chết, kích thích da non lên nhanh, giảm thâm sần sau bệnh da liễu.

Trong đời sống, acid citric được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực như: Sát khuẩn, dược phẩm, mỹ phẩm hay chất bảo quản thực phẩm,…

III. Thuốc bôi Eosine Cooper 2% dùng trong trường hợp nào?

thuoc-boi-eosine thuốc bôi Eosine

Dung dịch sát khuẩn Eosine Cooper 2% an toàn, lành tính, dùng sát khuẩn cho cả đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh. Sản phẩm có thể sử dụng trong các trường hợp như:

  • Vệ sinh cuống rốn cho trẻ mới đẻ, giúp vùng da quanh rốn khô ráo, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, giúp vết cắt nhanh lành
  • Sát khuẩn vết mổ cho phụ nữ sau sinh, ngăn ngừa nhiễm trùng hay bệnh lý vùng kín
  • Xử lý các bệnh da liễu do vi khuẩn, virus gây ra như thủy đậu, viêm da cơ địa, chàm da,… ngăn ngừa viêm nhiễm  lây lan
  • Sát trùng các tổn thương hở, vết loét trên da

Các trường hợp đặc biệt khác cần có sự chỉ định của y bác sĩ.

IV. Cách dùng thuốc bôi Eosine Cooper 2%

Thuốc bôi Eosine 2% được chỉ định cho các tổn thương da liễu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn cần dùng sản phẩm theo các bước sau:

1. Vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Làm sạch cơ thể trẻ bằng nước ấm, có thể sử dụng thêm sữa tắm dịu nhẹ, lành tính cho trẻ sơ sinh
  • Bước 2: Lấy gạc, bông khô sạch thấm bỏ nước thừa ở rốn, để rốn khô ráo
  • Bước 3: Chấm nhẹ nhàng 1 – 2 giọt dung dịch Eosine 2% vào rốn bé để vệ sinh

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc bôi Eosine bôi hàng ngày trong thời gian cuống rốn bé chưa rụng.

2. Vệ sinh vết cắt sau sinh ở sản phụ

  • Bước 1: Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lấy khăn bông khô thấm hết những giọt nước đọng trên cơ thể, vết mổ
  • Bước 2: Lấy dung dịch Eosine chấm nhẹ nhàng dọc theo vết mổ, có thể sử dụng trên cả vết khâu ở vùng kín hay trên ổ bụng

Liều lượng và tần suất sử dụng tùy theo độ rộng vết mổ và chỉ định của y bác sĩ.

Mẹ lưu ý trong thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh: 

  • Không băng kín vết mổ, để vết mổ khô ráo, thoáng khí
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây thâm sẹo, kích ứng vết mổ như: thịt bò, thịt gà, đồ nếp, trứng, rau muống,…

3. Xử lý bệnh lý da liễu: Thủy đậu

thuoc-boi-eosine thuốc bôi Eosine

  • Bước 1: Làm sạch cơ thể bằng nước ấm, loại bỏ hết dịch mủ của nốt mụn nước vỡ, hạn chế môi trường phát triển của virus, vi khuẩn
  • Bước 2: Chấm nhẹ nhàng thuốc bôi Eosine Cooper lên các nốt mụn nước do thủy đậu trên da
  • Bước 3: Kết hợp thuốc uống kháng virus như acyclovir nếu bệnh thủy đậu nặng, lây lan rộng, mụn nước to, sưng đỏ
  • Bước 4: Bôi hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ đến khi mụn nước săn se, lặn hoàn toàn. Sau đó kết hợp bôi kem dưỡng để tái tạo da, ngừa thâm sẹo

>>> Xem thêm: Thủy đậu (trái rạ): Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị

4. Sát khuẩn vết thương hở

  • Bước 1: Lấy một lượng vừa đủ dung dịch sát khuẩn Eosin chấm lên vết thương hở
  • Bước 2: Với vết thương nặng, lớn, kết hợp băng bó bằng băng gạc sạch hoặc dùng thêm kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng

Với các vết thương hở, khi vết thương chưa lành. bạn nên kiêng các thực phẩm gây thâm, sẹo lồi hay kích ứng khiến vết thương ngứa, lâu lành.

V. Tác dụng phụ – chống chỉ định của Eosine Cooper 2%

Trước khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý:

1. Tác dụng phụ

Thuốc Eosine đỏ khá lành tính, hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.

Khi gặp bất cứ phản ứng bất thường nào trong quá trình sử dụng như nổi mẩn, ngứa rát, châm chích,… người bệnh hãy dừng bôi thuốc ngay lập tức. 

2. Chống chỉ định

Không dùng thuốc bôi Eosine Cooper 2% cho người mẫn cảm với Eosin, Acid Citric hay bất cứ thành phần nào của thuốc. Tham khảo ý kiến các sĩ về các phản ứng có thể gặp phải trước khi dùng.

VI. Lưu ý khi dùng thuốc bôi Eosine Cooper 2%

thuoc-boi-eosine thuốc bôi Eosine

Để tối đa hiệu quả điều trị đồng thời vẫn đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi dùng dung dịch Eosine đỏ:

  • Sản phẩm chỉ được sử dụng sát khuẩn ngoài da, người bệnh không dùng theo các con đường khác như uống, tiêm
  • Không để dung dịch rây vào mắt, nếu lỡ rây cần rửa lại ngay với nước sạch
  • Kết hợp với thuốc bôi ngoài, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ với các tổn thương, bệnh lý da liễu nặng
  • Đậy kín nắp lọ sau khi sử dụng

VII. Đánh giá hiệu quả thuốc bôi Eosine Cooper 2%

Thuốc Eosine đỏ có các ưu, nhược điểm như:

1. Ưu điểm

  • Dùng được cho các đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Ứng dụng đa dạng như: sát khuẩn ngoài da, vết thương hở,bệnh lý da liễu như thủy đậu, chàm,…
  • Không tác dụng phụ, kích ứng da khi sử dụng

2. Khuyết điểm

  • Hiệu quả kháng khuẩn không cao, chỉ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, không ứng dụng nhiều trong các trường hợp bệnh lý nặng
  • Nhuộm màu da, rây bẩn quần áo, màu bắt lâu, khó rửa sạch

VIII. Một số dung dịch sát khuẩn gây nhuộm màu da

Các dung dịch sát trùng thông dụng gây nhuộm màu da:

1. Xanh Methylen

thuoc-boi-eosine thuốc bôi Eosine

Thành phần: Xanh Methylen 200mg

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ
  • Ứng dụng trên hầu hết các vấn đề da liễu: vết thương hở, thủy đậu, tay chân miệng,…

Nhược điểm:

  • Kháng khuẩn yếu, không hiệu quả trên các tổn thương nặng
  • Không dùng cho đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, đang cho con bú
  • Không sử dụng cho người đang bị suy thận, bệnh nhân thiếu hụt enzyme G6PD
  • Gây tương tác với các dung dịch sát khuẩn có tính oxy hóa mạnh, tính kiềm, hay sản phẩm chứa iod, cromat
  • Có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt,… trong quá trình sử dụng
  • Gây nhuộm màu da, quần áo

2. Thuốc tím

Thành phần: KMnO4 – Kali Penmanganat

Ưu điểm:

  • Tính Oxy hóa mạnh giúp tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm
  • Ứng dụng rộng rãi trong các bệnh lý da liễu như eczema, viêm da, nấm tay, nấm chân, vết thương,…
  • Giá thành rẻ 

Nhược điểm:

  • Kháng khuẩn yếu, chỉ đem lại hiệu quả trên 1 số chủng nhất định
  • Dễ bị Oxy hóa gây mất tác dụng
  • Gây kích ứng da, niêm mạc, tế bào lành khiến vết thương lâu khỏi
  • Việc sử dụng bất tiện, cần pha loãng, khó đong tỷ lệ khiến quá trình sử dụng vô cùng bất tiện
  • Nhuộm màu da, quần áo gây bẩn, mất thẩm mỹ

>>> Xem bài viết: Sử dụng thuốc tím để sát trùng như thế nào cho an toàn, hiệu quả?

3. Thuốc đỏ

thuoc-boi-eosine thuốc bôi Eosine

Thành phần: Merboromin – hợp chất muối disodium organomercuric với fluorescein.

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ
  • Tiêu diệt vi khuẩn ở các vết thương nhẹ trên da hay vết thương nặng như loét tiểu đường, loét dây thần kinh
  • Có thể dùng sát khuẩn dây rốn cho trẻ mới sinh

Nhược điểm:

  • Có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,… hay các tổn thượng nặng về trí não, thận, thần kinh ngoại vi do thuốc đỏ chứa thủy ngân
  • Gây nhuộm màu da, gây độc tế bào nếu dùng liều lượng lớn

4. Povidon iod 1%

Thành phần: Povidon iod

Ưu điểm:

  • Ứng dụng đa dạng trên nhiều tổn thương da liễu
  • Dùng được cho đối tượng nhạy cảm là phụ nữ có thai, bà mẹ đang cho con bú
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm:

  • Gây sót trên các tổn thương hở
  • Kích ứng nguyên bào sợi khiến vết thương chậm lành
  • Không dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi
  • Nhuộm màu da, quần áo gây bẩn, mất thẩm mỹ

IX. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn vượt trội

dizigone - ứng dụng dizigone-ung-dung

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn lý tưởng:

  1. Phổ kháng khuẩn rộng: Hiệu quả trên vả vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm sợi, nấm bào tử
  2. Sát khuẩn nhanh – mạnh: Tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh chỉ trong 30s tiếp xúc
  3. Ứng dụng đa dạng: Dùng được trên mọi tổn thương da liễu cấp, mãn tính do vi khuẩn, nấm, virus gây ra
  4. Kích thích tổn thương lành tự nhiên: Không gây hại tới nguyên bào sợi, tổ chức hạt của vết thương
  5. Không tác dụng phụ, không gây kích ứng: Dịu nhẹ, an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai
  6. Không xót: Giúp sát khuẩn nhẹ nhàng cho các vết thương sâu, rộng
  7. Không màu, không gây bẩn da, quần áo
  8. Kiểm chứng khoa học: Hiệu quả được chứng minh bởi trung tâm QUATEST 1 – Bộ KHCN

Nhờ các ưu điểm trên, dung dịch kháng khuẩn Dizigone hiện là sản phẩm được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.

>>> Xem bài viết: Tổng quan về Dizigone và công nghệ EMWE – Công nghệ kháng khuẩn ion

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về thuốc bôi Eosine Cooper 2%. Nếu còn thắc mắc gì về sản phẩm hay các xử lý bệnh ngoài da hiệu quả, an toàn, bạn hãy gọi ngay tới hotline 1900 9482 để được nhân viên tư vấn. 

>>> Tham khảo bài viết: [Review] Dung dịch Jarish 500ml dùng sát khuẩn có tốt không?

]]>
https://dizigone.vn/thuoc-boi-eosine-cooper-2-17597/feed/ 0
[Review] Dung dịch Jarish 500ml dùng sát khuẩn có tốt không?  https://dizigone.vn/dung-dich-jarish-500ml-17579/ https://dizigone.vn/dung-dich-jarish-500ml-17579/#respond Wed, 31 May 2023 07:20:28 +0000 https://dizigone.vn/?p=17579 Dung dịch sát khuẩn là biện pháp tối ưu giúp làm sạch, ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện bệnh lý da liễu. Trong đó, dung dịch Jarish được sử dụng khá phổ biến và được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn. Vậy, dung dịch Jarish có thành phần là gì? Cách sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất? Để trả lời cho các câu hỏi trên, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây: 

dung-dich-jarish dung dịch Jarish

I. Tổng quan về dung dịch Jarish

Nguồn gốc: Công ty TNHH Dược phẩm Bio-Pharma

Dạng bào chế: Sản phẩm được bào chế dạng dung dịch dùng ngoài da.

Quy cách đóng gói: Chai 100ml, 250ml, 500ml, 100ml.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Giá tham khảo: 100.000 đồng/ chai 500ml.

II. Thành phần – Công dụng của dung dịch Jarish

1. Thành phần

Trong 100g dung dịch Jarish chứa 2 hoạt chất chính được pha chế theo tỷ lệ như sau:

  • Acid Boric 2g
  • Glycerin 85% 4g
  • Nước cất vừa đủ

2. Công dụng

Dung dịch Jarish có tác dụng tổng hợp của 2 thành phần chính là acid boric và Glycerin.

Acid boric hay còn được gọi là Hydro borat, là một acid bazơ yếu. Đây là hoạt chất có tác dụng kìm khuẩn, kháng nấm yếu. Acid Boric ức chế sự hình thành màng tế bào, từ đó ngăn chặn sự phát triển của nấm và sự nhân lên của vi khuẩn. Tuy nhiên, do hoạt lực kháng nấm kém, Acid Boric thường được dùng kết hợp hoặc làm chất trung gian kháng nấm ở nồng độ cao. Trong đời sống, acid boric được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, kem đánh răng, nước súc miệng,…

Glycerin hay còn được gọi là Glycerol thuộc nhóm hợp chất triol. Đây là hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, đồng thời hút ẩm, giữ nước tốt do có 3 nhóm Hydroxyl. Glycerin kết hợp với Acid Boric không chỉ đem lại hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm mà còn giúp làm dịu da, bảo vệ da khỏi các kích ứng từ môi trường bên ngoài, tăng khả năng phục hồi tổn thương da.

III. Dung dịch Jarish dùng cho trường hợp nào?

dung-dich-jarish dung dịch Jarish

Dung dịch Jarish giúp làm sạch, sát trùng các tổn thương trên da hay các bệnh ngoài da. Sản phẩm này được sử dụng trong các trường hợp:

  • Sát khuẩn, hạn chế viêm nhiễm ngoài da
  • Làm dịu da, giảm kích ứng da ở các bệnh lý da liễu
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở bệnh nhân chàm, viêm da
  • Kết hợp điều trị cho bệnh nhân bị vảy nến, nấm ngoài da,…
  • Xử lý triệu chứng hoặc phòng ngừa bệnh lý ngoài da

IV. Cách sử dụng dung dịch Jarish

Dung dịch Jarish được chỉ định cho các bệnh lý da liễu. Để hiệu quả điều trị cao nhất, bạn sử dụng sản phẩm theo các bước sau:

  • Bước 1: Lấy một lượng vừa đủ dung dịch Jarish đổ lên vùng da tổn thương
  • Bước 2: Làm sạch dịch, mủ, các chất bẩn, vi khuẩn,… trên da
  • Bước 3: Lấy khăn khô, mềm, sạch lau thấm khô dung dịch còn sót lại 
  • Bước 4: Kết hợp bôi kem, thuốc điều trị theo chỉ dẫn của y bác sĩ

Tần suất sử dụng dung dịch Jarish sẽ thay đổi tùy theo tình trạng và bệnh lý da liễu. Thông thường người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng dung dịch vệ sinh da 1 – 3 lần mỗi ngày.

Trong quá trình sử dụng người dùng cần lưu ý: Lau rửa vết thương trên da nhẹ nhàng, không chà xát mạnh gây trầy xước, tăng tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập khiến bệnh nặng hơn.

>>> Xem thêm: Bí quyết sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương đúng chuẩn

V. Tác dụng không mong muốn khi dùng dung dịch Jarish

Dung dịch Jarish dùng vệ sinh ngoài da, làm dịu da nên tác dụng phụ tương đối hiếm gặp trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn gặp các phản ứng không mong muốn như ngứa ngáy, kích ứng ngoài da.

Để hạn chế các triệu chứng bất lợi, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

VI. Chống chỉ định khi dùng dung dịch Jarish

dung-dich-jarish dung dịch Jarish

Những đối tượng chống chỉ định hay cẩn trọng trước khi dùng dung dịch Jarish:

  • Người nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là Acid Boric
  • Tổn thương sâu, hở trên da: Acid Boric hấp thụ tốt qua niêm mạc và các vết thương ngoài da, gây độc, liều lượng lớn có thể tử vong.
  • Trẻ em: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng do đây là đối tượng có làn da mỏng manh, yếu ớt, dễ bị acid boric thẩm thấu vào da.
  • Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú: Dung dịch Jarish chưa được chứng minh an toàn khi dùng cho 2 đối tượng này

VIII. Ưu điểm – nhược điểm của dung dịch Jarish 

1. Ưu điểm

  • Tác dụng sát khuẩn khá tốt với các tổn thương trên bề mặt da
  • Hỗ trợ cải thiện các bệnh sưng viêm, nấm ngoài da
  • Ít xảy ra tác dụng không mong muốn

2. Nhược điểm

  • Chưa có chứng minh an toàn khi sử dụng trên các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú
  • Không dùng được cho các tổn thương có khả năng nhiễm trùng nặng như vết thương sâu, hở lớn, vết bỏng,…
  • Hiệu lực kháng khuẩn không cao với hầu hết các chủng vi khuẩn

IX. Các dung dịch sát khuẩn thông dụng nhất hiện nay

Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng trong đời sống như:

1. Nước muối sinh lý

dung-dich-jarish dung dịch Jarish

Thành phần: Natri Clorid 0,9%

Công dụng: 

  • Giúp làm sạch, hạn chế nhiễm trùng cho hầu hết các tổn thương ngoài da
  • Súc miệng, làm sạch răng miệng
  • Rửa mặt, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ
  • An toàn cho mọi đối tượng, độ tuổi

Nhược điểm:

  • Hiệu lực sát khuẩn yếu, không đem lại hiệu quả trên các tổn thương hở, khả năng nhiễm trùng lớn

>>> Xem thêm: Sát trùng vết thương hở bằng nước muối liệu có đủ?

2. Oxy già

Thành phần: Hydro peroxide – H2O2

Công dụng:

  • Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên các tổn thương ngoài da, ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Có thể dùng làm nước súc miệng bằng cách pha loãng, giúp giảm kích ứng nhẹ khoang miệng
  • Khử trùng, vệ sinh đồ dùng, vật dụng

Ưu điểm:

  • Phổ kháng khuẩn, kháng nấm rộng, tác dụng trên nhiều chủng khác nhau
  • giá thành rẻ

Nhược điểm:

  • Gây kích ứng, đau rát tại các vết thương hở khi sử dụng
  • Tác động tới nguyên bào sợi, tế bào lành tại vết thương, khiến vết thương lâu lành
  • Oxy già gây tổn thương khi dây vào mắt hay dùng cho vùng da rộng, da mỏng hay các hốc kín
  • Hiệu lực tác dụng yếu, hiệu quả ngắn

3. Povidone Iod 1%

dung-dich-jarish dung dịch Jarish

Thành phần: Povidone Iod

Công dụng:

  • Sát khuẩn các tổn thương trên da, kể cả tổn thương lớn, nặng như vết thương hở, vết loét, vết bỏng, bệnh lý da liễu

Ưu điểm:

  • Ít gây kích ứng da, niêm mạc
  • Dùng được trên nhiều tổn thương khác nhau 
  • Giá thành rẻ
  • Dùng được cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú

Nhược điểm:

  • Hiệu quả kháng khuẩn thấp, không tác dụng trên nấm bào tử
  • Gây xót, kích ứng da nhẹ, làm vết thương chậm lành
  • Không dùng được cho trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ sơ sinh
  • Nhuộm màu da, quần áo, gây bẩn, mất thẩm mỹ

4. Chlorhexidine 

Thành phần: các dạng muối khác nhau của Chlorhexidine (Gluconate, acetat,…)

Công dụng:

  • Sát khuẩn các tổn thương trên da, phần phụ như vết thương hở, trầy xước, bỏng, viêm nhiễm phụ khoa,…
  • Nước súc miệng ngăn ngừa bệnh khoang miệng, hạn chế viêm lợi, sâu răng
  • Rửa dụng cụ y tế

Ưu điểm:

  • Phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn gram dương, gram âm, nấm men, nấm da hay virus ưa lipid
  • Hiệu quả cao 

Nhược điểm:

  • Không hiệu quả với nấm bào tử
  • Người dùng có thể gặp các tác dụng không mong muốn như: Kích ứng da, hạ huyết áp, mất khứu giác, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, khô miệng,…
  • Gây tương tác với các dung dịch sát khuẩn dùng ngoài da khác như cồn, povidon iod,…
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú

>>> Xem bài viết: Chlorhexidine: Thành phần, công dụng và hiệu quả 

5. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Thành phần: Chất điện hóa ion từ muối khoáng HClO, OH+, ClO-,…

Công dụng:

  • Chăm sóc vết thương cấp tính: Vết mổ, vết bỏng, vết thương tai nạn,…
  • Sát khuẩn vết loét mạn tính: Loét tỳ đè, loét tiểu đường, loét da do viêm tắc tĩnh mạch,…
  • Xử lý các bệnh ngoài da do vi khuẩn: Chốc lở, mụn nhọt, áp xe, vết thương nhiễm trùng,…
  • Đánh bay bệnh lý do nấm: Hắc lào, nấm miệng, nấm da đầu, lang ben,…
  • Chăm sóc bệnh da liễu trẻ em: Chàm sữa, viêm da cơ địa, rôm sảy, hăm da
  • Phòng dịch bệnh lây lan

Ưu điểm:

  • Phổ kháng khuẩn rộng: tác dụng trên cả vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm mốc, nấm men, nấm bào tử
  • Tác dụng nhanh – mạnh: Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm chỉ trong 30s tiếp xúc
  • Kích thích tổn thương da chóng lành: Không gây kích ứng tới nguyên bào sợi, tổ chức hạt, khiến vết thương lành tự nhiên
  • Không gây xót, kích ứng da: Dịu nhẹ, dùng được an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, đang cho con bú
  • Không tác dụng phụ, đề kháng: Duy trì hiệu quả mạnh mẽ trong thời gian dài
  • Không màu, không gây bẩn da, quần áo
  • Ứng dụng đa dạng, an toàn cho các vị trí nhạy cảm như khoang miệng, vùng kín, tai, mũi,…

Nhược điểm:

  • Có mùi đặc trưng bởi hoạt chất Clorua

>>> Xem bài viết: 4 thuốc sát trùng không xót, an toàn cho trẻ sơ sinh

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về dung dịch Jarish. Sử dụng sản phẩm sát khuẩn là việc làm không thể thiếu để đảm bảo vết thương không nhiễm trùng, lành nhanh. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn một sản phẩm dung dịch sát khuẩn phù hợp, an toàn. Nếu cần giải đáp thêm về sản phẩm và chăm sóc tổn thương da liễu, bạn hãy gọi ngay tới hotline 1800 9482 để được tư vấn nhé. 

]]>
https://dizigone.vn/dung-dich-jarish-500ml-17579/feed/ 0