Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Wed, 29 Nov 2023 04:45:26 +0000 vi hourly 1 Đánh giá 8 thuốc trị bỏng nước sôi hiệu quả nhất https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-nuoc-soi-18264/ https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-nuoc-soi-18264/#respond Fri, 15 Sep 2023 03:01:02 +0000 https://dizigone.vn/?p=18264 Trong số các nguyên nhân gây bỏng, bỏng do nước sôi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Khi bị bỏng nước sôi, việc sát trùng vết thương và sử dụng thuốc điều trị là cực kỳ quan trọng để vết thương lành nhanh chóng và giảm thiểu khả năng hình thành sẹo. Dưới đây là một số gợi ý về nguyên tắc điều trị và các loại thuốc trị bỏng nước sôi, bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

thuốc trị bỏng nước sôi

1. Nguyên tắc dùng thuốc trị bỏng nước sôi hiệu quả

Xử lý đúng cách khi bị bỏng nước sôi là một yếu tố quan trọng để vết thương được hồi phục nhanh chóng. Sau đây là 4 nguyên tắc dùng thuốc trị bỏng nước sôi hiệu quả.

Tuân thủ 4 nguyên tắc để điều trị bỏng nước sôi hiệu quả

1.1. Dùng thuốc sát trùng ngoài da hạn chế nhiễm khuẩn

Vết bỏng nước sôi khiến các mô tế bào bị tổn thương, dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại nên cần được sát khuẩn.

Các loại thuốc sát trùng như Dung dịch kháng khuẩn Dizigone, Povidine 10%, nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), và cồn y tế được sử dụng phổ biến hiện nay.

1.2. Dùng thuốc kháng sinh dạng kem, mỡ trị bỏng bôi ngoài da

Đối với việc sử dụng kháng sinh tại chỗ trong điều trị vết thương ngoài da, nên sử dụng thuốc dùng ngoài da dưới dạng mỡ hoặc kem chứa các thành phần như Neomycin, Polymyxin, Sulfadiazine bạc,… Loại kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp tùy theo mức độ và phản ứng cơ địa của bệnh nhân với thuốc.

Cần phải lưu ý các tác dụng không mong muốn của kháng sinh như kích ứng da, mẩn đỏ,… Do đó, cần theo dõi và xử lý kịp thời các triệu chứng này. Người bệnh không tự ý sử dụng bởi có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nguy hiểm.

1.3. Dùng thuốc bôi chứa dược liệu, thảo dược giúp làm dịu, tái tạo da

Các loại thuốc mỡ, kem bôi chứa thành phần từ các dược liệu như mù u, nghệ, nha đam… đã được chứng minh là có tác dụng trị bỏng hiệu quả:

  • Các sản phẩm này có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng và làm mát, dịu da. 
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào, giúp vết thương nhanh lành và giảm nguy cơ hình thành sẹo. 
  • Thành phần tự nhiên và an toàn với da.

1.4. Dùng thuốc giảm đau nếu cần

Việc sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị bỏng được áp dụng khi bệnh nhân gặp tình trạng bỏng rát dữ dội. Cảm giác đau gây ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ. Để giảm đau cho vết bỏng, đặc biệt trong trường hợp bỏng từ mức độ 2 trở lên, người bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau chứa paracetamol.
  • Thuốc giảm đau chứa ibuprofen.
  • Thuốc giảm đau chứa Diclofenac.

Liều lượng và cách sử dụng: Thuốc giảm đau sẽ được uống sau bữa ăn và uống cách nhau khoảng 4 đến 6 tiếng.

2. 8 thuốc trị bỏng nước sôi tốt nhất hiện nay

Đối với vùng da bị bỏng nước sôi, trước khi sử dụng các loại thuốc bôi làm dịu da và hạn chế nhiễm khuẩn, cần phải vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng dung dịch sát trùng. 

2.1. Thuốc sát trùng ngoài da

Điều quan trọng nhất trong điều trị bỏng là giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, hạn chế nhiễm khuẩn. Sau đây là gợi ý một số dung dịch sát khuẩn vết bỏng được khuyên dùng: 

2.1.1 Nước muối sinh lý

dung-dich-jarish dung dịch Jarish

Thành phần: Natri Clorid 0,9%

Công dụng:  Làm sạch vết thương, rửa trôi vi khuẩn, vết bụi bẩn…ở những vết thương hở. 

Cách sử dụng: Thấm nước muối sinh lý vào băng hoặc gạc rồi lau nhẹ vùng da bị bỏng.

Ưu điểm: 

  • Giá thành rẻ
  • Không màu 

Nhược điểm: Nước muối sinh lý không có tác dụng sát khuẩn.

Giá bán: 5000 – 10000 VNĐ

2.1.2. Povidone-iod 1%

dung-dịch-sat-khuan dung dịch sát khuẩn

Thành phần: Povidon iod: 10g, Tá dược: vừa đủ 100ml

Công dụng:

Chăm sóc vết bỏng, tránh nhiễm trùng vết bỏng.

Cách sử dụng: 

Bôi dung dịch Povidone-iod 1% nguyên chất lên vùng da cần khử khuẩn hoặc vào vùng tổn thương để tránh nhiễm khuẩn. Bôi 2 lần mỗi ngày sau đó phủ bằng gạc lên vết thương.

Ưu điểm: 

  • Có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
  • Sát trùng hiệu quả.

Nhược điểm: 

  • Tác dụng yếu trên virus và bào tử.
  • Có thể gây khô và cảm giác xót khi sử dụng.
  • Thời gian xuất hiện tác dụng dài.
  • Hiệu lực tác dụng không lâu.
  • Có thể gây nhuộm màu da.
  • Có tác dụng phụ khi iod được hấp thụ vào cơ thể.
  • Không thể tiêu diệt màng biofilm.

Giá bán tham khảo: 15.500 VNĐ

2.1.3 Chlorhexidine

dung-dịch-sat-khuan dung dịch sát khuẩn

Thành phần: Chlorhexidine ở các dạng muối:  chlorhexidine gluconate, chlorhexidine digluconate hoặc chlorhexidine acetate.

Công dụng: 

  • Đối với da bị tổn thương như vết bỏng, sản phẩm có khả năng khử khuẩn và làm sạch hiệu quả.
  • Khử trùng các dụng cụ y tế dùng trong quá trình phẫu thuật.

Cách dùng: Sử dụng tăm bông đã được thấm dung dịch Chlorhexidine tổn thương và các vị trí xung quanh đó 2-3 lần/ngày.

Ưu điểm:

  • Phổ tác dụng khá rộng trên cả vi khuẩn, virus và nấm
  • Xuất hiện tác dụng nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Tác dụng trên nấm và bào tử không hiệu quả.
  • Có thể gây kích ứng da như phát ban, nổi mẩn và ngứa rát.
  • Khi sử dụng để súc miệng, có thể gây khô miệng và thay đổi màu răng.
  • Có khả năng tổn thương mô hạt và làm trở ngại quá trình lành thương tự nhiên.
  • Khả năng tiêu diệt màng biofilm còn hạn chế.

Giá tham khảo: 100.000 đồng

2.1.4 Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

dizigone 500

Thành phần: HClO, ClO-,HO+,… 

Công dụng: sát khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh trong khoảng 30s, hiệu quả cao với các loại vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm trên người, giúp nhanh lành vết thương do không làm tổn thương tổ chức hạt và nguyên bào sợi. 

Cách dùng: Thấm dung dịch ra bông hoặc gạc, sau đó lau rửa kỹ tổn thương để loại bỏ mủ dịch, vi khuẩn. Thực hiện 2-3 tiếng/lần, không cần rửa lại bằng nước,

Ưu điểm: 

  • Phổ tác dụng rộng, tiêu diệt 99.99% vi sinh vật gây bệnh.
  • Hiệu quả nhanh chóng, chỉ sau 30 giây.
  • Tiêu diệt được màng biofilm.
  • An toàn cho da và niêm mạc, không gây khô và kích thích.
  • Không gây tổn thương mô hạt, thúc đẩy quá trình lành thương.
  • Không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài hoặc trên diện rộng.
  • Không làm thay đổi màu da.

Nhược điểm: có mùi Chloride nhẹ đặc trưng

Giá tham khảo: 145.000 đồng/500ml

2.2. Thuốc bôi ngoài da chứa kháng sinh

Sử dụng các thuốc bôi ngoài chứa thành phần kháng sinh giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.

2.2.1 Silver sulfadiazine 1%

Silver sulfadiazine – Phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh bỏng độ 2 và 3

Thành phần:  Sulfadiazine Bạc 1 g

Công dụng: Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn phát triển, giảm nhiễm khuẩn lây lan và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cơ hội. 

Cách dùng: Sau khi làm sạch và loại bỏ các mô hoại tử trên vết thương, ta sử dụng găng tay vô khuẩn và bôi lớp kem Sulfadiazine silver dày khoảng 1 đến 3mm lên vùng bị bỏng. Tần suất bôi thuốc này là 1 đến 2 lần mỗi ngày. Cần chú ý bôi thuốc đều cả vào các khe kẽ, các chỗ nứt nẻ hoặc sùi trên vết bỏng.

Tác dụng phụ: 

Ngứa, đau, nóng bỏng, phát ban tại chỗ, chàm, viêm da tiếp xúc, giảm bạch cầu.

2.2.2 Neosporin

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Neosporin – Giảm đau do bỏng, hỗ trợ giảm hình thành sẹo

Thành phần: Bacitracin, Neomycin và Polymyxin B

Công dụng: Có tác dụng kìm khuẩn và diệt vi khuẩn

Cách dùng: Sử dụng thuốc Neosporin bôi lên da với tần suất 2-3 lần/ngày, rửa tay lại trước và sau khi bôi

Tác dụng phụ: ngứa hoặc đỏ rát

2.2.3 Maduxin

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Maduxin – Tạo màng che phủ vết thương, tái tạo mô

Thành phần: Cao sến

Công dụng: Tác dụng tái tạo mô, tạo màng che phủ bảo vệ vết thương và giúp liền vết thương bỏng nông nhanh chóng. 

Cách dùng: Sát trùng vết thương. Bôi một lớp mỏng thuốc lên vết thương. Băng kín, thay băng hàng ngày hoặc thay ngày 2 lần.

Tác dụng phụ: Gây một số tác dụng phụ nhẹ như ban đỏ da, nổi mề đay

2.3. Thuốc chứa dược liệu, thảo dược

Dưới đây là các thuốc có thành phần thảo dược được dùng để điều trị vết bỏng: 

2.3.1 Thuốc trị bỏng b76

Thuốc bỏng 676 – Sát khuẩn vết bỏng nhẹ nhàng

Thành phần: Trong thuốc bỏng B76 bao gồm: 

Bột vỏ cây xoan trà: hàm lượng 19g.

Một số loại tá dược, phụ liệu khác như Magie stearat… vừa đủ 20g.

Công dụng: làm sạch vết thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và thúc đẩy nhanh quá trình liền sẹo.

Cách dùng: 

  • Loại bỏ vùng mô hoại tử 
  • Sau đó sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn 
  • Rắc bột thuốc phủ kín vết thương, không cần băng lại.

Ưu điểm:

  • Sát khuẩn nhẹ nhàng
  • Làm dịu da

Nhược điểm:

  • Có thể gây đau rát, phù nề, nhiễm khuẩn
  • Hiện tượng chèn ép tuần hoàn kiểu garo
  • Kháng khuẩn yếu và cần sát trùng vết thương trước khi băng
  • Chỉ áp dụng cho vết bỏng nhỏ, chưa nhiễm khuẩn và vết bỏng còn mới. 

Giá tham khảo: 45.000 đồng

>>> Xem thêm: Thuốc bỏng b76: Thành phần, công dụng và hiệu quả

2.3.2 Tracumin OPC

Tracumin OPC – Cải thiện vết phồng rộp, kháng viêm, ngừa thâm

Thành phần:  mỡ trăn, tinh dầu tràm, nghệ, tá dược vừa đủ chai 25ml hoặc tuýp 10g.

Công dụng:

  • Làm dịu vết bỏng
  • Cải thiện tình trạng sưng tấy và phồng rộp
  • Kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau
  • Hỗ trợ giảm thâm hiệu quả

Cách dùng: thoa lên vết thương 2-3 lần/ ngày, không cần băng bó

Ưu điểm: 

  • Cho hiệu quả nhanh chóng trong điều trị bỏng và làm lành vết thương
  • Giá thành hợp lý
  • Sản phẩm dễ sử dụng và bảo quản

Nhược điểm:

  • Thích hợp chỉ sử dụng cho vết bỏng nhỏ, không loét hoặc chảy dịch
  • Tác dụng kháng khuẩn yếu
  • Có khả năng gây kích ứng da
  • Thành phần nghệ phù hợp cho vết bỏng đã làm sẹo.

Giá thành:  17.000/ tuýp 10g – 20.500/ chai 25ml

2.3.3 Burnova Gel

thuốc trị bỏng

Burnova Gel – Giảm sưng, làm dịu da

Thành phần: chiết xuất nha đam, rau má, dưa leo

Công dụng:

  • Điều trị bỏng tức thì, giảm sưng, phồng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn để da tái tạo nhanh chóng và giảm sẹo do bỏng.
  • Hỗ trợ điều trị thâm sẹo.

Cách dùng:

  • Làm sạch vết thương
  • Bôi Burnova Gel lên vùng da bị thương

Ưu điểm: 

  • Thành phần tự nhiên, dịu nhẹ
  • Giảm cảm giác đau rát
  • Cung cấp độ ẩm tự nhiên cho vùng da bị bỏng
  • Hỗ trợ điều trị thâm sẹo

Nhược điểm:

  • Chỉ tác dụng kháng khuẩn nhẹ

Giá thành: 89.000 đồng

2.3.4 Dizigone Nano Bạc

dizigone nano bạc

Digizone Nano Bạc – Tái tạo tế bào, ngăn ngừa sẹo

Thành phần: Nano Bạc, D-panthenol và Lô hội, Cúc La Mã và Tràm trà

Công dụng:

  • Kháng khuẩn trên vùng da bị tổn thương, tạo màng bảo vệ da và niêm mạc.
  • Duy trì khả năng kháng khuẩn lâu dài nhờ tinh thể nano bạc.
  • Thúc đẩy tái tạo và phục hồi tổn thương da tự nhiên và nhanh chóng.
  • Ngăn ngừa thâm sẹo và làm mờ thâm sẹo hiện có.

Cách dùng:

  • Tiến hành sát khuẩn bằng dung dịch Dizigone bằng cách thấm dung dịch vào bông và lau rửa vết thương. Sau đó, để tự nhiên khô mà không cần rửa lại bằng nước. Thực hiện 2-3 lần trong một ngày.
  • Thoa kem nano bạc lên vùng tổn thương da sau khi đã làm sạch và sát khuẩn. Chú ý chỉ thoa kem lên vùng tổn thương đã khô và không có mủ, chảy dịch. Thực hiện 3-4 lần trong một ngày.

Ưu điểm:

  • Bảo vệ vùng da tổn thương, tăng tốc độ tái tạo và ngừa
  • thâm sẹo. 
  • Không chứa kháng sinh, corticoid nên bạn có thể sử dụng lâu dài.
  • An toàn tuyệt đối, không gây xót, kích ứng, nhẹ nhàng khi sử dụng trên tổn thương da.
  • Được kiểm chứng hiệu quả và an toàn, được các chuyên gia y tế khuyên dùng.

Giá thành: 140.000 đồng

2.3.5 Dầu mù u

Dầu mù u làm dịu da

Thành phần: Palmitic Acid, Stearic acid, Oleic Acid, Linoleic acid

Công dụng: 

  • Làm dịu, giảm cảm giác đau rát
  • Tái tạo mô mới, nhanh liền sẹo
  • Kháng viêm tốt và chống nhiễm trùng hiệu quả

Cách dùng: Vệ sinh vết bỏng, sau đó bôi một lượng dầu lên trên vùng da bị bỏng, để tự khô trong khoảng 15 phút

Ưu điểm: 

  • Chiết xuất thiên nhiên
  • Có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn
  • Hỗ trợ quá trình lành sẹo

Nhược điểm:

  • Chỉ dùng cho các vết bỏng ở mức độ nhẹ, không chảy dịch, trợt loét
  • Có tính kháng khuẩn kém

Giá tham khảo: 46.000 chai/ 10ml

Trước khi bôi lên vết bỏng, cần kết hợp với dung dịch sát khuẩn để đem lại hiệu quả tốt nhất. 

>>> Xem thêm: [Giải mã]: Dầu mù u có dùng cho vết thương hở không?

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi chữa bỏng

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần phải ghi nhớ trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc bôi bỏng để đạt hiệu quả tốt nhất:

3.1 Bỏng mức 3 không tự ý dùng thuốc mà cần tới cơ sở y tế chuyên môn để điều trị

Bỏng mức độ 3 gây ảnh hưởng tới lớp da sâu bên trong, dây thần kinh hay thậm trí cơ xương khớp vô cùng nguy hiểm. Đây là mức độ bỏng để lại nhiều biến chứng. Do đó, người bệnh cần lập tức tới cơ sở y tế để đc xử lý kịp thời, đảm bảo hồi phục chức năng cơ thể.

3.2 Dùng thuốc kháng sinh bôi ngoài da cần chỉ dẫn của y bác sĩ

thuốc trị bỏng biafine

Thuốc mỡ kháng sinh thường chứa các hoạt chất như Bacitracin hay Neosporin và được sử dụng để bôi lên vùng bỏng nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc bôi thuốc mỡ kháng sinh sau khi bị bỏng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và khôi phục vết thương nhanh chóng. 

Tuy nhiên, cần lưu ý không lạm dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da, vì điều này có thể gây tình trạng kháng thuốc. Hạn chế việc sử dụng kháng sinh quá 1 tuần trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng khi mang thai hoặc trong trường hợp bỏng nặng, cần tham khảo các phương pháp điều trị khác dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

3.3 Không lạm dụng thảo dược bôi ngoài

Dược liệu chỉ dùng cho vết bỏng nước sôi nhẹ, trên bề mặt da. Không lạm dụng cho vết bỏng mức độ 2 trở lên vì thảo dược có thể gây kích ứng, làm nặng thêm tình trạng bỏng.

3.4 Cần thường xuyên sát trùng với mọi mức độ bỏng

Việc sát trùng đều đặn là cực kỳ quan trọng trong quá trình chăm sóc vết bỏng ở mọi mức độ. Sát trùng giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh chóng lành và giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn. Bằng cách sử dụng các sản phẩm sát trùng phù hợp, có thể đảm bảo vệ sinh an toàn cho vết bỏng và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phục hồi tổn thương. 

3.5 Chú ý chế độ dinh dưỡng

Các chuyên gia y tế cho biết bệnh nhân bị bỏng thường có quá trình chuyển hóa cao hơn bình thường. Những tổn thương sâu và rộng hơn thì càng gia tăng quá trình chuyển hóa, thậm chí có những trường hợp tăng đến 200%. Vì vậy, chế độ ăn uống phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh trong giai đoạn này. Dưới đây là những thực phẩm cần được bổ sung cho người bị bỏng:

  • Thực phẩm giàu protein: Đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc heo, cá thu, cá hồi,…
  • Thực phẩm chứa lipid: Các loại cá béo, hạt óc chó, đậu nành, hạt lanh,…
  • Thực phẩm bổ sung glucid: Gạo, ngô, khoai, sắn,…
  • Thực phẩm bổ sung vitamin: Chuối, bơ, cam, ổi, quýt, mận, nấm, súp lơ, gan động vật,…
  • Thực phẩm bổ sung chất khoáng: Đậu nành, đậu đũa, đậu đen, đậu đỏ, các loại hạt khô, ngũ cốc nguyên hạt,…

Bài viết trên đây đã được Digizone tổng hợp và đem đến thông tin bổ ích. Hy vọng với những chia sẻ của Digizone, bạn có thể biết được cách xử lý khi bị bỏng nước sôi đúng cách, nhanh chóng và an toàn. Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ : Hotline 1900 9482.

>>> Xem thêm:

]]>
https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-nuoc-soi-18264/feed/ 0
Bị bỏng bôi Vaseline: Lợi ích & nguy cơ cần biết  https://dizigone.vn/bi-bong-boi-vaseline-18260/ https://dizigone.vn/bi-bong-boi-vaseline-18260/#respond Thu, 14 Sep 2023 07:42:43 +0000 https://dizigone.vn/?p=18260 Vaseline từ lâu đã là sản phẩm quen thuộc, không thể thiếu trong các gia đình. Với giá thành rẻ, lại có nhiều công dụng, liệu Vaseline có thích hợp để điều trị bỏng? Cùng dược sĩ Dizigone trả lời câu hỏi “Bị bỏng có nên bôi Vaseline không?” qua bài viết dưới đây. 

bị bỏng bôi vaselin

1. Tác dụng của Vaseline trên da

Vaseline có thành phần chính là Petroleum, đây là một loại dầu khoáng được tinh chế từ dầu mỏ.

Khi dùng trên da, Vaseline tạo thành một lớp màng giúp bảo vệ vùng da bị thương, đồng thời ngăn cản quá trình mất hơi nước, nhờ đó Vaseline mang lại những tác dụng hữu hiệu khi dùng trên da.

1.1. Vaseline giúp giữ ẩm cho da hiệu quả

Vaseline giúp khóa ẩm trên da mà không cần phải dùng thêm bất kỳ sản phẩm nào khác. Từ lâu, Vaseline đã được sử dụng để xử lý hoặc ngăn ngừa da nứt nẻ và bảo vệ da khỏi sự khô hanh khi thời tiết trở lạnh. Một lớp Vaseline thoa trước khi đi ngủ có thể giúp phục hồi độ ẩm và độ mềm mại tự nhiên cho da của bạn.

1.2. Vaseline giúp chữa lành vết thương nhỏ và vết trầy xước

Khi bôi trên vùng da bị thương, Vaseline tạo thành một hàng rào giúp bảo vệ làn da bạn khỏi vi khuẩn, bụi bẩn,…. Hàng rào bảo vệ này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. 

1.3. Vaseline có tác dụng ngăn ngừa hăm da ở trẻ

Hăm da là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ em do làn da em bé mềm mại và rất nhạy cảm. Khi quần áo, tã lót chà xát vào da làm da bé bị đỏ và đau rát.

Khi thấy bé có tình trạng hăm da nhẹ, các bà mẹ có thể sử dụng Vaseline bôi một lượng vừa đủ lên vùng da bị hăm, Vaseline sẽ giúp dưỡng ẩm, giảm khô ngứa do hăm, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào tổn thương, do đó rất hữu ích trong việc ngăn ngừa hăm tã hoặc kích ứng da ở trẻ.

1.4. Vaseline giảm mẩn đỏ, kích ứng da trong bệnh vẩy nến

Theo các chuyên gia, đặc trưng của bệnh vẩy nến là tình trạng da bị khô, thiếu nước. Sử dụng Vaseline có tác dụng dưỡng ẩm cho da mà không gây kích ứng da, giúp làm dịu tình trạng mẩn đỏ, khô ngứa trên da được áp dụng trong dự phòng và điều trị bệnh vẩy nến.

2. Bị bỏng có nên bôi Vaseline không? 

bị bỏng bôi vaselin

Theo các chuyên gia, với các vết bỏng nhẹ, khi bệnh nhân thoa kem dưỡng ẩm, duy trì độ ẩm phù hợp trên da, có thể hạn chế được tình trạng đau rát, châm chích, hạn chế nhiễm khuẩn da bỏng. 

Vaseline được biết đến với việc bảo vệ các vết bỏng nhẹ, nông trên bề mặt da. Khi vết bỏng lành, bôi một lớp mỏng Vaseline tạo ra một hàng rào bảo vệ trên bề mặt da, ngăn ngừa các yếu tố bên ngoài (vi khuẩn, bụi bẩn,…) tấn công vào vết bỏng.

Bằng cách khóa ẩm trên da, Vaseline giúp giảm khô da khi vết bỏng đã lành, giúp làn da khỏi thô ráp, mềm mại hơn, thúc đẩy tái tạo da, hạn chế thâm sẹo. Đồng thời giúp giảm tình trạng ngứa do khô da, làm dịu kích ứng trên vết bỏng.

Như vậy, Vaseline thích hợp sử dụng cho các vết bỏng nhẹ và nên bôi sau khi bỏng khoảng vài giờ hoặc khi vết bỏng đã lành để hạn chế để lại sẹo.

>>> Xem thêm: Thuốc bỏng b76: Thành phần, công dụng và hiệu quả

3. Nguy cơ khi dùng Vaseline trị bỏng 

Vaseline được dùng trên vết bỏng nhẹ, tuy nhiên khi dùng Vaseline điều trị bỏng trong các trường hợp bỏng nặng hay các vết bỏng mới lại dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

3.1. Bỏng nặng hơn khi bôi luôn Vaseline lên vết bỏng mới 

Vaseline gần như luôn có sẵn trong mọi gia đình, khi bị bỏng nhiều người bệnh ngay lập tức sử dụng Vaseline để sơ cứu. Tuy nhiên trong thành phần của Vaseline có chứa gốc dầu, nghĩa là nó có thể giữ nhiệt, làm chậm quá trình thải nhiệt của da. 

Bị bỏng bôi Vaseline ngay lập tức khiến nhiệt do bỏng không thoát ra được. Nhiệt nóng thâm nhập sâu vào các lớp da bên dưới, làm trầm trọng thêm tình trạng bỏng.

Việc ngay lập tức bôi Vaseline lên da như một biện pháp sơ cứu có thể khiến vết bỏng nặng hơn.

 3.2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng 

Bạn có biết Vaseline không có tác dụng kháng khuẩn. Do đó với các vết bỏng rộng, bỏng sâu, bôi Vaseline sẽ tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt vết bỏng, và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết bỏng, khiến vết bỏng trở nên nặng hơn. Khi đó việc điều trị sẽ phức tạp và nguy hiểm hơn.

3.3 Làm chậm quá trình lành vết bỏng

Với các vết bỏng sâu, bỏng rộng độ 2, độ 3, các lớp da ở bề mặt bị tổn thương, cấu trúc da có thể bị phá hủy một phần, vết bỏng bị mưng mủ hay chảy nước, khi người bệnh bôi ngay kem dưỡng ẩm Vaseline giữ ẩm có thể làm vết bỏng lâu khô, làm chậm quá trình tái tạo da, quá trình lành vết bỏng sẽ kéo dài hơn.

>>> Xem thêm: Vết bỏng bị phồng nước bôi thuốc gì nhanh khỏi

4. Cách điều trị bỏng đúng cách 

Để điều trị bỏng an toàn, hiệu quả, bạn cần tuân thủ các quy tắc trong điều trị bỏng theo đúng chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.

4.1. Thoát nhiệt cho vết bỏng 

Khi bị bỏng cần tìm mọi cách để sớm loại trừ nguyên nhân gây bỏng.

Ngay sau khi bị bỏng, cần tiến hành hạ nhiệt độ bề mặt da bằng cách ngâm vùng bị bỏng vào nước mát hoặc cho vòi nước chảy qua khoảng 10 – 15 phút. Những phần không bị bỏng cần được giữ ấm và cho bệnh nhân uống đồ nóng…

Làm mát vùng bị bỏng càng sớm càng tốt, nhờ làm mát giúp giảm tổn thương da, hiện tượng phù sẽ nhẹ và chậm hơn, nỗi đau của bệnh nhân giảm nhiều.

4.2. Làm sạch vết bỏng

Khi bị bỏng, da của bệnh nhân có thể bị phỏng, trầy hay loét làm mất hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua vết bỏng, gây nhiễm trùng vết bỏng, làm chậm quá trình lành vết bỏng. Do vậy, bệnh nhân cần được nhanh chóng làm sạch vết bỏng và giữ cho vết bỏng luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập.

Để vệ sinh vết bỏng hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng dung dịch sát khuẩn đảm bảo các yếu tố: Hiệu quả mạnh – tác dụng nhanh – không gây đau xót. Hiện nay, Dung dịch sát khuẩn Dizigone được tin dùng trong xử lý bỏng nhờ những ưu điểm như:

  • Sát khuẩn mạnh, có khả năng tiêu diệt 99,99% vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, đảm bảo vết bỏng luôn sạch khuẩn và không có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Mang đến hiệu quả nhanh chóng. Cụ thể, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30 giây tiếp xúc. Nhờ vậy, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục của tổn thương do bỏng gây ra.
  • Không gây xót khi dùng trên da, kể cả các vết bỏng lớn, trầy loét, sâu độ 2, độ 3.
  • Không làm tổn thương mô hạt, đồng thời cũng không cản trở quá trình lành vết thương tự nhiên, hạn chế hình thành sẹo.
  • An toàn cho mọi đối tượng sử dụng và không gây tác dụng phụ.

4.3. Phục hồi tổn thương da 

dizigone - cách dùng dizigone-cach-dung

Khi vết bỏng đã lành, bắt đầu khô se, người bệnh nên chú ý dưỡng ẩm vết bỏng, sử dụng kem phục hồi, tái tạo da hàng ngày. 

Để hạn chế để lại sẹo trên da, bệnh nhân nên cân nhắc sử dụng các loại kem trị sẹo có thương hiệu uy tín, thành phần kem lành tính, đã được kiểm chứng để đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả cao.

Một số sản phẩm có thể tham khảo, đó là Silvirin, Panto Cream Nano Zinc, Biafine, Neosporin, Evo Panthenol,…

>>> Xem thêm: Top 10 thuốc trị bỏng lành nhanh và an toàn nhất

Đặc biệt, để dưỡng ẩm cho vết bỏng, ngăn ngừa sẹo, bạn đừng nên bỏ qua kem Dizigone Nano Bạc đang được nhiều người ưa chuộng và tin dùng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm gồm các thành phần được dẫn xuất tự nhiên từ cúc la mã, tràm trà, lô hội,… mang đến hiệu quả dưỡng ẩm ưu việt. Từ đó giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết bỏng.

Không những vậy, Dizigone Nano Bạc còn chứa các tinh thể nano siêu nhỏ có khả năng thấm sâu, hỗ trợ duy trì tác dụng sát khuẩn kéo dài trên vết bỏng. Vì thế, sử dụng bộ đôi kháng khuẩn Dizigone tăng gấp 3 lần khả năng sát khuẩn, tái tạo da nhanh chóng và ngăn ngừa, hạn chế được sẹo xấu.

Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, bài viết trên đã trả lời cho bạn câu hỏi “Bị bỏng có nên bôi Vaseline không?” Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về cách điều trị bỏng an toàn – hiệu quả, vui lòng gọi Hotline 1900 9482 để trao đổi trực tiếp với chuyên gia của Dizigone.

>>> Xem thêm: Xử lý bỏng tại nhà đúng cách để lành nhanh – không sẹo

]]>
https://dizigone.vn/bi-bong-boi-vaseline-18260/feed/ 0
Lưu ý cần biết khi sơ cứu và xử trí bỏng hóa chất https://dizigone.vn/bong-hoa-chat-18167/ https://dizigone.vn/bong-hoa-chat-18167/#respond Wed, 30 Aug 2023 07:46:46 +0000 https://dizigone.vn/?p=18167 Bỏng hóa chất là dạng bỏng nặng và nguy hiểm. Nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến tình trạng bỏng nghiêm trọng và khó phục hồi hơn. Vật cần lưu ý gì khi sơ cứu bỏng hóa chất? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

bỏng hóa chất

1. Bỏng hóa chất là gì? 

Bỏng hóa chất, hay còn gọi là bỏng ăn mòn, là tình trạng xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với các chất hóa học như axit hoặc bazơ. Điều này có thể gây ra các phản ứng tổn thương trên da hoặc bên trong cơ thể, đặc biệt khi hóa chất được nuốt vào cơ thể và gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng của nạn nhân.

1.1. Nguyên nhân gây bỏng hóa chất

  • Nguyên nhân gây bỏng hóa chất phổ biến nhất là tiếp xúc với axit và bazơ. 
  • Các tác nhân thường gặp gây bỏng hóa chất bao gồm chất tẩy rửa, amoniac, axit của pin xe ô tô
  • Chất tẩy rửa răng giả, các chất làm trắng răng và sản phẩm chứa clo trong bể bơi.

1.2. Đối tượng dễ bị bỏng hóa chất

Trẻ sơ sinh, người già và người bị tàn tật là nhóm người có nguy cơ cao nhất bị bỏng hóa chất. Những đối tượng này không có khả năng xử lý hóa chất đúng cách, họ dễ tiếp xúc gần với các loại hóa chất và dễ bị bỏng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị bỏng hóa chất nếu không được trợ giúp khi xử lý axit hoặc các chất hóa học gây bỏng mạnh, đặc biệt khi khả năng di chuyển của bạn bị hạn chế.

1.3. Triệu chứng bỏng hóa chất

bỏng hóa chất

Các dấu hiệu và triệu chứng của bỏng hóa chất đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân gây bỏng cũng như loại hóa chất tương tác. Các yếu tố quan trọng bao gồm:

  • Loại hóa chất tiếp xúc: Hít hoặc nuốt phải hóa chất.
  • Thời gian tiếp xúc: Mức độ tiếp xúc của da với hóa chất.
  • Tình trạng da: Có vết thương hở, vết cắt hay da nguyên vẹn tiếp xúc với hóa chất.
  • Vị trí tiếp xúc: Vị trí trên cơ thể tiếp xúc với hóa chất.
  • Dạng hóa chất: Hóa chất trong dạng khí, lỏng hoặc rắn.
  • Số lượng và nồng độ hóa chất: Lượng và độ mạnh của hóa chất sử dụng.

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến khi bị bỏng hóa chất axit

  • Da chết hoặc cháy đen.
  • Da bị kích ứng, mẩn đỏ, bỏng rát tại vùng tiếp xúc.
  • Đau hoặc tê ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Thay đổi tầm nhìn, mất thị lực nếu hóa chất tiếp xúc với mắt.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi nạn nhân nuốt phải chất hóa chất bao gồm:

  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Huyết áp giảm.
  • Nhịp tim không ổn định.
  • Tim ngừng đập hoặc bị nhồi máu cơ tim.
  • Khó thở, ho.
  • Co giật cơ bắp.

2. Cách xử trí cho người bị bỏng hóa chất

Ngay khi bị bỏng hóa chất, việc sơ cứu ngay lập tức là rất quan trọng. Sau đây là những bước cần thực hiện khi sơ cứu người bị bỏng hóa chất: 

2.1. Đưa người bệnh ra khỏi hóa chất gây bỏng

Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn (trụy do sốc). Sốc bỏng là tình trạng cơ thể phản ứng toàn bộ khi bị chấn thương bỏng với tổn thương mô lớn, gây rối loạn các chức năng bệnh lý như hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nước điện giải. Để phòng tránh sốc bỏng, cần lưu ý những điều sau:

  • Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, đồng thời động viên và an ủi.
  • Cung cấp nước cho nạn nhân vì họ có thể đang rất khát, đặc biệt khi phải di chuyển xa. Chú ý chỉ cho nạn nhân uống nước khi tỉnh táo, không có chấn thương khác hoặc không nôn mửa. 
  • Dung dịch uống: Nếu có thể, pha dung dịch sau để cho nạn nhân uống.

Pha vào 1 lít nước:

  • 1/2 thìa cà phê muối ăn.
  • 1/2 thìa cà phê muối natri bicarbonate.
  • 2-3 thìa cà phê đường hoặc mật ong, nước cam, chanh ép.

Nếu không thể pha dung dịch trên, có thể cho nạn nhân uống nước chè đường hoặc oresol.

  • Cung cấp thuốc giảm đau aspirin cho nạn nhân. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ có chấn thương bên trong, tuyệt đối không cho uống thuốc giảm đau mạnh hay thuốc an thần.
  • Tiếp theo, chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để được chữa trị sớm nhất có thể.

>>> Xem thêm: Xử trí bỏng tại nhà an toàn – đúng cách để nhanh lành, không sẹo

2.2. Tiến hành sơ cứu

2.2.1 Sơ cứu khi bỏng hóa chất ngoài da

bỏng hóa chất

Nếu bị bỏng da do hóa chất, hãy tuân theo các bước sau đây:

  • Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước mát trong ít nhất 15 phút. Nếu hóa chất là dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.
  • Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất.
  • Che phủ tạm thời vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, không có vi khuẩn hoặc quần áo sạch.
  • Bỏng hóa chất nhẹ thường tự lành mà không cần điều trị thêm.

Hãy đến ngay cơ sở y tế nếu:

  • Nạn nhân có dấu hiệu sốc như ngất, da xanh tái hoặc thở nông. Nếu bệnh nhân bị sốc, phải bù nước, điện giải cho bệnh nhân
  • Bỏng hóa chất thấm qua lớp da ngoài cùng và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính từ 5-8cm.
  • Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, tay, chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn.
  • Nếu bạn không chắc chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc mô tả đầy đủ về chất đó để nhận dạng.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm về đặc tính của loại hoá chất gây bỏng:

Bỏng do hóa chất base như xút (NaOH) hoặc bỏng do vôi nóng, cũng như bỏng do chất acid như acid sulfuric là những trường hợp thường gặp trong cuộc sống.

Bỏng do hóa chất thường nặng hơn bỏng nhiệt và cần thực hiện sơ cứu tương tự như bỏng nhiệt. Tuy nhiên, đối với bỏng kiềm, cần thêm việc trung hòa tác nhân gây bỏng bằng acid nhẹ và đối với bỏng acid, cần trung hòa bằng kiềm nhẹ.

Thao tác trung hòa này chỉ được thực hiện sau khi đã ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch. Trung hòa quá sớm có thể làm tổn thương nặng hơn do phản ứng sinh nhiệt. Không được sử dụng base hoặc acid mạnh trong bất kỳ trường hợp nào. Cụ thể:

  • Đối với bỏng kiềm và bỏng vôi, có thể sử dụng nước vắt chanh, dấm ăn, hoặc các dung dịch đường (glucose, đường ăn, đường mía, …) do dễ kiếm và có thể sử dụng với lượng lớn.
  • Đối với bỏng acid, có thể sử dụng nước xà phòng hoặc dung dịch natri bicarbonate 2-3%. Nếu không có, có thể sử dụng nước vôi để rửa.

2.2.2. Sơ cứu khi uống phải hóa chất gây bỏng

Uống nhầm chất độc như xăng, axit hoặc chất tẩy rửa

  • Trong trường hợp này, không nên gây nôn mà nên đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức. Gây nôn có thể làm cho hóa chất tràn vào khí quản và gây bỏng thực quản, tăng nguy cơ ngộ độc. 
  • Không những trẻ em mà người lớn cũng dễ bị viêm phổi do hơi chất độc xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Trước khi đưa đến bệnh viện, có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng cổ họng. Uống từ từ và tránh sặc nước để tránh tình trạng nguy kịch hơn.
  • Hãy tận dụng trứng trong nhà để sơ cứu bằng cách tách lấy lòng trắng trứng và uống ngay sau khi  uống nhầm chất độc.

2.2.3 Sơ cứu bỏng hóa chất ở mắt

bỏng hóa chất

Rửa sạch mắt bằng nước:

  • Sử dụng nước ấm để rửa mắt trong ít nhất 20 phút. Có thể sử dụng các phương pháp sau đây để rửa mắt nhanh chóng:
  • Sử dụng vòi hoa sen để phun nước ấm lên trán, để nước chảy qua mắt bị dính hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.
  • Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng về một bên. Sau đó, cố gắng mở mắt bị dính hóa chất và nhẹ nhàng để nước chảy qua mắt.
  • Đối với trẻ em, nên cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa và phun nhẹ nước lên trán ở mắt bị dính hóa chất hoặc vào phần sống mũi giữa hai mắt. Hãy nhớ rửa trong ít nhất 20 phút dù bạn sử dụng cách nào.

Rửa tay bằng xà phòng và nước

Rửa tay kỹ càng để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên tay. Mục tiêu chính của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, sau đó đảm bảo loại bỏ hóa chất khỏi tay.

Tháo kính áp tròng

Nếu kính áp tròng chưa rơi ra trong quá trình rửa mắt, hãy tháo chúng ra.

Lưu ý:

  • Không nên dụi mắt, vì có thể gây tổn thương thêm.
  • Không sử dụng bất kỳ chất lỏng khác ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không sử dụng thuốc nhỏ mắt trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất

  • Sau khi thực hiện các bước trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu.
  • Hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.

>>> Xem bài viết: Peel da bị bỏng: Nguyên nhân và 7 cách xử trí tại nhà nhanh nhất

3. Lưu ý cần biết khi sơ cứu cho người bị bỏng hóa chất

bỏng bô xe máy bị phồng

Sau đây là một vài lưu ý khi sơ cứu cho người bị bỏng hoá chất:

  • Không nên bôi kem đánh răng lên vết bỏng vì điều này là một quan niệm sai lầm của nhiều người. Việc làm này chỉ làm tổn thương vết thương hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Không nên chườm đá hoặc nước đá trực tiếp lên vết bỏng. Tiếp xúc trực tiếp với lạnh có thể làm tổn thương vết thương, vì nhanh chóng khiến biểu bì da co rút lại, gây trì hoãn trong quá trình lành và có nguy cơ viêm loét. (Không áp dụng nước đá cho trường hợp bỏng vôi)
  • Đối với vùng da bị bỏng có diện tích lớn, không nên cởi quần áo. Va chạm vào vết thương có thể gây nhiễm trùng hoặc đau rát. Nên nhanh chóng cắt lớp quần áo dính vào vết thương bằng kéo.
  • Cẩn thận tháo bỏ trang phục và mọi vật cứng xung quanh vùng bị bỏng như vòng, quần, áo, giày, dép,… để tránh sưng nề vết thương.
  • Vết bỏng cần được giữ vệ sinh. Không nên bôi kem đánh răng hoặc bất kỳ loại thuốc bôi nào trực tiếp lên vết thương vì có thể gây nhiễm trùng. Thực hiện sơ cứu ban đầu sai cách có thể làm tình trạng vết bỏng trở nên nặng hơn và khó khăn trong việc điều trị.
  • Trong trường hợp nguy hiểm khi trẻ bị bỏng và không thể tự xử lý, cha mẹ và người thân cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho trẻ. Giữ trẻ yên tĩnh và tránh để trẻ sốc để tránh tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không tự ý chọc vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, nếu cần sử dụng túi đá để làm lạnh, hãy chỉ sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 15 phút sau mỗi 1 đến 2 giờ để tránh bị bỏng lạnh.

4. Cách phòng tránh bỏng do hóa chất

Bạn có thể ngăn chặn nguy cơ bỏng hóa chất bằng cách tuân thủ các biện pháp an toàn và phòng ngừa khi xử lý hóa chất, bao gồm:

  • Giữ hóa chất ngoài tầm tay trẻ em.
  • Lưu trữ hóa chất đúng cách và an toàn sau khi sử dụng.
  • Sử dụng hóa chất trong khu vực có đủ thông gió.
  • Đặt nhãn cảnh báo trên thùng chứa hóa chất còn lại.
  • Tránh sử dụng quá nhiều loại hóa chất.
  • Không trộn lẫn các loại hóa chất với nhau.
  • Chỉ mua hóa chất đựng trong thùng chứa an toàn.
  • Đặt hóa chất cách xa thực phẩm và đồ uống.
  • Mặc đồ bảo hộ và quần áo phù hợp khi sử dụng hóa chất.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bài viết này cung cấp những thông tin cần thiết về sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hoá chất. Cấp cứu bỏng thường đơn giản không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải cấp cứu khẩn trương và linh hoạt. Người cấp cứu có kỹ năng thành thạo sẽ giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. Việc cấp cứu và chăm sóc ban đầu tốt đã đảm bảo sự sống sót và giảm thiểu hậu quả đáng kể cho nạn nhân bị bỏng nặng và rộng.

>>> Xem thêm: Bị bỏng nước sôi phải làm sao? Hướng dẫn xử trí từ A tới Z

]]>
https://dizigone.vn/bong-hoa-chat-18167/feed/ 0
[UPDATE 2023] Top 10 thuốc trị bỏng lành nhanh và an toàn nhất https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-18078/ https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-18078/#respond Mon, 21 Aug 2023 02:01:03 +0000 https://dizigone.vn/?p=18078 Bỏng là tai nạn khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày, bỏng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bỏng mà chúng ta có cách điều trị khác nhau. Với các vết bỏng nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các loại kem trị bỏng. Dưới đây là Top 10 thuốc trị bỏng lành nhanh và an toàn, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng.

thuốc trị bỏng

1. Nguyên tắc điều trị bỏng

Bỏng gây cảm giác nóng rát, tổn thương cho da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Khi bị bỏng cần tìm mọi cách để sớm loại trừ nguyên nhân gây bỏng như dập lửa, cắt cầu dao điện,…

Ngay sau khi bị bỏng cần ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh hoặc cho vòi nước chảy qua khoảng 10 – 15 phút, tuyệt đối không sử dụng nước đá chỉ sử dụng nguồn nước sạch thông thường. Những phần không bị bỏng cần được giữ ấm và cho bệnh nhân uống đồ nóng… Làm mát vùng bị bỏng càng sớm càng tốt, nhờ làm mát, hiện tượng phù sẽ nhẹ và chậm hơn, nỗi đau đớn của bệnh nhân giảm nhiều.

Với các vết bỏng sâu, nguy cơ nhiễm khuẩn, hoại tử cao cần được điều trị tại cơ sở y tế có chuyên môn. Với vết bỏng nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các thuốc trị bỏng an toàn, được các chuyên gia khuyên dùng giúp vết bỏng lành nhanh, ngăn ngừa nhiễm trùng.

>>> Xem bài viết: Cẩm nang xử trí bỏng tại nhà cho trẻ an toàn, hiệu quả

2. 10 loại thuốc điều trị bỏng tốt nhất hiện nay 

2.1 Kem trị bỏng Silver Sulfadiazine 1%

thuốc trị bỏng

Thuốc kem bôi Silver Sulfadiazine 1%  là thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa và điều trị nhiễm khuẩn vết thương, sử dụng điều trị trong các vết bỏng độ 2, độ 3. 

Xuất xứ: Medipharco – Việt Nam

Thành phần:

  • Sulfadiazine: Kháng sinh nhóm sulfamid có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn hiệu quả
  • Bạc: Tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm tại vết bỏng

Công dụng: Phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh bỏng độ 2 và độ 3 (sau khi đã hồi sức giảm đau, chống sốc, cắt lọc).

Cách dùng: 

  • Làm sạch vết bỏng bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone
  • Dùng tay đi găng vô khuẩn, bôi một lớp kem dày 1 – 3 mm vào vết bỏng, ngày 1 hoặc 2 lần. 
  • Cần chú ý bôi kem vào tất cả các khe kẽ, các chỗ nứt nẻ hoặc xùi trên vết bỏng. Có thể băng gạc vô trùng, rồi quấn băng lại để thuốc tiếp xúc với vết thương.

Giá tham khảo: 40.000 đồng/tuýp 20 g

Đánh giá sản phẩm:

  • Ưu điểm: Tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, hiệu quả nhanh chóng, ngăn ngừa viêm nhiễm tại vết bỏng.
  • Nhược điểm: Có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ( ngứa, nóng bỏng, đau, mày đay…). Không dùng thuốc cho phụ nữ gần đến ngày đẻ, trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. 

2.2 Tuýp bôi bỏng Biafine

Tuýp bôi bỏng Biafine là thuốc da liễu thường được sử dụng để điều trị các vết bỏng độ 1, độ 2 và không dùng cho các vết thương chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Xuất xứ: Pháp

Thành phần: Thành phần chính là Trolamine 

  • Trolamine là một amin có tác dụng điều chỉnh pH trên da, góp phần đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp vết bỏng phục hồi một cách nhanh chóng
  • Ngoài ra còn chứa một số thành phần giữ ẩm cho da, làm mềm da: Dầu quả bơ, ethylene glycol stearat, acid stearic….

Công dụng: Dùng trong điều trị tình trạng bỏng cấp độ 1 và 2 và tất cả các vết thương ngoài da không nhiễm trùng.

Cách dùng: Dùng ngoài da

  • Bỏng độ 1: Bôi một lớp thuốc dày lên vết bỏng. Xoa nhẹ để thuốc thấm vào da. Sử dụng 2 – 4 lần/ ngày.
  • Bỏng độ 2: Rửa sạch vết thương bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone, sau đó bôi một lớp dày phủ lên khắp bề mặt vết bỏng. Nếu cần băng vết thương lại dùng một miếng gạc ẩm và băng lại,  không dùng băng khô

Giá tham khảo: 85 000 VNĐ/ ống 46,5g, 96 000 VNĐ/ ống 93g

Đánh giá sản phẩm:

  • Ưu điểm: Có tác dụng làm dịu vết bỏng, giảm phồng rộp và ngăn vết bỏng lan rộng giúp cho vết bỏng mau lành và hạn chế để lại sẹo. Dùng được cho cả trẻ nhỏ.
  • Nhược điểm: Không sử dụng cho vết bỏng đã nhiễm trùng.

2.3 Bộ đôi Dizigone lành bỏng nhanh chóng

dizigone - d300 & nano

Bộ đôi Dizigone gồm 2 sản phẩm chính: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone và Kem Dizigone Nano Bạc. Bộ đôi này có tác dụng giúp kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo.

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần: Dung dịch Dizigone và Kem Dizigone Nano Bạc

  • Dung dịch Dizigone là dung dịch muối khoáng được xử lý bằng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu, có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhanh chóng và mạnh mẽ như: HClO, ClO-, HO…..
  • Kem Dizigone Nano Bạc: với các thành phần tự nhiên như lô hội, cúc La Mã, tinh dầu Tràm trà có tác dụng ngăn ngừa viêm da, kháng khuẩn, dưỡng ẩm làm dịu da, ngừa sẹo và kích thích tái tạo tế bào da mới.

Công dụng:

  • Kháng khuẩn nhanh – mạnh: Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm chỉ trong 30s tiếp xúc, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng
  • Kích thích tổn thương lành tự nhiên: Không gây ảnh hưởng tới tế bào hạt, nguyên bào sợi, giúp vết bỏng lành nhanh, hạn chế thâm sẹo
  •  Cung cấp độ ẩm, làm dịu da, giúp vết bỏng mau chóng lành

Cách dùng: 

  • Lau, rửa hoặc xịt trực tiếp vào vết bỏng, để nguyên tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước
  • Đợi dung dịch khô, thoa kem Kem Dizigone Nano Bạc lên vết bỏng đã khô se, không chảy dịch.
  • Sử dụng 3-4 lần/ ngày đến khi vết bỏng nhanh lành.

Giá tham khảo: 

  • Dung dịch Dizigone 300ml – 100.000 VNĐ / chai 
  • Kem Dizigone bạc 25g – 140.000 VNĐ/ tuýp 

Đánh giá sản phẩm:

  • Ưu điểm: Khi sử dụng không gây kích ứng, đau xót , thành phần lành tính, an toàn, sử dụng được cả 3 cấp độ bỏng và các vết bỏng có dấu hiệu nhiễm trùng. Không màu: Không rây bẩn quần áo, giúp bệnh nhân theo dõi dễ dàng tiến triển vết bỏng
  • Nhược điểm: Dung dịch Dizigone có mùi chloride nhẹ.

> Xem bài viết: Xử lý bỏng tại nhà an toàn – đúng cách để lành nhanh, không sẹo

2.4 Thuốc mỡ bôi bỏng Neosporin 

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Neosporin là thuốc mỡ bôi da thuộc nhóm kháng sinh, được dùng để điều trị nhiễm trùng, kháng viêm đối với vết thương nhỏ ngoài da và các vết bỏng. 

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần: Gồm 3 thành phần chính: Bacitracin, Neomycin, Polymyxin B là các kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng tại vết bỏng. Đồng thời có Pramoxine HCl giúp giảm đau tại vị trí vết thương. 

Công dụng: 

  • Dùng sơ cứu vết thương nhỏ, vết bỏng
  • Giúp giảm thiểu tối đa việc hình thành sẹo
  • Làm dịu, giảm đau vùng da bị bỏng
  • Bảo vệ các vết thương tránh nhiễm trùng

Cách dùng:

  • Làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý hoặc xà bông dịu nhẹ
  • Đợi cho vết bỏng khô, sau đó dùng một lượng thuốc vừa đủ bôi lên vết thương. Có thể dùng băng gạc vô trùng băng lại sau khi thoa thuốc xong.
  • Sử dụng hàng ngày 2-3 lần/ ngày 

Giá tham khảo: 180.000 VNĐ/ tuýp 14,2g

Đánh giá sản phẩm:

  • Ưu điểm: Vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa giúp giảm đau nên phù hợp cho cả vết bỏng nặng. Có thành phần an toàn dùng cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
  • Nhược điểm: Có thể xuất hiện tác dụng phụ như đỏ rát, ngứa tại vị trí bôi thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. 

2.5 Kem bôi Sulfadiazin Bạc U.S.P Silvirin

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Bạc sulfadiazine được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài da, thuộc về nhóm kháng sinh sulfamid, dùng để phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh phỏng độ 2 và độ 3. 

Xuất xứ: Ấn Độ

Thành phần: Chứa phức hợp của Sulfadiazine và bạc  

  • Sulfadiazine là chất có tác dụng diệt vi khuẩn đặc biệt là trực khuẩn mủ xanh là tác nhân thường gặp trong nhiễm trùng vết bỏng.
  • Bạc giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

Công dụng:

  • Ngăn ngừa và điều trị nhiễm khuẩn vết bỏng độ 2 và độ 3
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng ngoài da: các vết trầy da, vết loét bàn chân, bàn tay

Cách dùng

  • Sau khi làm sạch vết bỏng và loại bỏ mô hoại tử bôi lớp kem dày từ 1-3mm
  • Sử dụng từ 1-2 lần/ ngày.  Bôi vào tất cả các kẽ và những chỗ nứt nẻ hoặc xùi trên vết bỏng. Bôi đến khi vết thương lành.

Giá tham khảo: 19 000 VNĐ / 20g 

Đánh giá sản phẩm:

  • Ưu điểm: Tác dụng kháng khuẩn mạnh phù hợp cho vết bỏng nặng và có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nhược điểm:  Do chứa nhóm Sulfonamid có thể gây ra vàng da nhân nên không khuyên dùng cho phụ nữ gần tới ngày đẻ, trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu hay trẻ đẻ non.

2.6 Kem bôi bỏng Panthenol Evo 

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Kem bôi trị bỏng Evo Panthenol là sản phẩm dạng kem có tác dụng hỗ trợ điều trị và phục hồi vết bỏng nhanh chóng, kích thích tái tạo mô da, nhanh lành vết thương, với hoạt chất chống viêm da hạn chế tối đa để lại sẹo bỏng.

Xuất xứ: Nga 

Thành phần: Thành phần chính D-Panthenol 5% có tác dụng chống viêm, làm dịu da, tái tạo da. Ngoài ra còn có tác dụng giảm kích ứng da, duy trì độ ẩm cho da.

Công dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vết bỏng do bỏng dầu, bỏng nước, bỏng hơi,..
  • Hạn chế sẹo, làm lành vết thương nhanh chóng
  • Giúp làm mềm da, giữ ẩm.

Cách dùng:

  • Sát trùng vết bỏng sau đó thoa đều thuốc lên vùng da bị bỏng
  • Sử dụng 2-3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất 

Giá tham khảo: 140.000 VNĐ/ tuýp 46ml

Đánh giá sản phẩm:

  • Ưu điểm: Làm mềm, kích thích quá trình lên da non đồng thời giảm kích ứng da.  Giúp hàn gắn đứt gãy ở lớp biểu bì, hạn chế sẹo lồi và hiện tượng co kéo da. Phù hợp sử dụng với mức độ bỏng nhẹ.
  • Nhược điểm: Kháng khuẩn kém, không phù hợp sử dụng cho vết bỏng có dấu hiệu nhiễm cùng và các vết bỏng ở mức độ 2 và mức độ 3.

>>> Xem thêm: Thuốc bỏng b76: Thành phần, công dụng và cách dùng hiệu quả

2.7 Kem trị bỏng Maduxin

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Maduxin là thuốc bôi dạng mỡ, sử dụng trực tiếp lên vết thương. Lớp thuốc mỡ tạo thành lớp kháng khuẩn giữa vết thương với môi trường. Thúc đẩy quá trình làm lành vết bỏng, giúp tránh được các tác nhân gây hại cho vết bỏng.

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần: Cao sến toàn phần 4g: Lá cây Sến có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Cao lá sến là sản phẩm chữa vết lở loét và chữa bỏng rất hiệu quả.

Công dụng:

  • Làm liền các vết bỏng, lở loét nhanh chóng, tạo màng che phủ vết thương.
  • Công dụng kháng khuẩn: Tụ cầu vàng, trực khuẩn E. Coli, proteus và trực khuẩn mủ xanh 

Cách dùng:

  • Làm sạch vết thương
  • Sau đó bôi một lớp mỏng thuốc mỡ lên vết thương
  • Băng kín, thay băng một đến hai lần một ngày.

Giá tham khảo: 50.000 VNĐ/ tuýp 20 g

Đánh giá sản phẩm:

  • Ưu điểm: Tác dụng kháng khuẩn tốt, giảm đau, giảm tiết, mau lành vết bỏng mà không để lại sẹo. Giá thành phù hợp. Dùng được cho trẻ nhỏ, không gây kích ứng da, phù hợp với mọi loại da.
  • Nhược điểm: Chưa có nghiên cứu về tác dụng của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên cần hạn chế. Trong quá trình sử dụng có thể có tác dụng phụ như gây ban đỏ da, nổi mẩn, nổi mề đay….

2.8 Thuốc bôi bỏng Panthenol (Dexpanthenol)

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần: Dexpanthenol 5 %

Công dụng:

  • Phòng ngừa và điều trị các tổn thương da, thúc đẩy chữa lành vết thương, vết bỏng lâu lên da non
  • Làm dịu da, giảm kích ứng, duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa khô da

Cách dùng:

  • Làm sạch vùng da bị bỏng và thoa 1 lớp thuốc mỏng lên vết bỏng.
  • Thoa 1 – 2 lần/ngày

Giá tham khảo: 21000 đồng/ tuýp 20g

Đánh giá sản phẩm

  • Ưu điểm: Dưỡng ẩm hiệu quả, giảm tình trạng đỏ và ngứa trong quá trình lên da non. Giá thành rẻ
  • Nhược điểm: Phù hợp trong các trường hợp bỏng nhẹ. Tá dược Methylparaben, Propylparaben có thể gây phản ứng dị ứng

2.9 Xịt trị bỏng PANTO CREAM 30 ml 

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần: 

  • Nano Bạc: có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm tại vết bỏng
  • Nano Kẽm Oxit: kháng khuẩn, giảm kích ứng, bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Pro Vitamin B5: Dưỡng ẩm, làm dịu da và thúc đẩy quá trình tái tạo da 
  • Lanolin (mỡ cừu): Làm mềm da, giảm kích ứng, duy trì độ ẩm cần thiết, hạn chế tình trạng khô da.

Công dụng:

  • Bảo vệ da, giúp ngăn ngừa tổn thương da do bị bỏng, do ánh nắng mặt trời, do bức xạ
  • Giúp làm mát da, dịu da, săn se da, làm giảm và ngăn ngừa các tác nhân gây viêm nhiễm da khi bị tổn thương
  • Giúp dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da, làm giảm rát da, khô da.

Cách dùng:

  • Bôi một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị tổn thương (không chà xát) để tạo ra một lớp kem mỏng.
  • Nên dùng kem ngay Pantocream ngay khi da bị tổn thương, duy trì bôi lúc đi ngủ để sản phẩm tiếp xúc với vùng tổn thương suốt đêm. Có thể dùng 2-3 lần/ngày nếu cần thiết.

Giá tham khảo: 65 000 đồng/chai 30ml

 Đánh giá sản phẩm

  • Ưu điểm: Phức hệ Nano Bạc và Nano kẽm có tác dụng bảo vệ da, kháng khuẩn hiệu quả tại vùng da bị bỏng. Nhanh chóng làm dịu da, giảm kích ứng và khô da
  • Nhược điểm: Phù hợp với một số trường hợp bỏng (bỏng do nước nóng, hơi nóng, bỏng do bô xe máy…)

2.10 Gel trị bỏng Burnova Gel Plus

thuốc trị bỏng

Xuất xứ: Thái Lan

Thành phần:  

  • Chiết xuất nha đam: có tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương, giảm kích ứng
  • Chiết xuất rau má: Chứa Asiatica, Asiaticoside, Madecassoside,… có tác dụng kháng khuẩn, phục hồi và tái tạo tế bào da
  • Chiết xuất dưa leo: Chứa khoáng chất, kali và lưu huỳnh giúp nuôi dưỡng, làm dịu và cấp ẩm cho da
  • Công dụng:
  • Giảm sưng, phồng rộp, ngăn ngừa nhiễm khuẩn
  • Làm giảm và dịu cảm giác nóng rát cho vùng da bị bỏng
  • Giúp tái tạo và làm lành vết bỏng, ngăn ngừa sẹo

Cách dùng:

  • Làm mát vùng da bị bỏng bằng nước lạnh (không dùng đá để chườm)
  • Lấy một lượng vừa đủ gel bôi trực tiếp lên vùng da bị bỏng

Giá tham khảo: 90000 đồng/tuýp 25 g

Đánh giá sản phẩm

  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh chóng, làm dịu cảm giác nóng rát.Thành phần tự nhiên lành tính, an toàn, không gây kích ứng
  • Nhược điểm:  Phù hợp với các vết bỏng nhẹ (độ 1 đến độ 2), hiệu quả thấp với các vết bỏng nặng. 

3. Các lưu ý khi điều trị bỏng

Để việc điều trị bỏng có hiệu quả, cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh vết bỏng hàng ngày: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vết bỏng, giúp tẩy rửa vi trùng và phần da chết khỏi bề mặt vết thương.
  • Bôi thuốc điều trị bỏng đủ dày và phủ kín vết thương: Sử dụng dụng cụ vô trùng để bôi thuốc. Lấy que đè lưỡi vô trùng mua ở hiệu thuốc để bôi một lớp thuốc dày lên vết bỏng. Trong lần thay băng sau đó, nếu toàn bộ thuốc bôi lần trước không còn trên bề mặt vết bỏng mà đã thấm vào băng, thì có thể là bạn dùng thuốc chưa đủ.
  • Băng vết bỏng bằng gạc vô trùng. Không nên băng vết bỏng quá chặt. Thay băng hàng ngày. 
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt bổ sung thêm vitamin C và vitamin E giúp làm lành nhanh vết thương.

Trên đây là Top 10 thuốc điều trị bỏng an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng được các chuyên gia khuyên dùng. Trong trường hợp vết bỏng nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời. Khi cần tư vấn về các sản phẩm điều trị bỏng và cách chăm sóc bệnh nhân bị bỏng, vui lòng gọi Hotline 1900 9482 để trao đổi trực tiếp với chuyên gia của Dizigone.

>>> Xem thêm: Vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì khỏi nhanh?

]]>
https://dizigone.vn/thuoc-tri-bong-18078/feed/ 0
Vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì khỏi nhanh?  https://dizigone.vn/vet-bong-phong-nuoc-bi-vo-boi-thuoc-gi-18063/ https://dizigone.vn/vet-bong-phong-nuoc-bi-vo-boi-thuoc-gi-18063/#respond Sat, 19 Aug 2023 02:12:04 +0000 https://dizigone.vn/?p=18063 Vết bỏng phồng nước bị vỡ nếu không được chăm sóc tốt sẽ bị nhiễm trùng và có nguy cơ để lại sẹo cao. Không ít người thắc mắc vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì để vết thương nhanh lành và không bị sẹo. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn biết cách xử lý vết bỏng khi bị vỡ và giới thiệu một số loại thuốc bôi phỏng nước hiệu quả cao.

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

1. Nguyên tắc xử lý vết bỏng nước bị vỡ

Nếu chẳng may vết bỏng phồng nước bị vỡ, bạn cần chăm sóc hết sức cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng, nguy cơ để lại sẹo xấu mất thẩm mỹ. Bạn hãy xử lý vết bỏng bị vỡ đúng cách theo các nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh vết bỏng bị vỡ bằng cách rửa sạch, loại bỏ dị vật nếu có. Bạn có thể dùng nước tinh khiết, nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn lành tính để đảm bảo hạn chế nhiễm trùng. Lưu ý là các bước thực hiện làm sạch vết thương phải nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương sâu hơn.
  • Sử dụng thuốc trị bỏng để làm dịu và bảo vệ vết thương, thúc đẩy vết bỏng bị vỡ nhanh lành.
  • Để vết bỏng phồng rộp khô tự nhiên, không nên tác động quá nhiều, không đụng tay vào vết bỏng nếu không cần thiết.
  • Băng gạc vô trùng: Nếu vết bỏng lớn, bạn hãy băng vết bỏng bị vỡ lại bằng miếng dán cá nhân hoặc băng gạc để ngăn không cho khói bụi, vi khuẩn ngoài môi trường xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng.

>>> Xem thêm: Bỏng bô xe máy bị phồng phải làm sao? – Xem ngay để biết

2. Các thuốc bôi phỏng nước bị vỡ nhanh khỏi – Hiệu quả nhất

Sử dụng thuốc trị bỏng sẽ thúc đẩy vết thương nhanh lành, kích thích tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm khiến người dùng băn khoăn không biết vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì. Bạn hãy tham khảo một số loại thuốc được đánh giá cao dưới đây:

2.1. Panto Cream

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Thành phần: Vitamin B5, Zinc Oxide Nano, Vaseline, Dầu hạnh nhân, Lanolin… là các hoạt chất điều trị vết bỏng hữu hiệu.

Cơ chế tác dụng: 

  • Khả năng kháng khuẩn phổ rộng, diệt khuẩn mạnh,tiêu diệt vi khuẩn tại vết bỏng bị vỡ bọng nước nhanh.
  • Chống viêm, làm lành vết thương nhanh, giảm viêm trên vết bỏng.
  • Kích thích tái tạo mô, giảm tình trạng hình thành sẹo lồi.
  • Giữ độ ẩm cho da khô, cải thiện quá trình tổng hợp collagen, làm trẻ hoá mô liên kết.

Ưu điểm:

  • Bảo vệ da, ngăn ngừa da tổn thương do bị bỏng.
  • Làm mát, làm dịu vết thương, giảm và ngăn ngừa tác nhân gây viêm da.
  • Duy trì độ ẩm cho da, dưỡng da, giảm đau rát do vết bỏng gây nên.
  • Giá thành hợp lý.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn không cao, cần kết hợp với dung dịch sát khuẩn.
  • Có thể gặp một số tác dụng phụ nổi mẩn đỏ khi dùng.
  • Không dùng được cho vết bỏng vùng nhạy cảm như vùng quanh mắt, niêm mạc.

Giá tham khảo: 70.000 đồng/chai 30ml.

2.2. Silver Sulfadiazine 1%

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Thành phần: Bạc sulfadiazin giúp tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế vi khuẩn phát triển.

Cơ chế tác dụng:

  • Điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn ở trẻ 2 – 3 tuổi trở lên bị bỏng.
  • Ức chế quá trình hình thành màng tế bào và thành tế bào vi khuẩn.

Ưu điểm:

  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương ở người bị bỏng độ 2 và độ 3.
  • Thúc đẩy vết thương nhanh lành.

Nhược điểm:

  • Chỉ dùng được cho bé từ 3 tuổi trở lên.
  • Không dùng cho thai phụ sắp sinh.
  • Tác dụng phụ có thể gặp là bị ngứa, đỏ da.
  • Có thể làm giảm bạch cầu nên không dùng trên diện rộng.

Giá tham khảo: 26.000 đồng/ tuýp 20g.

2.3. Thuốc mỡ Maduxin

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Thành phần: Cao sến mật cùng các tá dược giúp diệt khuẩn, tái tạo mô, làm lành vết thương.

Cơ chế tác dụng:

  • Kháng khuẩn với trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, chữa bỏng, trực khuẩn E.coli…
  • Diệt khuẩn tại các vết xây xát, nhiễm khuẩn, đứt tay, chảy máu, lở loét, mụn nhọt, bỏng rạ…

Ưu điểm:

  • Làm khô vết thương nhanh.
  • Kháng khuẩn tốt, giảm đau.
  • Không để lại sẹo lõm, sẹo lồi sau khi lành da.
  • Không gây kích ứng da, phù hợp với mọi loại da.
  • Dùng được cho trẻ em.

Nhược điểm: Chưa có nghiên cứu về tác dụng của thuốc đối với thai phụ và người đang cho con bú nên cần theo dõi cẩn thận trong quá trình sử dụng.

Giá tham khảo: 50.000 đồng/ tuýp 20g.

2.4. Panthenol Evo

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Thành phần: Panthenol Evo giúp tái tạo da nhanh, làm dịu da, chống nhiễm khuẩn, duy trì độ ẩm, giảm kích ứng da khi thời tiết khô hanh.

Cơ chế tác dụng:

  • Hỗ trợ điều trị thương tổn do bỏng.
  • Giúp vết thương nhanh lành, hạn chế hình thành sẹo.
  • Làm mềm, làm ẩm da, giảm nứt da vào mùa đông.

Ưu điểm:

  • Làm mềm, giảm kích ứng da.
  • Kích thích nhanh lên da non.
  • Hàn gắn các đứt gãy ở lớp biểu bì, hạn chế tình trạng kéo da và sẹo lồi.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả kháng khuẩn kém.
  • Chỉ thích hợp với bỏng mức độ nhẹ, không có tác dụng cao đối với bỏng độ 2, độ 3, bỏng có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Có thể gặp một số tác dụng phụ như phát ban, ngứa, kích ứng, phù Quincke,…

Giá tham khảo: 140.000 đồng/ tuýp 46ml.

2.5. Biafine Emulsion

Thành phần:

  • Trolamine: Axit amin giúp điều chỉnh độ pH trên da, thúc đẩy tái tạo da, giúp vết thương nhanh hồi phục.
  • Dầu quả bơ, acid stearic, ethylene glycol stearat,…: Làm mềm, làm ẩm da.

Cơ chế tác dụng:

  • Điều trị bỏng độ 1, độ 2, các vết thương ngoài da không nhiễm trùng.
  • Điều trị đỏ da thứ phát sau xạ trị.
  • Tăng lưu lượng tuần hoàn máu dưới da, tăng số lượng đại thực bào ở vết thương.
  • Kích thích tái tạo mô thúc đẩy vết thương nhanh lành.

Ưu điểm:

  • Làm dịu vết bỏng nhanh, ngăn vết thương lan rộng.
  • Giảm phồng rộp gây đau đớn.
  • Hạn chế để lại sẹo.
  • Dùng được cho trẻ nhỏ.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả cao cho vết bỏng nhẹ.
  • Có thể gặp phản ứng phụ như dị ứng, đau rát.
  • Không dùng được cho vết thương đang chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Giá tham khảo: 85.000 đồng/tuýp 46.5g.

>>> Xem thêm: Thuốc trị bỏng Biafine: Thành phần, công dụng & cách dùng hiệu quả nhất

2.6. Thuốc mỡ Neosporin

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

Thành phần: Neomycin, Bacitracin Zinc, Polymyxin B

Cơ chế tác dụng:

  • Neomycin: là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid. Neomycin gắn với đơn vị 30s gây ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, nhờ đó có tác dụng diệt khuẩn
  • Bacitracin ZinC: kháng sinh nhóm polypeptid. Bacitracin gây ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, nhờ đó có tác dụng kìm khuẩn
  • Polymyxin B: gắn vào phospholipid của vi khuẩn, làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, khiến các dưỡng chất trong màng thoát ra ngoài, vi khuẩn bị tiêu diệt

Ưu điểm:

  • Thành phần an toàn, dùng được cho trẻ em trên 2 tuổi.
  • Kháng khuẩn, giảm đau, thích hợp với cả vết bỏng nặng.

Nhược điểm:

  • Không dùng được cho vết thương hở lớn.
  • Không dùng được với lượng lớn và thời gian dài.
  • Có thể gây tác dụng phụ như ngứa rát tại vị trí bôi.
  • Có thể xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh

Giá tham khảo: 180.000 đồng/ tuýp 14,2g.

3. Dizigone – Chăm sóc bỏng nước bị vỡ hiệu quả

Bộ sản phẩm kháng khuẩn – phục hồi tổn thương da liễu toàn diện Dizigone là thương hiệu được dược sĩ khuyên dùng bởi khả năng đẩy lùi hơn 90% bệnh lý về da liễu thường gặp. Hiệu lực kháng khuẩn mạnh, khả năng phục hồi vết bỏng nhanh, tái tạo da vượt trội là điểm mạnh của Dizigone đã được nhiều người chứng nhận.

dizigone - d300 & nano

Công nghệ hoạt hóa điện hóa EMWE của Dizigone cho tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, oxy hóa và tiêu diệt mầm bệnh mạnh mẽ. Do đó, ngay khi vết phồng nước do bỏng bị vỡ, bạn hãy nhanh chóng sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đây là chất khử trùng lý tưởng giúp:

  • Tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh chỉ trong 30 giây sau tiếp xúc đạt hiệu suất 99.99%.
  • Tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Dịu nhẹ, an toàn, không gây đau xót, kích ứng.
  • Thúc đẩy tổn thương hồi phục tự nhiên.
  • Chất nước trong suốt, không màu, không dính bẩn lên quần áo hay làm đổi màu da.

Khi vết phồng nước bị vỡ đã khô se lại, bạn hãy kết hợp sử dụng kem phục hồi – tái tạo da DIZIGONE Nano Bạc. Tổn thương da sẽ hồi phục nhanh nếu được duy trì độ ẩm phù hợp, được cung cấp dưỡng chất cần thiết thúc đẩy tái tạo da. Các thành phần của kem Dizigone Nano Bạc với công dụng tuyệt vời bao gồm:

  • Kháng khuẩn, tạo hàng rào bảo vệ da.
  • Dưỡng ẩm, giúp da mềm dịu, giảm viêm ngứa, tái tạo tổn thương.
  • Làm dịu da, giảm kích ứng.
  • Chống viêm, chống oxy hóa tự nhiên.

Dizigone xứng đáng có mặt trong tủ thuốc nhà bạn bởi tác dụng chữa lành vết phồng nước do bỏng hiệu quả, thúc đẩy tổn thương da nhanh tái tạo và phục hồi, ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.

4. Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc phỏng nước bị vỡ

Bên cạnh việc sơ cứu và dùng thuốc đúng cách thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến thời gian phục hồi vết phỏng nước bị vỡ. Có những thực phẩm dồi dào dưỡng chất tốt cho sức khoẻ nhưng lại nằm trong danh sách cấm kỵ khi bị bỏng. Bạn hãy tham khảo những thực phẩm nên ăn và nên kiêng dưới đây để biết cách kích thích vết thương nhanh hồi phục:

vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì

4.1. Thực phẩm nên ăn

Các loại thực phẩm cần bổ sung khi bị bỏng bao gồm:

  • Chất đạm giúp làm đầy vết thương, tái tạo mô liên kết. Bạn nên ăn nhiều đậu tương, các loại hạt, thịt lợn nạc,…
  • Vitamin A thúc đẩy vết thương nhanh lành, tăng sinh tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cải xoong, rau bina, các loại rau có lá màu xanh sẫm, trái cây thuộc họ cam quýt, chế phẩm từ bơ sữa.
  • Vitamin C giúp tổng hợp collagen, chống oxy hóa, ngăn ngừa sẹo, làm lành vết bỏng nhanh, kháng khuẩn. Cam, quýt, chanh, quả có vị chua… chứa nhiều vitamin C.

4.2. Thực phẩm cần kiêng

Những thực phẩm người bị bỏng nên kiêng ăn:

  • Trứng: Làm chậm hồi phục vết thương, dễ hình thành sẹo trắng không đều màu.
  • Thịt gà, đồ nếp: Khiến vết thương dễ bị ngứa, sưng tấy, mưng mủ, lâu lành, dễ viêm nhiễm và hình thành sẹo xấu.
  • Thịt bò: Gây tăng sắc tố melanin, làm cho da non sậm màu, mất thẩm mỹ.
  • Thịt xông khói: Khiến vết bỏng lâu lành và để lại sẹo.
  • Rau muống: Kích thích tăng sinh sợi collagen quá mức dẫn đến xuất hiện lớp mô xơ cứng gây sẹo lõm, sẹo lồi.
  • Hải sản: Làm vết bỏng ngứa, sưng đỏ, đau rát, khó chịu. Khi đó, người bị thương sẽ gãi vào vết thương gây lâu lành, dễ tạo sẹo.
  • Đồ ngọt: Đường trong loại thực phẩm này khiến quá trình tự chữa lành của mô chậm lại, thúc đẩy sưng viêm.
  • Chất kích thích như bia, rượu, cà phê: Làm cơ thể hao hụt vitamin, khoáng chất, rối loạn nước, chất điện giải.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được đáp án cụ thể nhất cho thắc mắc vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì. Những loại thuốc kể trên đều được kiểm chứng là an toàn và hiệu quả nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Nếu còn thắc mắc về tình trạng bỏng phồng nước bị vỡ và cách chăm sóc, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 9482 để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ sớm nhất nhé!

>>> Xem thêm: Cẩm nang xử trí bỏng tại nhà cho trẻ hiệu quả

]]>
https://dizigone.vn/vet-bong-phong-nuoc-bi-vo-boi-thuoc-gi-18063/feed/ 0
Tổng quan về bệnh Hắc lào: Biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả https://dizigone.vn/hac-lao-10585/ https://dizigone.vn/hac-lao-10585/#respond Wed, 04 Aug 2021 09:34:43 +0000 https://dizigone.vn/?p=10585 Hắc lào là một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng ấm, mưa nhiều. Các yếu tố trên tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để nấm sợi gây bệnh phát triển và sinh sôi. Hắc lào khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu; các tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti, e ngại. Để xử lý hắc lào hiệu quả, việc hiểu rõ về bệnh là điều cần thiết. Qua bài viết sau, hãy cũng Dizigone tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về bệnh hắc lào, giúp bạn biết chăm sóc da và điều trị bệnh hiệu quả.  

hac-lao hắc lào

I. Hắc lào là gì? Dấu hiệu của bệnh hắc lào

Hắc lào là bệnh nhiễm trùng da do nấm sợi (dermatophytosis). Đặc trưng của hắc lào là những tổn thương có hình tròn như đồng tiền, nên còn gọi là bệnh lác đồng tiền. 

Tổn thương do hắc lào có thể gặp bất cứ vị trí nào trên da, nhưng thường gặp nhất là ở vùng kín (háng, bẹn), quanh thắt lưng, mông hoặc vùng có nếp gấp lớn khác. Ngoài ra, hắc lào còn có thể lan tới các bộ phận như: da đầu, bàn chân, móng tay…

Triệu chứng hắc lào sẽ khác nhau tùy theo vị trí bệnh, Nhìn chung, hắc lào trên da sẽ có các dấu hiệu là:

  • Xuất hiện các đám nhỏ hình tròn hoặc bầu dục sau đó lan rộng thành mảng lớn, đa cung.
  • Vùng da bị nấm có màu đỏ hoặc nâu, dễ tróc vảy.
  • Có cảm giác ngứa nhất là khi ra mồ hôi.
  • Nổi mụn nước, mụn mủ vàng vì gãi mạnh gây nhiễm khuẩn.

Nếu bị hắc lào ở móng tay, người bệnh sẽ thấy móng có biểu hiện dày hơn, đổi màu hay nứt gãy. Trường hợp hắc lào trên da đầu, nấm sợi sẽ khiến tóc gãy rụng, da đầu xuất hiện mảng gàu trắng gây ngứa ngáy nhiều, phát triển các mảng hói.

II. Nguyên nhân gây bệnh hắc lào

tri-hac-lao trị hắc lào

1. Nguyên nhân trực tiếp

Hắc lào do những loại vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra:

  • Trichophyton: Gây nấm trên da, tóc, móng.
  • Epidermophyton: Gây nấm ở da và móng.
  • Microsporum: Gây nấm ở da và tóc.

Các loại nấm trên có thể tồn tại dưới dạng bào tử trong đất ở thời gian dài. Khi tiếp xúc với đất chứa bào tử nấm này, con người và động vật dễ trở thành đối tượng bị nhiễm nấm.

2. Điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ bị bệnh hắc lào

  • Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Không tắm rửa thay quần áo thường xuyên. Người hay mặc quần áo còn ẩm chưa khô hẳn, ít thay chăn ga gối đệm.
  • Tác động từ môi trường sống:  Do môi trường ô nhiễm ẩm ướt nhiều khói bụi, nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, không khí ô nhiễm.
  • Sức đề kháng kém: bệnh nhân suy giảm miễn dịch do HIV. Hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch, rối loạn nội tiết; dùng kháng sinh lâu ngày.
  • Bệnh lý về da: Da thường xuyên bị khô nứt do rối loạn cấu tạo lớp keratin.
  • Khi hậu nóng bức: Nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sợi phát triển, lây lan.

III. Các vị trí tổn thương của bệnh hắc lào và triệu chứng điển hình

1. Hắc lào ở bàn chân

Có 4 hình thái hắc lào thường gặp ở bàn chân:

  • Bong vảy: Lòng bàn chân đỏ, bong vảy nhiều, ngứa ít.
  • Viêm kẽ: Thường ở kẽ ngón 3-4 bàn chân. Tổn thương đỏ, nứt, chảy nước gây đau và ngứa.
  • Tổ đỉa: Mụn nước nằm sâu dưới da, khó vỡ. Khi mụn vỡ sẽ để lại bề mặt lỗ chỗ gây đau và ngứa.
  • Viêm móng: Móng có những đám trắng, đường trắng xuất hiện từ bờ tự do hoặc bờ bên. Sau đó móng dày dần, có màu vàng bẩn và dễ mủn.

2. Hắc lào ở bẹn

Tổn thương là những chấm đỏ, có vảy nhỏ dần lan ra thành mảng lớn. Bề mặt đỏ, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các mảng liên kết thành mảng lớn, ở giữa nhạt màu. Bệnh gây ngứa và khó chịu.

3. Hắc lào ở vùng mặt

hắc lào ở mặt

Vùng da nhiễm nấm rát đỏ, bờ hơi nổi cao đôi khi không rõ, bong vảy và ngứa.

>>> Xem bài viết: Cách xử lý hắc lào ở mặt an toàn, không để lại sẹo

4. Hắc lào ở thân mình

Tổn thương là mụn nước thành đám hình tròn hoặc hình nhiều cung. Vùng da tổn thương dễ lành ở giữa. Bệnh dễ lan rộng và gây ngứa.

5. Hắc lào trên râu

Thường gặp ở nông dân tiếp xúc với súc vật.

Có 2 hình thái:

  • Dạng nông: Sợi râu gãy và bong vảy. Một số trường hợp râu vẫn còn nhưng khô.
  • Dạng sâu: Bệnh tiến triển chậm. Biểu hiện là các u nhỏ liên kết với nhau tạo mảng thâm nhiễm ăn sâu xuống hình thành các áp xe. Da viêm tấy, râu rụng, mủ chảy qua lỗ chân râu.

IV. Hắc lào có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả

Hắc lào rất dễ lây lan. Các nguồn lan truyền bệnh và cách phòng tránh là:

1. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Khi tiếp xúc trực tiếp với người bị hắc lào sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Do bào tử nấm có khả năng sống kéo dài. Vì vậy tránh tiếp xúc với người bệnh là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

2. Dùng chung đồ với người bệnh

Dùng chung đồ sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh. Vì thế không dùng chung đồ đạc, quần áo, vật dụng cá nhân, khăn tắm, ga trải giường với người bị hắc lào.

3. Lây truyền bệnh từ động vật

Động vật như chó mèo dễ trở thành vật chủ của nấm kí sinh. Để phòng tránh lây truyền nấm từ động vật, cần lưu ý:

  • Sau khi chơi với vật nuôi nên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt vi nấm lan truyền từ vật nuôi.
  • Nếu nghi ngờ thú cưng bị hắc lào nên đưa đến bác sỹ thú y để tránh lây truyền bệnh từ động vật.
  • Hút bụi và dọn vệ sinh tại những nơi vật nuôi thường lui tới để loại bỏ được lông hoặc vảy da bị nhiễm trùng.
  • Có thể khử trùng nơi vật nuôi ở bằng các chất khử trùng thông thường như thuốc tẩy clo pha loãng hoặc các chất tẩy rửa mạnh để tiêu diệt vi nấm gây bệnh. Nhưng không được tự ý pha trộn các chất tẩy rửa vì có thể gây ra phản ứng nguy hiểm và sinh ra khí độc hại.

4. Lây bệnh từ môi trường

Môi trường xung quanh ẩm ướt và không đảm bảo vệ sinh dễ trở thành nơi trú ẩn của nấm hắc lào. Để phòng tránh bệnh chúng ta nên:

  • Đảm bảo làn da luôn sạch sẽ và khô ráo để ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của nấm.
  • Khi sử dụng nhà tắm công cộng hoặc phòng thay đồ, nên sử dụng dép vì đây là môi trường ẩm ướt tồn tại nhiều vi nấm hắc lào. Đi dép làm hạn chế tiếp xúc giữa làn da và vi nấm, phòng bệnh hiệu quả.
  • Thay tất và đồ lót mỗi ngày một lần, cắt móng chân móng tay thường xuyên để giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Sử dụng các loại đồ lót, quần áo cotton thoáng khí làm giảm sự ma sát với vùng da bị tổn thương khi bị bệnh.

hắc lào

Ngoài ra cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng như bổ sung nhiều rau quả, vitamin, chất dinh dưỡng; kiêng ăn đồ biển vì dễ gây dị ứng; kiêng ăn đồ nếp vì dễ mưng mủ; hạn chế rau muống và thịt bò vì làm tổn thương da lâu lành.

>>> Xem bài viết: Hắc lào có lây không?

V. Chẩn đoán xác định bệnh hắc lào 

Hắc lào thường được chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng ở các tổn thương da. Để xác định bệnh chính xác hơn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Soi tươi tìm sợi nấm: Lấy mẫu da hoặc dịch tiết từ tổn thương da để gửi tới phòng thí nghiệm. Các sợi nấm chia đốt được phát hiện dưới kính hiển vi.
  • Soi dưới dung môi KOH: Cạo một phần tổ chức da bị nhiễm nấm để lên phiến kính rồi nhỏ lên đó một giọt kali hydroxyd (KOH). KOH phá vỡ các tế bào da bình thường và giúp các tế bào nấm sợi nhìn thấy rõ hơn dưới kinh hiển vi.
  • Nuôi cấy khuẩn lạc: Lấy mẫu nấm trên da người bệnh nuôi cấy trong môi trường thích hợp để xác định đúng chủng gây bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao, nhưng cần nhiều thời gian hơn 2 phương pháp trên.

VI. Phân biệt hắc lào với một số bệnh thường gặp khác 

1. Hắc lào và bệnh chàm 

Hắc lào dễ bị nhầm với bệnh chàm/ viêm da cơ địa. Dạng chàm khô – chàm thể tạng cũng gây những tổn thương hình tròn dạng đồng xu giống như hắc lào.

Hai bệnh này có thể phân biệt qua một số triệu chứng lâm sàng:

  • Bệnh chàm khô: Thường đi kèm với triệu chứng khô da toàn thân. Vùng da tổn thương có màu sắc đa dạng, hay gặp nhất là màu đỏ, nhưng cũng dễ gặp màu nâu, hồng hay vàng. Tổn thương ngứa nhiều hoặc ít, đôi khi có cảm giác bỏng rát. Diện tích da bị chàm thường rộng hơn hắc lào.
  • Hắc lào: Trên da có thể nổi mụn mủ – điều không thường thấy ở bệnh chàm khô. Tổn thương dạng đồng xu có gờ sắc cạnh nổi rõ.

Đôi khi, 2 bệnh này sẽ không thể phân biệt được bằng mắt thường mà cần phải xét nghiệm soi da để xác định. Trên vùng da bị hắc lào sẽ thấy các sợi nấm chia đốt. Trong khi đó, bệnh chàm có nguyên nhân là cơ địa dị ứng nên sẽ không tồn tại mầm bệnh nấm trên mẫu kiểm nghiệm.

>>> Xem bài viết: Đánh bại chàm khô nhanh chóng chỉ bằng 3 nguyên tắc vàng

2. Hắc lào và vẩy nến 

Vẩy nến cũng là một bệnh do cơ địa dị ứng với những triệu chứng lâm sàng khá giống hắc lào. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, có thể thấy bệnh có những đặc trưng riêng như:

  • Vùng da vảy nến có màu hồng, bên trên xuất hiện vảy trắng dày lên, bong tróc.
  • Mảng tổn thương có kích thước lớn
  • Thường xuất hiện ở cá vùng da đặc trưng: khuỷu tay, đầu gối, thắt lưng.
  • Tổn thương đồng đều, không có hiện tượng mọc dày bên ngoài và lõm ở bên trong.

VII. Cách điều trị hắc lào dứt điểm, không tái phát

Hắc lào không thể tự khỏi mà phải được điều trị bằng các giải pháp kháng nấm, tùy theo vị trí nhiễm nấm và mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Nguyên tắc điều trị hắc lào cơ bản bao gồm:

  • Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm sợi
  • Sử dụng các giải pháp kháng nấm đường bôi tại chỗ hay đường dùng toàn thân.

Do nấm sợi khó tiêu diệt nên một đợt điều trị hắc lào thường kéo dài 1-3 tháng tùy mức độ bệnh. Sau khi khỏi bệnh, chăm sóc, vệ sinh da cẩn thận là cách duy nhất để ngăn ngừa hắc lào tái lại.

1. Xác định và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển

Nấm sợi phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ cao, môi trường nóng ẩm. Những biện pháp cần thực hiện để loại bỏ điều kiện sống thuận lợi của nấm, kiểm soát bệnh lây lan là:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Tắm rửa kỹ 1-2 lần/ngày, tránh để mồ hôi, bụi bẩn tích tụ quá lâu trên da.
  • Tránh mặc quần áo ẩm ướt; là quần áo thường xuyên hoặc phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là đồ lót.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn lây như: chó, mèo, thú cưng, đất bẩn, người đang bị hắc lào…
  • Thay giặt chăn màn, ga gối thường xuyên, vệ sinh nhà sửa sạch sẽ để diệt nấm sợi bám dính trên đồ vật.

2. Áp dụng các giải pháp kháng nấm tại chỗ 

2.1. Các kem bôi hoạt chất kháng nấm cổ điển

Thuốc chống nấm bôi ngoài da là giải pháp diệt nấm khá hiệu quả và dễ áp dụng. Các thuốc chống nấm bôi ngoài da thường tác động theo cơ chế là ức chế sinh tổng hợp màng tế bào nấm, khiến nấm bị bất hoạt và bị tiêu diệt.

Các thuốc chống nấm bôi ngoài da thường dùng là:

  • Ciclopiroxolamin 1%
  • Ketoconazol 2%
  • Terbinafin 1%
  • Clotrimazol 1%

Cấu trúc màng tế bào nấm khó xâm nhập nên các thuốc bôi ngoài da này cũng cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Ngoài ra, thực trạng đáng báo động hiện nay là nhiều chủng nấm đã đột biến cấu trúc và có khả năng đề kháng mạnh với các hoạt chất kháng nấm “cổ điển” nói trên. Chính vì vậy, nhiều thuốc bôi nấm da thông dụng đã không còn phát huy được hiệu quả như mong muốn, hoặc chỉ giúp cải thiện nấm ngứa một thời gian rồi lại tái phát như cũ.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều sản phẩm kem bôi kết hợp hoạt chất kháng nấm và corticoid đã được sử dụng trong điều trị nấm hắc lào để đẩy lùi nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bản thân corticoid không có tác dụng diệt nấm sợi, chỉ giúp chống viêm, giảm ngứa và giảm triệu chứng tức thời. Dùng các thuốc này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ như yếu da, mỏng da; khi ngừng lại có khả năng tái phát nặng hơn ban đầu.

Do đó, việc sử dụng các hoạt chất kháng nấm “cổ điển” hay kết hợp thêm corticoid hiện nay đã không còn là lựa chọn tối ưu với nhiều người bệnh nấm da – hắc lào.

2.2. Giải pháp kháng nấm thế hệ mới: DIZIGONE FUGINEX 

Dizigone Fuginex được nghiên cứu và ra đời từ nhu cầu cấp thiết của người bệnh hắc lào về một giải pháp kháng nấm NHANH – MẠNH – AN TOÀN. Hai sản phẩm hiệp đồng tác dụng để tạo nên một bộ đôi chăm sóc da và đẩy lùi nấm ngứa toàn diện:

  • Dung dịch kháng khuẩn Dizigone: Chứa HOCl – hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp tiêu diệt 99.9% mầm bệnh chỉ trong vòng 30s (Đã được kiểm chứng tại Bộ Khoa học Công nghệ). Dung dịch Dizigone giúp làm sạch da, ngăn ngừa viêm nhiễm, loại bỏ vảy sừng và giúp hoạt chất kháng nấm thấm sâu để phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn.
  • Kem Dizigone Fuginex: Kết hợp bộ đôi hoạt chất kháng nấm thế hệ mới là Piroctone Olamine & Climbazole giúp nhanh chóng tiêu diệt hoàn toàn nấm sợi gây hắc lào/ lác đồng tiền. Ngoài ra, kem Fuginex còn bổ sung các thành phần làm dịu da, giảm kích ứng; thúc đẩy da phục hồi, tái tạo nhanh và ngăn ngừa thâm sạm.

Bộ đôi đẩy lùi hắc lào Dizigone Fuginex giúp làm sạch tận gốc chân nấm và tái tạo lại làn da mềm mịn, đều màu. Sản phẩm đã được kiểm chứng hiệu quả qua thực tế sử dụng của hàng ngàn khách hàng.

kem fuginex - trước & sau khi dùng

hắc lào hac_lao

hắc lào lác đồng tiền

Hiệu quả trên hắc lào của Dizigone Fuginex

Xem thêm về phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone xử lý hắc lào qua Shopee: dizigone_mua hàng

>>> Xem bài viết: [CẬP NHẬT 2021] 9+ thuốc bôi hắc lào hiệu quả nhất

3. Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân

Khi tổn thương do nấm gây ra lan rộng toàn thân hoặc không thấy cải thiện sau khoảng 2 tuần điều trị bằng liệu pháp bôi ngoài da, người bệnh nên đi khám để được chỉ định dùng thuốc theo đường uống hoặc tiêm.

Thuốc chống nấm đường uống có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây đọc với gan nên cần kiểm tra chức năng gan trước khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, cần tuân thủ tuyệt đối theo liều dùng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để tránh tác dụng phụ toàn thân.

Các thuốc chống nấm đường uống thường dùng:

  • Griseofulvin viên 500mg: trẻ em dùng liều 10- 20mg/kg/ngày. Ngƣời lớn 1-2 viên/ngày, thời gian điều trị 4-6 tuần.
  • Terbinafin 250mg/viên/ngày x 10-14 ngày, uống trước bữa ăn. Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 16 tháng, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
  • Itraconazol 100mg/viên x 2 viên/ngày x 3-4 tuần, uống sau bữa ăn

>>> Xem bài viết: [CẬP NHẬT 2023] Thuốc uống trị lác đồng tiền hiệu quả nhất

Kết luận: Hắc lào là bệnh ngoài da do nấm sợi thường gặp, có khả năng lây lan và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Hắc lào không nguy hiểm nhưng khó xử lý dứt điểm, dễ tái lại nếu không chăm sóc, xử lý đúng cách. Tùy theo mức độ bệnh, hắc lào sẽ được điều trị bằng các sản phẩm kháng nấm bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Bộ sản phẩm Dizigone là một trong những lựa chọn để xử lý hắc lào mà bạn đọc có thể tham khảo. Để đươc tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh hắc lào, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482. 

Tham khảo: Hướng dẫn điều trị bệnh da do nấm sợi – Bộ Y tế.

]]>
https://dizigone.vn/hac-lao-10585/feed/ 0
Panthenol: Mảnh ghép hoàn hảo cho các sản phẩm phục hồi, làm đẹp da – tóc – móng https://dizigone.vn/panthenol-12604/ https://dizigone.vn/panthenol-12604/#respond Tue, 03 Aug 2021 03:59:28 +0000 https://dizigone.vn/?p=12604 Panthenol là hoạt chất khá quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc da. Với đặc tính dịu nhẹ, an toàn, không gây kích ứng nên panthenol rất phù hợp với làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng sử dụng được panthenol. Nhiều người sử dụng panthenol hàng ngày nhưng chưa thực sự hiểu rõ về hoạt chất này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về công dụng, cách dùng hiệu quả và an toàn của panthenol.

panthenol

I. Panthenol là gì? 

Panthenol là một provitamin B5. D – panthenol là dạng alcol của acid pantothetic được sử dụng phổ biến hơn cả. Khi đi vào cơ thể, hoạt chất này nhanh chóng chuyển thành vitamin B5 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành coenzym A. Đây là một coenzym có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

D – Panthenol là một chất lỏng có độ nhớt cao, tan trong nước và các alcol, không tan trong dầu. Chất này có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da với vai trò dưỡng ẩm, làm dịu da và lành vết thương. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào bạn cũng tìm thấy tên panthenol trên bao bì. Đôi khi, các nhà sản xuất thường dùng các dạng khác nhau như: Dexpanthenol, D-pantothenyl alcohol, Butanamide, Pantothenic acid hoặc Provitamin B5. Các thành phần này đều có tác dụng tương tự Panthenol.

II. Công dụng chính của Panthenol

Panthenol có nhiều công dụng trong làm đẹp bao gồm:

  • Tăng sinh nguyên bào sợi, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, vết bỏng cũng như hỗ trợ liền sẹo.
  • Chống lão hóa da do kích thích quá trình sản sinh collagen tự nhiên.
  • Dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm kích ứng da, chống viêm sau khi dùng các chất làm sạch mạnh như sodium lauryl sulfat.
  • Hồi phục tóc hư tổn, gãy rụng, kích thích mọc tóc, giảm tóc chẻ ngọn.
  • Củng cố biểu bì, tái cấu trúc lớp sừng, hình thành hàng rào bảo vệ da tự nhiên, tránh tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Có thể thẩm thấu và hydrat hóa móng tay, móng chân, chống gãy móng.

III. Ứng dụng của panthenol trong đời sống 

Nhờ có nhiều công dụng làm đẹp, panthenol ngày càng được các nhà sản xuất đưa vào trong công thức các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc và móng. Dưới đây là những ứng dụng nổi bật nhất của panthenol trong đời sống hàng ngày.

1. Trên da

1.1. Cấp nước, dưỡng ẩm 

panthenol

Panthenol cấp ẩm, dưỡng ẩm

Panthenol là một alcol với nhiều nhóm OH nên rất thân nước. Do đó, hoạt chất này sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết giúp da không bị khô ráp. Đồng thời khi hấp thụ vào da, Panthenol sẽ hình thành lên hàng rào bảo vệ ngăn không cho nước thoát ra ngoài.

Nhờ vào hai vai trò này, da bạn sẽ luôn mềm mại và được cải thiện tính đàn hồi khi sử dụng Panthenol. Việc cấp nước còn giúp xoa dịu làn da, giảm kích ứng do các sản phẩm làm sạch và làm khô da gây ra.

Cả 2 dạng D – Panthenol và L – Panthenol đều có khả năng cấp nước, dưỡng ẩm. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, dạng D – Panthenol sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Vì thế mà dạng D cũng phổ biến trong các loại kem dưỡng ẩm, phục hồi da.

1.2. Làm mờ nếp nhăn và trẻ hóa làn da 

Từ độ tuổi 25 trở lên, da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa như: xuất hiện nếp nhăn li ti, da chảy xệ, kém đàn hồi. Các yếu tố tác động khiến quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn bao gồm: tiếp xúc nhiều với tia UV, ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại, thiếu nước, chất dinh dưỡng và vitamin. Đặc biệt, phụ nữ sau tuổi mãn kinh dễ bị xuống sắc do nồng độ estrogen giảm, lượng collagen cũng suy giảm theo làm da trở nên nhăn nheo, thiếu sức sống.

Do đó, sử dụng panthenol hàng ngày là giải pháp giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Bởi vì panthenol giúp cải thiện cấu trúc da, tăng cường sản sinh collagen. Đồng thời, Panthenol cũng bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm gây viêm da, khô da và kích ứng.

1.3. Kháng khuẩn, chống viêm, trị mụn

panthenol

Panthenol kháng khuẩn, chống viêm, trị mụn 

Ngoài tác dụng dưỡng ẩm và chống lão hóa thì Panthenol cũng có hoạt tính kháng khuẩn chống viêm mà mọi người nên lưu ý tới. Khi sử dụng Panthenol trên da sẽ giảm tình trạng kích ứng như mẩn đỏ, ngứa rát do viêm. Đặc biệt là khi da đang chịu nhiều tổn thương thì hoạt chất này sẽ giúp làm dịu da nhanh chóng.

Panthenol được dùng để trị mụn nhờ khả năng loại bỏ vi khuẩn P. Acnes gây mụn trứng cá. Ngoài ra, Panthenol cũng giúp chống lại các gốc tự do – nguyên nhân khiến da dễ bị tổn thương và hình thành mụn viêm.

Bên cạnh đó, Panthenol có liên quan tới coenzym A. Chất này tham gia quá trình tổng hợp squalene, sterol và các acid béo khác giúp điều hòa quá trình tiết dầu trên da. Do vậy, sử dụng panthenol giúp kiềm dầu hiệu quả, ngăn ngừa dầu thừa tích tụ trên da gây ra mụn. Đặc biệt, hoạt chất B5 này còn giúp các vết mụn nhanh chóng hồi phục, hạn chế để lại thâm sẹo.

>>> Xem bài viết: Cách xử lý mụn viêm hiệu quả, an toàn và không thâm sẹo 

2. Trên tóc 

Nhờ khả năng thấm thấu vào lớp keratin và hydrat hóa, Panthenol có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết, chống khô cho mái tóc. Từ đó, mái tóc trở nên chắc khỏe, giảm xơ rối và gãy rụng. Ngoài ra, lớp màng bọc B5 từ chân tóc tới ngọn giúp duy trì độ ẩm cho tóc, làm sáng màu tóc.

Panthenol cũng có mặt trong các loại dầu ủ tóc với vai trò như một Detangler gỡ rối cho tóc ướt, giúp tóc óng mượt hơn. Sử dụng hoạt chất này sẽ giúp bạn hạn chế tác hại của nhiệt khi làm tóc như uốn, ép,…

3. Trên móng

Móng cũng được hình thành từ keratin như tóc nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng Panthenol để chăm sóc móng. Panthenol thường có mặt trong các loại sơn móng tay, sản phẩm dưỡng móng giúp làm mềm, cải thiện kết cấu của móng, tránh trường hợp gãy móng.

IV. Tính an toàn của panthenol 

Panthenol đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Ủy ban Châu Âu về thành phần mỹ phẩm phê duyệt sử dụng trong các mỹ phẩm dùng ngoài da. Các đánh giá đều cho thấy Panthenol là hoạt chất lành tính, không hề gây kích ứng hoặc làm tổn thương da, kể cả da nhạy cảm.

Tuy nhiên, một số người có cơ địa dị ứng với thành phần này cần cân nhắc trước khi sử dụng các sản phẩm chứa Panthenol. Mặc dù trường hợp này rất hiếm nhưng nếu bạn cảm thấy ngứa rát, mẩn đỏ thì hãy ngừng sử dụng và tới ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Với việc sử dụng panthenol từ nồng độ 5% trở xuống trong bất kỳ mỹ phẩm nào cũng không gây hại đối với sức khỏe của chúng ta.

V. Giới thiệu một số sản phẩm chứa panthenol 

Sau đây là một số sản phẩm chăm sóc da chứa panthenol đang rất nổi tiếng trên thị trường.

1. La Roche Posay Cicaplast B5

panthenol

Xuất xứ: Pháp.

Thành phần:

  • Panthenol (vitamin B5) 5% và madecassoside (chiết xuất từ rau má): có công dụng hồi phục tổn thương, giúp vết thương mau lành.
  • Khoáng chất đồng và kẽm: có hoạt tính kháng khuẩn và làm giảm nhanh tình trạng kích ứng da.
  • Bơ hạt mỡ (Shea Butter) và Glycerin: cấp ẩm cho da.

Công dụng: 

  • Làm dịu vùng da tổn thương.
  • Dưỡng ẩm cho da khô.

Ưu điểm: 

  • Sản phẩm an toàn lành tính, không gây kích ứng da.
  • Dùng được cho cả trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Nhược điểm:

  • Dạng kem thấm chậm, gây bít và nhờn dính da.
  • Không thích hợp với da dầu.
  • Hiệu quả không cao trong điều trị mụn và chống lão hóa da.

Giá tham khảo: 285.000 VNĐ/40ml.

2. Sữa rửa mặt và gel trị mụn Sebamed

sebamed

Xuất xứ: Đức.

Thành phần:

  • Panthenol kích thích tái tạo da, chữa lành tổn thương, giúp các vết sưng viêm do mụn nhanh chóng khô.
  • Chloroxylenol và Montaline: có tính kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn viêm. Đồng thời, chúng giúp loại bỏ bã nhờn, kiểm soát hoạt động tiết dầu trên da.
  • Chiết xuất dưa chuột, cúc la mã: làm dịu da kích ứng, giữ ẩm và ngăn tình trạng bong tróc da.
  • Allantoin: làm mềm da.

Công dụng:

  • Dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm kích ứng.
  • Hỗ trợ điều trị mụn viêm, mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng.

Ưu điểm: 

  • Thành phần an toàn, lành tính, phù hợp với cả da nhạy cảm.
  • Độ pH = 5.5 tương đương pH sinh lý của da, do đó không gây đau xót, kích ứng da.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn trung bình, không thích hợp với các vết thương hở, bị nhiễm trùng.

Giá tham khảo: 190.000 VNĐ/50ml.

3. Tinh chất The Ordinary Hyaluronic Acid 2% + B5

the ordinary

Xuất xứ: Canada.

Thành phần:

  • Acid Hyaluronic 2% + vitamin B5 (panthenol): cấp ẩm và phục hồi da. Bộ đôi này duy trì độ ẩm cần thiết cho da, giúp da chắc khỏe, mịn màng.
  • Pentylene Glycol: vừa có tác dụng dưỡng ẩm vừa bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Ngoài ra, hợp chất này giúp cải thiện kết cấu sản phẩm, giúp dưỡng ẩm sâu mà không gây bí da.
  • Propanediol: có tác dụng hút nước và làm mềm da.

Công dụng: 

  • Dưỡng ẩm, giúp da mềm mịn và đủ ẩm.
  • Làm dịu các kích ứng và phục hồi da bị tổn thương sau mụn, dùng kem trộn, hoặc da nhạy cảm, dễ mẩn đỏ.

Ưu điểm:

  • Thành phần đơn giản, an toàn, phù hợp với mọi loại da.
  • Hiệu quả dưỡng ẩm tốt, giúp da phục hồi nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Tinh chất đặc, thẩm thấu chậm, gây dính da nhẹ.
  • Hiệu quả kháng khuẩn trung bình, không dùng cho những vết mụn nhiễm trùng nặng, chảy dịch.

Giá tham khảo: 300.000 VNĐ/60ml.

4. Kem bôi panthenol trị bỏng Nga (kem Evo)

evo

Xuất xứ: Nga.

Thành phần: Panthenol 5% (Dexpanthenol).

Công dụng:

  • Làm dịu làn da bị tổn thương và tăng cường bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại từ bên ngoài.
  • Dưỡng ẩm, cải thiện cấu trúc da, tránh hiện tượng khô da, nứt nẻ da trong mùa đông.
  • Chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Chỉ định trị bỏng:

  • Dùng trong các trường hợp bỏng nhẹ: bỏng hơi, bỏng nước, bỏng dầu mỡ,…

Ưu điểm:

  • Làm dịu nhanh vùng da bị bỏng.
  • Thành phần lành tính, không gây kích ứng da.

Nhược điểm: 

  • Khả năng kháng khuẩn trung bình, không phù hợp với vết bỏng nặng trừ độ 2, độ 3 trở lên.

Giá tham khảo: 150.000 VNĐ/tuýp 46ml.

5. Kem Dizigone Nano Bạc

Xuất xứ: Việt Nam.

Thành phần:

  • D – panthenol: làm dịu da, giảm sưng tấy, mẩn ngứa.
  • Nano bạc: có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn phân tử bạc. Thành phần này giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng trên da. Mặt khác, nano bạc rất an toàn, làn tính, không gây kích ứng da.
  • Chiết xuất lô hội, cúc la mã, tràm trà: cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết cho da, từ đó giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.

Công dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn, nấm, virus như bệnh thủy đậu, chốc lở, chàm, tay chân miệng, viêm da cơ địa.
  • Làm dịu da, giúp các vết thương mau lành: vết thương hở, vết loét da, vết côn trùng cắn,…

Ưu điểm:

  • Tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus.
  • Hiệu quả nhanh, không gây đề kháng.
  • Không chứa các thành phần gây kích ứng, đau xót da.
  • Không tổn thương nguyên bào sợi, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên.

Nhược điểm: Khả năng kháng khuẩn trung bình, không dùng trực tiếp lên tổn thương hở. Nếu có vết thương hở, chảy dịch mủ, cần sử dụng phối hợp dung dịch kháng khuẩn Dizigone.

Giá tham khảo: 140.000 VNĐ/tuýp 25g.

VI. Kết luận

Panthenol là một hoạt chất lành tính, an toàn, không gây hại cho cơ thể. Hoạt chất này không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm lành vết thương mà còn có tác dụng chống lão hóa cho làn da của bạn. Sản phẩm chứa Panthenol phù hợp với hầu hết các loại da từ da khô, da dầu, da nhạy cảm, kể cả da bị mụn. Khi sử dụng Panthenol, bạn rất ít khi gặp tình trạng kích ứng, mẩn ngứa. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi dùng hoạt chất này mà không lo ngại tác dụng phụ. Nếu có bất kỳ thắc mắc về Panthenol, hãy gọi tới Hotline: 19009482 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Tham khảo: www.healthline.com

]]>
https://dizigone.vn/panthenol-12604/feed/ 0
Hướng dẫn rửa vết thương không đau, không xót, lành nhanh https://dizigone.vn/rua-vet-thuong-12045/ https://dizigone.vn/rua-vet-thuong-12045/#respond Wed, 07 Jul 2021 03:38:33 +0000 https://dizigone.vn/?p=12045 Rửa vết thương hở là một việc dễ làm nhưng không hề đơn giản. Nếu rửa sai cách sẽ khiến vết thương trầm trọng hơn, dễ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình liền da và lành sẹo sau này. Vậy rửa vết thương không đau, không xót, lành nhanh cần thực hiện như thế nào. Hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.

rửa vết thươngrua-vet-thuong

I. 7 bước rửa và chăm sóc vết thương hở tại nhà đúng cách 

Bước 1: Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

rửa vết thươngrua-vet-thuong

Tay là bộ phận cầm nắm và tiếp xúc nhiều với các bề mặt, vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bàn tay là nơi có thể chứa đựng nhiều vi khuẩn, mầm bệnh mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nếu đưa bàn tay không sạch khuẩn va chạm với vết thương hở, mầm bệnh có thể xâm nhập tới ổ tổn thương và gây nhiễm trùng.

Do đó, trước khi xử lý vết thương cho mình hoặc người khác, bạn nên rửa tay sạch. Bạn có thể sử dụng nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp để rửa tay. Nếu có găng tay y tế hãy sử dụng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch từ vết thương.

Bước 2: Cầm máu, hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi

Chảy máu nhiều có thể dẫn đến choáng váng, sốc nhẹ. Nặng hơn thì có thể gây ngất, trụy tim mạch, tử vong.

Để cầm máu, bạn cần thực hiện:

  • Dùng mảnh vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu.
  • Nếu máu chảy nhiều và không có vải hay băng gạc sạch, có thể dùng tay ép miệng vết thương lại để hạn chế máu chảy.
  • Nâng vị trí vết thương cao hơn tim để hạn chế áp lực máu đến khu vực này.

Nếu cảm thấy vết thương sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Bước 3: Loại bỏ bụi bẩn, mô hoại tử (nếu có) 

vết thương hoại tử vet-thuong-hoai-tu

Trên bề mặt vết thương có thể tồn tại bụi bẩn, mô hoại tử, dịch rỉ viêm… gây bít tắc mao mạch. Đồng thời, các tác nhân đó ngăn cản hoạt động thực bào của hệ miễn dịch. Vì vậy, để loại bỏ chúng, bạn cần lưu ý:

  • Với vết thương nhẹ, chưa có dấu hiệu hoại tử nặng:

Bạn có thể xử lý bằng cách dùng nhíp gắp bỏ các mảnh vụn da, các dị vật lớn ra ngoài. Sau đó, rửa hoặc lau vết thương bằng băng gạc mỏng thấm nước muối sinh lý.

  • Với vết thương sâu, hoại tử nặng và có mùi khó chịu:

Việc tự làm sạch tại nhà là chưa đủ. Bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý cắt lọc phần hoại tử.

Bước 4: Rửa vết thương hở bằng dung dịch kháng khuẩn

Theo các nghiên cứu khoa học, vết thương hở sẽ lành nhanh hơn khi được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, có thể nói sát khuẩn là bước quan trọng nhất trong rửa vết thương hở.

Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng để rửa vết thương: Dizigone, povidone iod, chlorhexidine, cồn, oxy già…

Cách dùng dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương:

  • Thấm dung dịch ra bông/gạc để lau rửa vết thương 3-4 tiếng/lần.
  • Chú ý lau rửa kỹ để loại bỏ mủ/ dịch nếu có. Tùy yêu cầu của từng loại dung dịch sát khuẩn để xác định có cần rửa lại bằng nước hay không.

Bước 5: Băng vết thương cẩn thận

Đối với vết thương nhỏ thì không cần băng bó. Để vết thương thông thoáng sẽ khô se và lành nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn đọc cần chú ý giữ cho vết thương không bị nhiễm bẩn hay bị ma sát với các bề mặt bên ngoài.

Đối với vết thương lớn, cần băng bó cẩn thận. Điều này có thể tránh cho các va chạm, cọ xát lên trên vết thương gây đau và làm nhiễm bẩn. Chú ý thay băng hằng ngày và không quấn băng quá chặt. Thay băng ít nhất 2-3 lần/ngày hoặc khi băng bị ướt, bẩn. Nếu băng gạc khô lại và dính chặt vào vết thương, cần làm mềm bằng nước ấm trước khi gỡ ra để tránh làm đau và xô lệch cấu trúc tổn thương. Mỗi lần thay băng cần phải rửa lại vết thương bằng dung dịch kháng khuẩn.

>>> Xem bài viết: Cách băng vết thương hở chuẩn khoa học

Bước 6: Thoa kem dưỡng thúc đẩy da lành nhanh

Khi vết thương khô se, không còn chảy dịch, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần sát khuẩn. Theo các nghiên cứu, việc duy trì độ ẩm thích hợp sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp nước, làm dịu da và hạn chế kích ứng do dung dịch kháng khuẩn. Bên cạnh đó, kem dưỡng sẽ bổ sung một số dưỡng chất thúc đẩy quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng hơn. Bạn đọc nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên như kem bôi Dizigone Nano bạc, Vitamin E …

Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương

Bạn có thể nhận biết mình có bị nhiễm trùng không qua các dấu hiệu chung sau:

  • Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
  • Sưng, nóng, đỏ, đau ở vết thương
  • Chảy dịch mủ màu xanh hoặc có mùi
  • Các dấu hiệu khác: buồn nôn, nôn, đau cơ bắp tại một số vị trí trên cơ thể, ho, khó thở,…

Nếu có xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương như trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

II. Cần làm gì để rửa vết thương không đau xót?

1. Tiêu chí lựa chọn dung dịch kháng khuẩn rửa vết thương hở

Để rửa vết thương không đau xót, bạn cần lựa chọn dung dịch kháng khuẩn đảm bảo các tiêu chí:

  • Phổ kháng khuẩn rộng: Tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh bao gồm vi khuẩn, nấm, bào tử…
  • Không ảnh hưởng quá trình lên da non.
  • Không phá hủy mô và các tế bào lành khác.
  • Không gây xót và kích ứng khi dùng.
  • Hiệu quả nhanh, mạnh nhưng vẫn đảm bảo dịu nhẹ.
  • An toàn khi sử dụng.

2. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn an toàn – hiệu quả cho vết thương hở

Hiện nay, trên thị trường rất khó để tìm ra dung dịch kháng khuẩn đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Bằng nhiều năm kinh nghiệm thực tế, tiến sĩ da liễu hàng đầu thế giới Robert Northey đã tổng kết và cho ra kết luận: Dizigone là một trong số ít dung dịch kháng khuẩn an toàn – hiệu quả giúp rửa vết thương không đau xót và lành nhanh.

Dizigone khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn thông thường:

  • Cồn 70-90%: Gây xót, chậm lành vết thương do làm tan yếu tố hạt, không có tác dụng với bào tử.
  • Povidone iod: Kháng khuẩn trung bình, gây nhuộm màu da, chậm lành vết thương do gây độc nguyên bào sợi.
  • Oxy già: Xót, gây tổn thương mô (kể cả mô sợi).
  • Chlorhexidine: Phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng tốt trên vi khuẩn Gram (+).

Sử dụng bộ sản phẩm Dizigone bao gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc mang lại hiệu quả hiệp đồng vượt trội:

  • Kéo dài thời gian kháng khuẩn
  • Bổ sung thêm dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, tái tạo da nhanh lành
  • Chống viêm và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Bộ sản phẩm đạt các tiêu chí AN TOÀN, KHÔNG GÂY ĐAU, KHÔNG GÂY XÓT, dùng được cho cả trẻ nhỏ và các đối tượng có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Hiệu quả kháng khuẩn được kiểm chứng bởi Trung tâm Quatest 1 (Bộ Khoa học –  Công nghệ) và độ an toàn kiểm chứng bởi Trung tâm Dược lý – ĐH Y Hà Nội.

III. 4 sai lầm cần tránh khi chăm sóc vết thương hở tại nhà 

1. Rắc thuốc bột kháng sinh 

rửa vết thương rua-vet-thuong

  • Rắc bột kháng sinh có thể gây dị ứng, sốc phản vệ. Một số kháng sinh có thể kích thích da và phản ứng viêm tại chỗ. Thậm chí, việc làm này gây ra tình trạng sốc phản vệ mà hậu quả có khả năng dẫn đến tử vong.
  • Không có tác dụng chống nhiễm khuẩn nếu dùng tại chỗ. Sau khi rắc bột kháng sinh lên vết thương vài giờ, bột sẽ khô lại tạo thành rào cản, ngăn các yếu tố bảo vệ vết thương như bạch cầu, tiểu cầu,… đến tiếp cận. Lúc này, bột thuốc kháng sinh lại vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây sưng, mủ, hoại tử vết thương.
  • Làm vết thương lâu lành: lớp vỏ bột kháng sinh làm hạn chế sự lên mô hạt và hình thành da non tại vị trí bị tổn thương.

>>> Xem bài viết: Rắc thuốc bột lên vết thương hở: lợi bất cập hại

2. Dùng cồn, oxy già 

Cồn và oxy già là những chất sát khuẩn mạnh nhưng thời gian tác dụng ngắn. Bên cạnh đó, chúng gây đau xót và làm tổn thương nguyên bào sợi, khiến vết thương chậm lành hơn. Vì vậy, muốn rửa vết thương không xót, lành nhanh thì cồn, oxy già không bao giờ là lựa chọn phù hợp.

3. Chỉ dùng nước muối sinh lý 

Trên thực tế, nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) chỉ có tác dụng làm sạch vết thương. Dung dịch này giúp loại bỏ chất bẩn bề mặt chứ không có tác dụng sát khuẩn. Do đó, nếu chỉ dùng nước muối sinh lý, vết thương vẫn có nguy cơ nhiễm trùng như bình thường. Vì vậy, bạn cần sử dụng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cho vết thương mới đảm bảo vết thương nhanh lành.

4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý, khoa học

Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, khoa học sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục, nhanh lành của vết thương.

  • Sử dụng một số thực phẩm như: rau muống, thịt bò, trứng… có thể gây gia tăng nguy cơ sẹo lồi, sẹo thâm.
  • Hút thuốc lá, thuốc lào cũng là một yếu tố nguy cơ gây chậm lành vết thương. Nicotin và các chất hóa học khác trong thuốc lá được chứng minh gây tổn hại tới hệ mạch. Hợp chất này có thể làm tắc hẹp thành mạch và cản trở lưu thông máu. Chúng khiến quá trình vận chuyển nguyên liệu và chất dinh dưỡng tới ổ tổn thương bị gián đoạn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh việc kiêng cữ nghiêm ngặt những yếu tố trên, bạn đọc nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng đẩy đủ bảo gồm thịt cá, rau củ, hoa quả. Khi được cung cấp đủ protein và vitamin, khoáng chất, cơ thể sẽ có đủ năng lượng để phục hồi, tái tạo thương tổn tốt hơn.

>>> Xem bài viết: Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?

Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết, hữu ích cho bạn để có thể chăm sóc, rửa vết thương hở đúng cách. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 9482 để được tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo: www.healthline.com

]]>
https://dizigone.vn/rua-vet-thuong-12045/feed/ 0
Vết thương hoại tử có biểu hiện gì? 7 điều cần biết để xử lý hiệu quả https://dizigone.vn/vet-thuong-hoai-tu-11992/ https://dizigone.vn/vet-thuong-hoai-tu-11992/#respond Wed, 02 Jun 2021 07:32:12 +0000 https://dizigone.vn/?p=11992 Vết thương hoại tử là biến chứng mà không một ai mong muốn gặp phải. Tổn thương da ở mức độ hoại tử rất lâu lành, gây đau đớn nhiều và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nếu vết thương của bạn chậm lành và có nhiều biểu hiện lạ, hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Liệu có phải nó đang tiến triển xấu và có nguy cơ hoại tử? Để tìm ra câu trả lời chính xác, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.   

vet-thuong-hoai-tu vết thương hoại tử

I. Vết thương hoại tử có biểu hiện gì? 

1. Định nghĩa vết thương hoại tử 

Vết thương hoại tử là hiện tượng các mô tế bào tại vết thương bị chết và lan rộng dần nếu không được điều trị. Bất cứ vết thương nào đều có nguy cơ bị hoại tử. Đặc biệt là các vết thương do mổ nội tạng, vết thương hở ở tay, chân…

Phân loại vết thương hoại tử chủ yếu gồm 2 loại:

  • Trường hợp hoại tử khô: không có dịch, màu nâu hay đen và có thể bong tróc mảng da hoại tử.
  • Trường hợp hoại tử ướt: lở loét, gồm mô chết và dịch vàng hay nâu đỏ.

2. Dấu hiệu của vết thương hoại tử 

vet-thuong-hoai-tu vết thương hoại tử

2.1. Đau

  • Đây là dấu hiệu điển hình khi vết thương bị hoại tử, mức độ đau sẽ tăng dần tuỳ thuộc vào mức độ hoại tử.
  • Vết thương hoại tử khô đau nhức nhưng không bị loét. Ngược lại, tình trạng đau rát thường đi kèm sưng, nóng, đỏ và lở loét đối với hoại tử ướt.

2.2. Vết thương có mùi khó chịu

Vết thương hoại tử thường có mùi thối gây khó chịu đối với người bệnh và những người xung quanh. Đây là dấu hiệu nhận biết chắc chắn vết thương đang nhiễm trùng. Lúc này, vết thương cần được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn và loại bỏ phần hoại tử.

Vết thương không còn mùi là dấu hiệu tiến triển tốt trong điều trị hoại tử. Bởi phần hoại tử đã được loại bỏ và không lan rộng ra nữa.

2.3. Sốt

Người bệnh thường sốt nhẹ hay sốt cao tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và chấn thương. Trường hợp người bệnh sốt cao trên 39°C liên tục trong 48 giờ, người nhà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được chăm sóc, điều trị kịp thời.

II. 7 điều cần biết để xử lý vết thương hoại tử hiệu quả – an toàn

1. Nguyên nhân gây hoại tử 

Vết thương hoại tử gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Hai nguyên nhân thường gặp nhất như sau:

  • Do vết thương bị nhiễm trùng: do tụ cầu, liên cầu tấn công. Từ đó, độc tố của vi khuẩn gây lở loét và hoại tử mô tại vị trí tổn thương.
  • Do băng bó vết thương quá chặt, lượng máu tới vết thương không đủ nuôi mô tế bào. Từ đó khiến vết thương khô quắt lại và mô chết dần.

>>> Xem bài viết: Hiểm nguy từ nhiễm trùng vết thương hở

2. Nguyên tắc điều trị vết thương hoại tử

vet-thuong-hoai-tu vết thương hoại tử

Quá trình chăm sóc, điều trị vết thương đang hoại tử được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc chính:

  • Loại bỏ phần hoại tử để tránh các mô xung quanh bị hoại tử theo. Trường hợp hoại tử đã lây lan quá rộng, bác sĩ có thể cân nhắc cắt bỏ toàn bộ phần mô xung quanh.
  • Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để kiểm soát nhiễm trùng, đảm bảo vết thương sạch khuẩn, tránh bội nhiễm gây tổn thương sâu thêm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt và kháng sinh tùy trường hợp theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Khi thực hiện đúng theo 3 nguyên tắc này, tình trạng hoại tử sẽ được cải thiện nhanh chóng, tránh được các nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

3. Cách xử lý phần hoại tử tại ổ tổn thương 

Phần hoại tử tại ổ tổn thương cần được loại bỏ sớm nhất có thể. Bởi nó còn tổn tại, phần mô xung quanh rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập và gây hoại tử theo. Tốt nhất bạn nên nhờ người có chuyên môn hay đến bác sĩ để lấy hết phần hoại tử.

Bạn nên giữ vết thương luôn sạch và khô ráo. Nếu dịch từ vết thương thấm ướt bông băng, cần thay băng cho bệnh nhân ngay. Trường hợp hoại tử quá nhiều, các mô bị dập nát và lây lan quá mạnh, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ phần hoại tử khỏi cơ thể.

4. Cách lựa chọn dung dịch sát khuẩn và vệ sinh vết thương hoại tử

Sử dụng dung dịch sát khuẩn có vai trò quyết định trong điều trị hoạt tử da và tổ chức dưới da. Một số tiêu chí quan trọng giúp bạn lựa chọn dung dịch sát khuẩn dễ dàng hơn như sau:

  • Hiệu quả: phổ kháng khuẩn rộng, đảm bảo tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh, giúp vết thương sạch khuẩn 
  • Phát huy tác dụng nhanh chóng để đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương 
  • Không gây đau xót, kích ứng trên niêm mạc hở, gây khó chịu cho người bệnh. 
  • Không làm tổn thương nguyên bào sợi, đảm bảo vết thương lành lại tự nhiên, không bị cản trở. 
  • An toàn tuyệt đối khi dùng cho diện tích tổn thương rộng và sâu. 
  • Không màu để dễ quan sát tiến triển tại chỗ của vết thương. 

Một số dung dịch sát khuẩn phù hợp với các tiêu chí trên: dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone

Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone để vệ sinh vết thương:

  • Thấm dung dịch ra bông/gạc y tế để lau rửa trong và ngoài ổ tổn thương 2-3 tiếng/lần.
  • Để dung dịch khô lại tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.

Phản hồi của khách hàng sau khi chăm sóc vết thương hoại tử bằng bộ sản phẩm Dizigone 

5. Cách băng vết thương

  • Đối với vết thương hoại tử ở những phần không bị tì đè hay ma sát, nên để hở và không băng để vết thương khô thoáng và nhanh lành.
  • Đối với các vết thương lở loét và dễ bị tì đè cần băng nhẹ để tránh bụi bẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập.

Các bước thay băng đúng cách: 

Bước 1. Rửa tay bằng xà phòng hay sử dụng găng tay y tế.

Bước 2. Tháo bông băng cũ và xử lý vết thương:

  • Thấm ướt bông băng bằng dung dịch sát khuẩn để dễ tháo hơn.
  • Sau đó, nhẹ nhàng tháo băng, gạc ra rồi dùng dung dịch sát khuẩn rửa vết thương từ trong ra ngoài.
  • Cắt bỏ các phần mô đang hoại tử nếu có rồi rửa lại vết thương bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Có thể dùng thêm kem chứa kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn (chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ).

Bước 3. Băng lại vết thương:

  • Nếu vết thương đã khô se, không còn lở loét thì không cần băng lại vết thương nữa.
  • Trường hợp vết thương vẫn còn lở loét: đặt miếng gạc vừa đủ che miệng vết thương lên rồi dùng băng quấn nhẹ nhàng. Cố định băng bằng nút thắt hay băng dính.

rửa vết thương rua-vet-thuong

Chú ý: 

  • Băng vết thương không quá chặt cũng không quá lỏng tay. Bởi băng lỏng tay dễ gây ma sát làm tổn thương thêm vết thương. Trường hợp băng vết thương quá chặt, bông băng dễ dính chặt vào vết thương và dễ gây thiếu máu nuôi mô tế bào làm kéo dài thời gian điều trị.
  • Nên lựa chọn băng gạc vô trùng để vết thương nhanh phục hồi hơn.

>>> Xem bài viết: Bịt kín vết thương hở: Có nên hay không?

6. Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh?

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định này trong các trường hợp sau:

  • Vết thương có dấu hiệu nhiễm khuẩn: sưng, nóng, đỏ và đau.
  • Vết thương có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn: lở loét không lành, lây lan nhanh sang các mô xung quanh.

Chú ý khi sử dụng kháng sinh:

  • Uống thuốc đúng liều bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng/giảm liều để tránh gây các tác dụng không mong muốn.
  • Sử dụng kháng sinh đủ thời gian, mỗi đợt thường kéo dài khoảng 5-7 ngày.
  • Không ngừng thuốc khi chưa uống đủ liều, kể cả khi vết thương có dấu hiệu tiến triển bởi. Việc dừng thuốc đột ngột, không tuân thủ chỉ định có thể khiến vết thương tái nhiễm khuẩn. Đồng thời làm tăng nguy cơ vi khuẩn đề kháng thuốc.

>>> Xem bài viết: Lựa chọn kháng sinh điều trị vết thương hở

7. Làm gì để vết thương hoại tử phục hồi sớm và không để lại sẹo?

loet ty de loét tỳ đè

Vết loét hoại tử phục hồi nhanh chóng khi được chăm sóc đúng cách

Để vết thương hoại tử phục hồi sớm và không để lại sẹo, bạn cần thực hiện đúng các nguyên tắc điều trị vết thương hoại tử: loại bỏ tận gốc phần mô hoại tử để tránh lây lan và chăm sóc vết thương tránh nhiễm trùng.

  • Chú ý, sử dụng dung dịch sát khuẩn không chỉ giúp làm sạch và sát khuẩn vết thương, tránh nhiễm trùng mà còn đẩy nhanh quá trình tự phục hồi của mô. Do đó, bạn cần lựa chọn dung dịch sát khuẩn hiệu quả và an toàn.
  • Khi vết thương đã khô se, chúng ta cần cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết để đẩy nhanh quá trình tự phục hồi của da và ngăn ngừa sẹo. Do đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và kháng khuẩn vết thương như kem bôi Dizigone Nano Bạc.
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương và ngăn ngừa sẹo. Bệnh nhân nên tránh ăn các thực phẩm kích thích tạo sẹo như thịt bò, rau muống, đồ nếp… Đồng thời, bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm, sắt, acid folic… để vết thương nhanh lành.

III. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu đang có hoại tử da, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao trên 39°C liên tục trong 48 giờ.
  • Vết thương lở loét hay khô đen và không có cải thiện sau khi chăm sóc đúng cách tại nhà trong 3 ngày.
  • Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực, li bì hay hôn mê.

Trên đây là bài viết về các biểu hiện của vết thương hoại tử, nguyên nhân và nguyên tắc điều trị. Trường hợp hoại tử không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm nhưng rất dễ lây lan đến các mô xung quanh và bị nhiễm khuẩn. Do đó, bạn cần chăm sóc vết thương cẩn thận và đúng cách để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về vết thương hoại tử, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Tham khảo: www.healthline.com

]]>
https://dizigone.vn/vet-thuong-hoai-tu-11992/feed/ 0
Vết thương tầng sinh môn bao lâu thì lành? Cần lưu ý gì để lành nhanh? https://dizigone.vn/vet-thuong-tang-sinh-mon-12095/ https://dizigone.vn/vet-thuong-tang-sinh-mon-12095/#respond Mon, 31 May 2021 07:58:04 +0000 https://dizigone.vn/?p=12095 Vết thương tầng sinh môn gây nên chủ yếu do rạch tầng sinh môn khi phụ nữ sinh thường, hoặc phần nhỏ do bị thương dẫn tới rách. Vết thương này không gây nguy hiểm với cơ thể và có thể lành lại nhanh chóng khi được chăm sóc đúng cách. Vết thương tầng sinh môn bao lâu thì lành và những điều cần phải lưu ý để quá trình này diễn ra thuận lợi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

vết thương tầng sinh mônvet-thuong-tang-sinh-mon

I. Vết thương tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Thông thường vết thương ở tầng sinh môn lành sau 2-3 tuần, sau một tháng có thể hồi phục hoàn toàn.

Tầng sinh môn có thời gian lành ngắn do cấu tạo và sinh lý của cơ thể. Tầng sinh môn được cấu tạo bởi hệ thống cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu, được chia thành 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông. Mỗi tầng có hệ cơ và được bao bọc bởi lớp cân riêng.

Hệ thống gân, cơ khi bị thương (rách) có khả năng tăng sinh tế bào nhanh chóng. Sợi trung gian như collagen,… được hình thành để tạo liên kết, nối các tế bào với nhau làm liền vết thương.

Cơ thể lúc này có nhiều phản ứng sinh lý nhằm đẩy nhanh sự phục hồi. Đồng thời, cơ chế bảo vệ giúp ngăn chặn các tác nhân, mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập như:

  • Tạo cục máu đông ngăn hiện tượng chảy máu. Ngoài ra, tạo lớp vỏ bao bọc khu vực tổn thương tránh các tác động từ môi trường ngoài.
  • Bạch cầu tập trung nhiều tại khu vực này, bắt, ăn và tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập gây hại.

vết thương tầng sinh mônvet-thuong-tang-sinh-mon

Hình ảnh minh họa rạch tầng sinh môn trong phương pháp sinh thường

Để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi nhất thì chăm sóc vết thương đúng cách là rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách còn hạn chế biến chứng như nhiễm khuẩn, sưng, phù, mưng mủ, chảy máu,… Nếu vết thương lâu liền sẽ gây đau đớn, đặc biệt là khi vệ sinh hay đi đại, tiểu tiện.

>>> Xem bài viết: Vết khâu tầng sinh môn bị lồi do đâu? Cần làm gì để xử lý?

II. 4 yếu tố cản trở khả năng lành vết thương tự nhiên ở tầng sinh môn

Một vết thương lành tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể:

  • Đảm bảo vết thương vô khuẩn.
  • Giữ vết thương khô, thoáng, sạch sẽ.
  • Chế độ dinh dưỡng đủ lượng, đủ chất.
  • Chế độ chăm sóc vết thương.

Vết thương lành nhanh do sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố trên. Bất kỳ yếu tố nào bị tác động ngược lại sẽ cản trở vết thương lành tự nhiên, có thể sưng viêm, loét, mưng mủ.

1. Nhiễm khuẩn

Vết thương hở trên cơ thể là nơi vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập. Máu, dịch từ vết thương là nguồn thức ăn dồi dào của vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh trưởng và phát triển. Vi khuẩn, nấm xâm nhập sẽ gây nhiều tác động:

  • Tranh giành nguồn dinh dưỡng với tế bào.
  • Tiết ra chất làm thay đổi pH tại chỗ (pH môi trường lúc này không còn phù hợp cho quá trình tăng sinh tế bào và lành vết thương.)
  • Cơ thể chống lại với sự xâm nhập của chúng bằng phản ứng viêm nhằm tiêu diệt vi sinh vật. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ, khiến người bệnh khó chiu, mệt mỏi.

Với những tác động trên thì quá trình tái tạo mo, tế bào để lành vết thương bị cản trở và kéo dài.

2. Không đảm bảo khô, thoáng, sạch sẽ

Môi trường ẩm ướt, bí bách, không đảm bảo sạch sẽ chính là môi trường lý tưởng của nấm và vi sinh vật xâm nhập và gây nhiều hậu quả như trên.

3. Chế độ ăn không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Cơ thể bị tổn thương là giai đoạn cần huy động nhiều nguyên liệu từ nhiều nguồn nhằm phục cụ cho quá trình tăng sinh tế bào, tái tạo vật chất cần thiết cho cơ thể. Mà nguồn nguyên liệu này được bổ sung chủ yếu từ môi trường ngoài qua thức ăn, thuốc hay thực phẩm chức năng. Sự cung cấp thiếu sẽ khiến quá trình tái tạo kéo dài hơn so với bình thường, dẫn tới vết thương chậm liền miệng và trở lại bình thường.

vết khâu tầng sinh mônvet-khau-tang-sinh-mon

Thịt gà, rau muống, hải sản,… là thực phẩm khiết vết thương lâu lành

4. Chế độ chăm sóc vết thương không hợp lý

Vết thương chịu nhiều tác động như nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng, nấm, vi khuẩn. Mặc dù cơ thể có các yếu tố bảo vệ nhất định nhưng việc chăm sóc, phòng tránh các yếu tố nguy cơ là điều rất cần thiết. Chế độ chăm sóc không đảm bảo kháng khuẩn, khô ráo, thoáng mát sẽ gây nên nhiều hiện tượng như viêm nhiễm, sưng, viêm, mở rộng vết thương. Vết thương sẽ lâu lành và gây khó khăn trong điều trị

Vì vậy, người bệnh và người nhà nên có những biện pháp, phương thức nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây cản trở cho quá trình hồi phục của cơ thể.

III. Cách chăm sóc vết thương tầng sinh môn lành nhanh – không biến chứng

1. Vệ sinh vùng tổn thương sạch sẽ

Tầng sinh môn gần sát với vị trí đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Chất thải cần được loại bỏ và làm sạch tại đây để tránh gây bẩn, vi sinh vật từ phân, nước tiểu xâm nhập vào vết thương. Người bệnh có thể sử dụng khăn ướt, nước ấm để nhẹ nhàng làm sạch khu vực này.

2. Kháng khuẩn

Đây là bước quan trọng nhất đối với vết thương ngoài da và vết thương ăn sâu trong da. Vi khuẩn và nấm là nguyên nhân gây nên viêm nhiễm và làm cản trở sự hình thành các tế bào, cấu trúc mới để làm liền vết thương. Tầng sinh môn thuộc bộ phận sinh dục, là vị trí nhạy cảm. Một sản phẩm kháng khuẩn cần đảm bảo các tiêu chí:

  • Khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm mạnh mẽ 
  • Có tác dụng nhanh chóng.
  • Hạn chế gây đau, xót, rát tại vị trí sử dụng.
  • Không chứa thành phần dễ gây kích ứng như cồn, paraben,..
  • Ưu tiên thành phần của sản phẩm lành tính, dịu nhẹ với da.

Những sản phẩm sát khuẩn thông dụng trên thị trường có một số khó khăn khi sử dụng như: cồn sát khuẩn, oxy già gây đau, xót tại nơi sử dung; xanh metylen, povidon iod gây nhuộm màu da, nhuộm màu ra quần áo gây mất thẩm mỹ;… Đồng thời, các dung dịch sát khuẩn này chỉ có hiệu lực tác dụng trung bình nên khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn kém, không giúp vết khâu lành nhanh.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone Sensicare, chuyên biệt cho viêm phụ khoa, nấm ngứa, nấm Candida, tạp khuẩn

Dizigone sensicare giúp vết khâu tầng sinh môn lành nhanh chóng – an toàn 

Hiện nay, sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng là dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone Sensicare. Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội, khác phục hoàn toàn nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn truyền thống:

  • Hiệu lực kháng khuẩn mạnh: Tiêu diệt được cả nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh thường gặp
  • Hiệu quả nhanh: Loại bỏ mầm bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY tiếp xúc.
  • Không gây đau, xót, kích ứng khi sử dụng
  • Lành tính với da và niêm mạc vùng nhạy cảm, không chứa cồn, paraben,..
  • Cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối.

Dizigone sensicare được các bác sĩ tin tưởng kê đơn tại nhiều bệnh viện như bệnh viên Thu Cúc, bệnh viện sản nhi các tỉnh…

Xem thêm về phản hồi của khách hàng và đặt mua sản phẩm Dizigone sensicare qua shopee: https://shopee.vn/terrapharm 

dizigone_mua hàng

3. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Cơ thể lúc này cần cung cấp đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng nhằm bổ sung nguyên liệu cho quá trình hình thành tổ chức, mô mới, làm liền vết thương. Người bệnh có nên bổ sung nhiều:

  • Protein: các loại thịt (bò, gà, cá,…), trứng, sữa,..
  • Vitamin và chất xơ: các loại hoa quả, rau xanh,..
  • Chất béo tốt cho cơ thể: chất béo từ dầu cá ( do chứa nhiều omega 3), dầu thực vật (dầu lạc, vừng, đậu nành,…)
  • Hoặc các thực phẩm, sản phẩm chức năng cung cấp chất dinh dưỡng, các chất đề kháng cho cơ thể.

4. Chăm sóc vết thương đúng cách

Vết thương tầng sinh môn ở vùng kín và nhạy cảm của cơ thể. Khu vực này dễ bị bó hẹp, gây bí bách bởi quần áo, dễ ẩm thấp do chất bài tiết của cơ thể. Vì thế ngoài việc vệ sinh thường xuyên, người bệnh phải giữ cho khu vực này luôn khô ráo, sử dụng quần, áo thông thoáng, rộng rãi, không bó sát.

Việc thực hiện tốt vệ sinh, kháng khuẩn vết thương và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tình trạng của vết thương cải thiện nhiều, nhanh chóng lành và hồi phục.

IV. 4 điều cần lưu ý khi chăm sóc vết thương tầng sinh môn

1. Tạo điều kiện vệ sinh sạch sẽ

Nhằm tránh các chất bẩn và mầm bệnh từ môi trường xâm nhập, người bệnh nên:

  • Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh để lau, rửa.
  • Dụng cụ vệ sinh sạch sẽ, được rửa sạch trước và sau khi sử dụng (có thể dùng nước ấm hoặc sản phẩm tẩy rửa phù hợp).
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh khu vực người bệnh ở.

2. Tránh sử dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng

vết thương tầng sinh mônvet-thuong-tang-sinh-mon

Bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng an toàn cho vết thương

Các bài thuốc lá, cách chữa mẹo với công dụng làm nhanh liền, nhanh lành vết thương được truyền miệng và lan tràn trên mạng thu hút nhiều sự chú ý của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần cân nhắc bởi đa số các phương pháp này chưa được kiểm chứng, chứng minh tác dụng. Nếu sử dụng có thể dẫn tới hậu quả là vết thương lâu lành, viêm, nhiễm tại chỗ.

3. Tránh sờ, động, chạm vào vết thương

Chất bẩn và mầm bệnh trong môi trường có thể qua tay để vào vết thương. Người bệnh chỉ động, chạm vào khi cần thiết (ví dụ như khi vệ sinh vết thương) và rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đụng, chạm.

4. Hạn chế quan hệ tình dục trong khoảng thời gian sau sinh

Nếu người bệnh quan hệ tình dục trong thời gian này dễ khiến vết thương bị rách, mở rộng gây đau, xót và lâu lành. Thời gian kiêng hợp lý cho người bệnh là sau 3 tuần đến 1 tháng, khi đó vết thương đã liền miệng và dần trở lại như ban đầu.

Vết thương tầng sinh môn là vấn đề được quan tâm nhiều trong quá trình sinh nở. 3 tuần đến một tháng là thời gian để vết thương lành tự nhiên nếu được đảm bảo kháng khuẩn và chăm sóc phù hợp. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ và gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan tới bài viết, hãy gọi ngay tới Hotline: 19009482 để được giải đáp kịp thời.

]]>
https://dizigone.vn/vet-thuong-tang-sinh-mon-12095/feed/ 0