Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội https://dizigone.vn Nhanh lành vết thương Tue, 09 Jul 2024 09:17:22 +0000 vi hourly 1 HOCL là gì? Vai trò của HOCL trong chăm sóc da mụn https://dizigone.vn/hocl-la-gi-vai-tro-cua-hocl-trong-cham-soc-da-mun-19285/ https://dizigone.vn/hocl-la-gi-vai-tro-cua-hocl-trong-cham-soc-da-mun-19285/#respond Tue, 09 Jul 2024 09:17:22 +0000 https://dizigone.vn/?p=19285 Bạn đã bao giờ tự ti bởi khuôn mặt mọc đầy mụn? Hay bạn đã thử nhiều phương pháp chữa mụn nhưng đều không đem lại hiệu quả như mong muốn? Giữa muôn vàn giải pháp, sử dụng hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên HOCL được xem là “làn sóng mới” giúp càn quét mụn viêm, mụn trứng cá an toàn, hiệu quả. Hãy cùng khám phá ngay vai trò kỳ diệu của HOCL trong chăm sóc da mụn dưới đây nhé!

I. HOCL là gì?

HOCl hay Acid Hypochlorous là hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên được tạo ra bởi đại thực bào (bạch cầu đa nhân trung tính). HOCL hoạt động như một hệ thống phòng thủ vững chãi giúp chống lại sự tấn công của các tác nhân vi khuẩn, vi nấm, đồng thời phá vỡ thành tế bào của chúng trước khi xâm nhập, gây bệnh cho cơ thể. 

HOCL là hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên được tạo ra bởi đại thực bào của cơ thể

II. Vai trò của HOCL trong chăm sóc da mụn

Mụn là tình trạng viêm mạn tính do tăng tiết chất bã và viêm nang lông tuyến bã, đặc trưng bởi các tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn nang, mục bọc, mụn mủ,….. tập trung chủ yếu tại các khu vực tiết nhiều bã nhờn trên da như vùng mặt, lưng hay ngực.

Nguyên nhân gây mụn chủ yếu là do tăng tiết chất bã, sừng hóa cổ nang lông và sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes). Chính vì vậy, nguyên tắc trị mụn quan trọng là phải làm sạch về mặt da và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. 

HOCL là hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, có khả năng phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn P. Acnes, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển, đồng thời các chất oxy hóa sẽ tràn vào tế bào, tiêu diệt các mầm bệnh gây mụn trên da. Ngoài ra, hoạt chất HOCL còn giúp tăng sinh tế bào sừng bị rối loạn, chống viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương do mụn gây ra. 

Nhờ cơ chế tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nhanh chóng, dịu nhẹ và an toàn với da, HOCL được xem là giải pháp kháng khuẩn vượt trội, được ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc da mụn ngày nay.

>>> Xem thêm bài viết: Bỏ túi 7 điều cần biết khi chăm sóc da mụn viêm.

HOCL có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh gây mụn trên da, chống viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương hiệu quả

III. Lợi ích của HOCL trong chăm sóc da mụn

Theo các chuyên gia, HOCL là lựa chọn tối ưu, đem lại hiệu quả vượt trội và mang tính đột phá trong việc chăm sóc làn da mụn. Dưới đây là một số lợi ích của HOCL trong chăm sóc da mụn mà bạn có thể tham khảo:

  • Kháng khuẩn phổ rộng: Acid Hypochlorous không chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P. acnes) mà còn đem lại hiệu quả tiêu diệt các chủng vi sinh vật gây hại trên da khác – Các yếu tố góp phần hình thành mụn.
  • Chống viêm mạnh mẽ: Sưng đỏ là đặc trưng điển hình của phản ứng viêm do mụn trứng cá gây ra. HOCL được chứng minh là giúp làm dịu nhanh chóng các phản ứng viêm này, từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng sưng đau, ửng đỏ trên da.
  • Đẩy nhanh quá trình lành vết thương: Hoạt chất HOCL không làm tổn hại tới nguyên bào sợi và tổ chức hạt trong giai đoạn lành thương, từ đó thúc đẩy quá trình lành vết thương mụn trên bề mặt da.
  • An toàn và không kích ứng: Khác với các hoạt chất kháng khuẩn thông thường, HOCL là hoạt chất do chính hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta sinh ra nên vô cùng an toàn, lành tính, không gây kích ứng, không gây xót da, sử dụng được cho cả tổn thương hở và người có làn da nhạy cảm nhất.
  • Dễ dàng kết hợp với các sản phẩm khác: Bạn có thể dễ dàng kết hợp hoạt chất HOCL với các sản phẩm chăm sóc da khác trong chu trình Skincare hàng ngày. Bởi vì, hoạt chất HOCL hoàn toàn lành tính, không tương tác với thành phần khác khi dùng đồng thời nên đảm bảo an toàn cho da. 

Bên cạnh đó, khi sử dụng HOCL để điều trị mụn, bạn không cần phải lo lắng về việc da bị mất cân bằng pH hay độ ẩm tự nhiên. Bởi đây là hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, hoàn toàn lành tính, dịu nhẹ và không bào mòn bề mặt da. 

HOCL có phổ kháng khuẩn rộng, giúp mụn lành nhanh, không gây kích ứng

IV. Dizigone – Giải pháp trị mụn đột phá với thành phần HOCL

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone chứa thành phần chính là HOCL, ứng dụng công nghệ bào chế EMWE Châu Âu được xem là bước đột phá trong chăm sóc mọi tổn thương da liễu thường gặp, trong đó có mụn. 

Dizigone khác biệt và vượt trội so với các sản phẩm chăm sóc tổn thương da thông thường bởi các lý do sau:

1. Đột phá hiệu quả kháng khuẩn

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là giải pháp kháng khuẩn mang tính đột phá cho người Việt nhờ vào phổ kháng khuẩn rộng, có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn gram dương, gram âm, virus và nấm. Hiệu quả kháng khuẩn của Dizigone có đầy đủ kiểm chứng khoa học:

  • Hiệu suất kháng khuẩn của Dizigone đã được Trung tâm Quatest 1 – Bộ KHCN kiểm chứng, cho kết quả: “Dizigone tiêu diệt các chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, E. Coli, Salmonella, Listeria monocytogenes, Enterococcus, Shigella, Candida Albicans, Aspergilus niger với hiệu suất lên tới 99.9% chỉ trong vòng 30 giây”. 

dung dịch kháng khuẩn dizigone 500 - 1

Dizigone được TT Quatest 1 – Bộ KHCN kiểm chứng về hiệu quả kháng khuẩn

  • Không chỉ thế, tài liệu khoa học về HOCL của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO cũng chứng nhận rằng: HOCL (thành phần chính của Dizigone) là hoạt chất kháng khuẩn mạnh mẽ với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, bất hoạt virus, diệt nấm và cả bào tử vượt trội hơn hẳn các giải pháp kháng khuẩn thông thường như cồn, oxy già, chlorhexidine. Bên cạnh đó, HOCL còn duy trì được tính ổn định theo thời gian, đảm bảo hiệu quả bền vững khi sử dụng.
  • Đặc biệt, HOCL còn được chứng minh là có khả năng làm suy yếu cấu trúc màng sinh học, từ đó giúp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh tổn tại bên trong màng một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

Với hiệu quả kháng khuẩn đột phá, có đầy đủ kiểm định khoa học uy tín, dung dịch Dizigone tự hào là giải pháp chăm sóc tổn thương da lý tưởng, được nhiều người tin dùng hiện nay.

2. An toàn và dịu nhẹ với da

Ngoài tiêu chí hiệu quả, Dizigone còn đáp ứng trọn vẹn tính an toàn, đảm bảo lành tính, phù hợp sử dụng cho những người có làn da nhạy cảm nhất. 

  • Tại Bộ môn Dược Lý – Trường ĐH Y Hà Nội, dung dịch kháng khuẩn Dizigone đã vượt qua kiểm định gắt gao và được khẳng định không gây kích ứng cho da và mắt, không gây tác dụng phụ có hại.

dizigone an toàn

Chứng nhận an toàn của Dizigone tại bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội

  • Tài liệu khoa học của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO cũng chứng minh rằng, thành phần HOCL đáp ứng cả 5 tiêu chí về an toàn gồm không gây độc, an toàn cho da, an toàn cho mắt, an toàn cho niêm mạc và không gây kích ứng. 

Dizigone là lựa chọn đầu tay trong chăm sóc và xử lý các tổn thương da, trong đó có mụn nhờ vào hiệu quả kháng khuẩn vượt trội, tính an toàn, dịu nhẹ, đã được kiểm chứng lâm sàng. Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng dung dịch Dizigone để chăm sóc da và cải thiện tình trạng mụn đang gặp.

>>> Xem thêm bài viết: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo.

V. Cách sử dụng Dizigone trong chăm sóc da mụn

Bạn có thể sử dụng Dizigone để chăm sóc da mụn theo 2 cách như sau:

  • Sử dụng Dizigone trong chu trình chăm sóc da hàng ngày:

Bước 1: Vệ sinh và làm sạch da mặt bằng nước tẩy trang, sữa rửa mặt.

Bước 2: Xịt trực tiếp dung dịch Dizigone lên mặt hoặc thấm ra bông tẩy trang để lau lên các nốt mụn.

Bước 3: Thực hiện các bước chăm sóc da như bình thường (toner/ serum/ lotion,…)

Bước 4: Chấm kem Dizigone Nano Bạc lên các nốt mụn.

  • Chăm sóc da sau nặn mụn bằng Dizigone:

Bước 1: Thấm dung dịch Dizigone ra bông tẩy trang để lau lên các nốt mụn vừa nặn.

Bước 2: Khi nốt mụn đã khô se thì tiến hành thoa kem Dizigone Nano Bạc để thúc đẩy quá trình tái tạo da, ngăn ngừa thâm sẹo.

Bạn có thể sử dụng Dizigone trong chăm sóc da mụn hàng ngày hoặc sau khi nặn mụn 

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone để chăm sóc da mụn

Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao, dung dịch kháng khuẩn Dizigone còn nhận được hàng loạt phản hồi, đánh giá tích cực từ người dùng sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các khách hàng đều hài lòng nhờ công dụng kháng khuẩn, dịu da nhanh chóng, cải thiện hiệu quả tình trạng mẩn mụn, sưng đỏ, đồng thời giúp phục hồi da mụn và mờ thâm sẹo hiệu quả. 

Xem thêm phản hồi của khách hàng về Dizigone tại đây:

Qua nội dung bài viết trên đây, bạn đọc đã biết được HOCL là gì cũng như vai trò của HOCL trong chăm sóc da mụn. Hy vọng rằng, với những kiến thức hữu ích này, bạn sẽ sớm tìm được giải pháp trị mụn hiệu quả, an toàn, từ đó sở hữu làn da mịn màng, căng bóng. Nếu tình trạng mụn kéo dài hoặc quá nghiêm trọng thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời nhé!

]]>
https://dizigone.vn/hocl-la-gi-vai-tro-cua-hocl-trong-cham-soc-da-mun-19285/feed/ 0
Mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị https://dizigone.vn/mun-trang-o-loi-tre-so-sinh-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-18302/ https://dizigone.vn/mun-trang-o-loi-tre-so-sinh-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-18302/#respond Fri, 22 Sep 2023 09:48:10 +0000 https://dizigone.vn/?p=18302 Mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như nhiễm nấm, tay chân miệng,… Điều đó làm các bậc cha mẹ bối rối vì không hiểu rõ dấu hiệu khác biệt của từng bệnh để xử trí cho con. Bài viết dưới đây giúp bạn nhận biết nhanh nguyên nhân và cách xử trí khi con xuất hiện mụn trắng ở lợi.

mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân gây mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh

Việc vệ sinh không đúng cách dẫn đến môi trường ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển, gây viêm nhiễm. Sau đây là một số bệnh lý gây ra bởi những nguyên nhân trên:

1.1. Nanh sữa/ đẹn

Dân gian thường gọi nanh sữa là đẹn để chỉ những đốm trắng trên lợi của trẻ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tình trạng nanh sữa ở trẻ sơ sinh là do trong quá trình hình thành răng sữa, các mảnh vụn tế bào chứa sản phẩm của biểu mô sừng hóa được lưu giữ trong xương hàm, tạo nên nanh sữa. Những nang này có vỏ mỏng và chứa keratin. 

Nếu nanh sữa xuất hiện ở vòm miệng, đó là do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị kẹt dưới niêm mạc trong giai đoạn phát triển thai nhi.

Biểu hiện nanh sữa ở trẻ

Nanh sữa thường dễ dàng phát hiện qua các biểu hiện lâm sàng như các nốt trắng hoặc vàng nhạt dưới bề mặt niêm mạc của lợi hàm trên và dưới của trẻ. Mỗi nang có kích thước từ 2-3mm, và trong một số trường hợp lớn hơn có thể lên đến hàng cm. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là các tổn thương lành tính và thường tự tiêu biến trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, nanh sữa không tự biến mất mà bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ thường có biểu hiện như quấy khóc, bỏ bú. Khi kiểm tra miệng, mẹ có thể thấy quầng đỏ xung quanh niêm mạc trắng trên lợi. Lợi có thể sưng và có thể xuất hiện vết loét. Trẻ cũng có thể có sốt nhẹ, lơ mơ và mệt mỏi.

Nanh sữa có nguy hiểm không?

Tình trạng nanh sữa ở trẻ em không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thường thì nanh lợi chỉ tồn tại trong khoảng 2 tuần và tự biến mất.

Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh có tình trạng nanh sữa. Tuy nanh lợi không gây đau đớn, nhưng nếu bé bị sốt nhẹ hoặc khóc hơn, có thể tình trạng nanh sữa bị biến chứng. Bé có thể cảm thấy ngứa ngáy và đau nhức tại vị trí nanh sữa. Việc vệ sinh miệng không đúng cách trong thời gian này có thể gây viêm nhiễm, khiến các vùng bị sưng tấy, đỏ và có thể lở loét.

1.2. Nhiễm khuẩn, nấm

mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi cũng có thể do bị nhiễm vi khuẩn và nấm.

Nguyên nhân

Nấm Candida Albicans là nguyên nhân chính gây ra nhiễm nấm miệng ở trẻ em. Loại nấm này có mặt trong khoang miệng của 30-40% trẻ em với số lượng nhỏ và không gây hại khi nó duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, nấm sẽ phát triển và lan rộng nhanh chóng, gây ra bệnh nhiễm nấm miệng.

Có một số yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho nấm Candida Albicans phát triển và gây nhiễm nấm miệng ở trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến cho khoang miệng của bé chứa nhiều cặn sữa và thức ăn thừa, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện, làm cho trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm miệng, đặc biệt là trẻ sinh non thiếu tháng và trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
  • Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong miệng, tăng nguy cơ nhiễm nấm ở trẻ.
  • Sử dụng sản phẩm chứa Corticoid: Corticoid có tác dụng ức chế hệ miễn dịch. Trẻ có nguy cơ nhiễm nấm Candida cao khi phải sử dụng corticoid trong thời gian dài để điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
  • Mẹ nhiễm nấm Candida âm đạo: Nếu mẹ bị nhiễm nấm Candida âm đạo trong quá trình mang thai và chuyển dạ, có nguy cơ lây nhiễm cao sang trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, việc trẻ ngậm, bú các dụng cụ như núm ti giả, đồ chơi… bị nhiễm vi khuẩn và nấm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm nấm miệng.

Triệu chứng của nấm miệng ở trẻ em

  • Triệu chứng trong miệng: Trẻ sẽ có xuất hiện các đốm và mảng màu trắng sữa hình tròn bám chắc và khó làm sạch trên lưỡi và niêm mạc miệng. Sau khi gỡ bỏ lớp mảng trắng, có thể thấy vết sưng đỏ và có thể chảy máu.
  • Da miệng khô và xuất hiện vết nứt và đỏ ở khóe miệng (viêm môi góc cạnh).
  • Hôi miệng do chất thải của nấm gây ra.
  • Triệu chứng khác: Trẻ có thể cảm thấy đau nhức hoặc nóng rát trong miệng, gây khó chịu khi ăn, dẫn đến việc trẻ biếng ăn hoặc bỏ bú. Có thể xuất hiện sốt nhẹ.

Nấm miệng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời và không dứt điểm, nấm miệng có thể gây ra các biến chứng sau đây:

  • Suy dinh dưỡng và chậm phát triển: Nấm miệng lan từ miệng xuống thực quản, gây khó nuốt và nôn trớ khi ăn, dẫn đến việc trẻ biếng ăn trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và làm trẻ chậm phát triển so với các bạn cùng lứa.
  • Viêm họng và viêm phế quản: Nấm có thể lan từ miệng xuống họng và tiếp tục tới cơ quan hô hấp của trẻ, gây ra viêm họng và viêm phế quản.

Khàn giọng và gây chậm nói: Nấm lan từ miệng xuống thanh quản có thể gây khó khăn trong việc phát âm và tập nói của trẻ, dẫn đến khàn giọng và giảm khả năng nói.

Để tránh những biến chứng này, cha mẹ phải điều trị kịp thời cho trẻ với phác đồ điều trị thích hợp để tránh tái nhiễm nấm. 

>>> Xem thêm: Cách chữa nấm miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả, ngăn ngừa tái phát

1.3. Bị tay chân miệng

tay-chan-mieng tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm do các loại virus thuộc họ Enterovirus gây ra, đặc biệt là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, Coxsackievirus A16 gây ít biến chứng và thường tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Trái lại, trẻ mắc chủng Enterovirus 71 có nguy cơ tử vong cao. 

Biểu hiện trên niêm mạc miệng của trẻ bị chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra các tổn thương da dạng hồng ban và các vết nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối và đặc biệt là các bóng nước bên trong miệng của trẻ.

Tình trạng xuất hiện những mụn nước nhỏ có đường kính khoảng 2-3 mm trên niêm mạc miệng, má, lợi và mặt bên của lưỡi. Những bóng nước này nhanh chóng vỡ và tạo thành các vết loét, làm cho trẻ tăng tiết nước bọt. Điều này khiến em bé bị đau khi ăn và do đó trẻ dễ biếng ăn, quấy khóc

>>> Xem thêm: Nhận biết bệnh tay chân miệng qua 3 dấu hiệu điển hình

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm viêm màng não do virus, viêm não và viêm cơ tim. 

  • Viêm màng não do virus là một bệnh nhiễm trùng, viêm hiếm gặp trong màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống. 
  • Viêm não là một căn bệnh nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng, nhưng rất hiếm gặp. 
  • Viêm cơ tim cũng có thể xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp.

>>> Xem bài viết: 7 nguyên tắc chữa bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả nhất

2. Cách chăm sóc trẻ khi lợi nổi mụn trắng

Khi trẻ gặp phải các nốt mụn trắng trong miệng, có thể là cặn sữa mẹ hoặc nhiệt miệng thông thường. Tuy chúng không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi, nhưng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà sau:

viêm lợi trùm ở trẻ emviem-loi-trum-o-tre-em

Trong thời gian này, khi miệng bé có mụn trắng, mẹ có thể thực hiện lau nướu hàng ngày cho con đều đặn 2 lần/ngày. Sử dụng gạc hoặc vải mềm , thấm ẩm vào dung dịch Digizone rồi làm sạch nhẹ nhàng khoang miệng cho con. 

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Giặt sạch quần áo cho con, vệ sinh núm vú, đồ chơi và các vật dụng trẻ tiếp xúc thường xuyên để ngăn ngừa sự phát triển củavi khuẩn.
  • Thực phẩm dạng lỏng: Với trẻ ăn dặm, mẹ cho bé ăn cháo loãng, tính mát để giảm khó chịu, đau nhức khi ăn
  • Đồ ăn phù hợp: Tránh cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, quá mặn hoặc quá nóng, vì điều này có thể làm trẻ đau rát và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

3. Trẻ bị mụn trắng ở lợi khi nào cần đưa đi bác sĩ

Trẻ bị mụn trắng ở lợi thường lành tính và thường tự biến mất trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện sau, bạn nên đưa con đi thăm bác sĩ nha khoa:

  • Mụn trắng không giảm đi sau một thời gian dài hoặc trở nên nhiều hơn.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống do đau hoặc khó chịu.
  • Mụn trắng kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn mửa, hoặc mệt mỏi.
  • Trẻ có các vết loét trong miệng, chảy máu, hoặc sưng quá mức.
  • Bố mẹ chưa có đầy đủ kiến thức để xử lý tình trạng của trẻ.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh nổi mụn trắng ở lợi trẻ sơ sinh. Nếu có bất cứ thắc mắc về tình trạng mụn sữa của con, mẹ hãy gọi ngay tới hotline 1900 9482 để được chuyên gia tư vấn nhanh nhất.

]]>
https://dizigone.vn/mun-trang-o-loi-tre-so-sinh-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-18302/feed/ 0
5+ Thuốc bôi bỏng bô xe máy hiệu quả & thông dụng [cập nhật 2023] https://dizigone.vn/5-thuoc-boi-bong-bo-xe-may-hieu-qua-thong-dung-cap-nhat-2023-17744/ https://dizigone.vn/5-thuoc-boi-bong-bo-xe-may-hieu-qua-thong-dung-cap-nhat-2023-17744/#respond Mon, 26 Jun 2023 02:54:46 +0000 https://dizigone.vn/?p=17744 Bị bỏng bô xe máy nên bôi thuốc gì để mau lành và không để lại sẹo? Cùng dược sĩ Digizone tìm hiểu nguyên tắc chọn thuốc bôi đúng kèm gợi ý một số thuốc bôi bỏng bô xe máy hiệu quả tại nhà trong bài viết này.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

1. Nguyên tắc lựa chọn thuốc bôi bỏng bô xe máy

Chỉ một chút bất cẩn, kể cả người lớn hay trẻ em đều có thể bị bỏng bô xe máy. Vết bỏng thường bị ở vùng bắp chân do di chuyển thiếu chú ý khiến chân chạm vào ống bô xe máy đang nóng. Trong trường hợp này, vết bỏng sẽ đỏ dần lên, nếu không sơ cứu và bôi thuốc ngay có thể để lại sẹo và vết thâm. Bạn có thể tìm mua và chuẩn bị sẵn thuốc trị bỏng bô xe máy dựa theo 4 nguyên tắc sau:

Có tác dụng kháng khuẩn

Để vết bỏng mau lành, bạn cần chọn thuốc bôi có tác dụng kháng khuẩn để vết thương không bị nhiễm trùng bởi vùng da bị tổn thương không có lớp bảo vệ bên ngoài rất dễ nhiễm khuẩn. Trong trường hợp đã bị vi khuẩn xâm nhập, ở mức độ nhẹ có thể bị viêm mô tế bào. Nếu không kịp thời cứu chữa có thể tăng thêm mức độ nặng gây nhiễm trùng huyết. 

Có tác dụng làm dịu, giảm đau rát vết bỏng

Ngay khi bị bỏng, bạn sẽ cảm thấy nóng và đau rát vết thương, vì vậy sau khi sơ cứu bạn cần sử dụng kem bôi bỏng có tác dụng làm dịu và giảm đau rát. Thông thường, khi thoa thuốc ngay sau khi bỏng, vết thương cũng hạn chế bị thâm và không để lại sẹo.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Không gây kích ứng, ảnh hưởng tới việc lành da

Khi kê đơn, bác sĩ luôn hỏi bạn có bị dị ứng với thành phần nào không để đảm bảo thuốc có hiệu quả tốt, không gây tác dụng phụ. Tương tự việc chọn thuốc chữa bỏng bô, bạn cần xem kĩ thành phần thuốc để tránh kích ứng, ảnh hưởng tới quá trình lành da. Ví dụ một số loại thuốc như có thể ảnh hưởng đến nguyên bào sợi, mô hạt khiến vết thương lâu lành.

Không gây thâm sẹo sau khi điều trị

Theo bác sĩ chuyên khoa, các loại thuốc bôi ngừa sẹo chỉ có tác dụng với trường hợp mới bị bỏng bô dưới 3 tháng. Vì vậy, việc bôi thuốc ngay sẽ giúp giảm sẹo cứng, sẹo thâm. Những thuốc này thường ứng dụng công nghệ tế bào gốc kết hợp với cơ chế ức chế men tyrosinaza, nhờ vậy mà vùng da tổn thương được tái tạo nhanh, phục hồi hiệu quả.

>>> Xem thêm: Cách xử lý vết bỏng tại nhà tránh xót, mưng mủ, mau lành

2. Top 6 thuốc bôi bỏng bô xe máy hiệu quả

Bỏng bô xe máy được xếp vào nhóm bỏng do nhiệt nóng khô. Tuy diện tích không lớn nhưng vẫn có tổn thương sâu trong da, do đó bạn cần thực hiện các bước sơ cứu và bôi thuốc bỏng ngay. Một số loại kem bôi bỏng bô dưới đây sẽ giúp bạn điều trị vết bỏng hiệu quả, nhanh lành và không để lại sẹo:

2.1. Thuốc trị bỏng Biafine

Giá tham khảo: 105.000/ tuýp 93g

Thành phần chính: Trolamine 0.670g

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng

Tăng tuần hoàn máu ở da, tăng số lượng đại thực bào tại vết thương, giảm nồng độ Interleukin-6 và tăng nồng độ Interleukin-. Đây đều là những Cytokine giữ vai trò thiết yếu trong việc tái tạo mô. Thuốc dùng điều trị bỏng độ 1 (vết bỏng trên bề mặt), bỏng độ 2 và  các vết loét, vết thương ngoài da không nhiễm trùng

Cách dùng:

  • Bỏng độ 1: Bôi và thoa nhẹ 1 lớp dày lên mặt vết thương, 2 – 4 lần/ ngày.
  • Bỏng độ 2: Bôi 1 lớp dày lên vết thương, đợi khô bôi thêm 1 lần nữa để duy trì 1 lớp thừa trên vùng da bị bỏng. Có thể phủ gạc ẩm lên vết thương sau khi bôi và băng lại.

Nhược điểm:

  • Không có tác dụng kháng khuẩn.
  • Cần kết hợp với dung dịch sát trùng trước khi dùng.

2.2. Kem bôi trị bỏng Silver sulfadiazin 1%

Giá tham khảo: 18.000/ tuýp 20g

Thành phần chính: Sulfadiazin bạc

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng: Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn trong bỏng độ hai và độ ba, vết đứt rách, trầy da và vết thương. 

Sulfadiazine Bạc tác động lên vách tế bào của vi khuẩn, nhờ đó ức chế quá trình hình thành và phát triển của vi khuẩn. Đây là loại thuốc thường dùng trong điều trị trẻ em phỏng. Trong khi Bạc được hấp thụ dưới 1%, thì Sulfadiazine có thể được hấp thụ đến 10%. Đã có báo cáo nồng độ trong huyết thanh là từ 10 – 20 mcg/ml nếu bôi thuốc trên diện rộng.

Cách dùng: Mang găng tay vô trùng mỗi lần bôi, bôi 1 – 2 lần/ngày, dày 1.5mm. Có thể băng đề phòng thuốc bị trôi khi bệnh nhân sinh hoạt. Trẻ em bị bỏng bô có thể dùng thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Nhược điểm

  • Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ sơ sinh
  • Có thể có tác dụng phụ như ngứa, phát ban, dị ứng hay các vấn đề về gan

2.3. Panto Cream Nano Silver – ZinC

Giá tham khảo: 69.000/ chai 30ml

Thành phần chính: Nano Silver, Nano ZinC, Lanollin, PEG, Benzalkonium Chloride, Vaseline, Acid Citric khan, Vitamin B5.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng:

  • Bảo vệ da, ngăn ngừa tổn thương do bị bỏng, ánh nắng mặt trời hoặc bức xạ.
  • Làm mát da, dịu da, săn se da, làm giảm và ngăn ngừa các tác nhân gây viêm nhiễm da khi bị tổn thương do bỏng.
  • Dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da, thúc đẩy phục hồi da do bỏng.

 Cách dùng: Bôi 1 lớp kem mỏng vừa đủ lên vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ngày. Nên dùng lúc đi ngủ để kem được tiếp xúc với da suốt đêm.

Nhược điểm:

  • Chỉ dùng cho bỏng nhẹ, bỏng độ 1
  • Tác dụng kháng khuẩn yếu, cần kết hợp thêm dung dịch sát trùng.

2.4. Dầu mù u

Giá tham khảo: 46.000/ chai 10ml

Thành phần chính: Palmitic Acid, Stearic acid, Oleic Acid, Linoleic acid

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng: Dầu mù u (Tamanu oil) được chiết xuất từ hạt mù u có chứa axit béo, có màu xanh đen kèm mùi gỗ đặc trưng. Thông qua quá trình ép lạnh công nghiệp, dầu mù u được dùng để thoa lên vết bỏng nhằm:

  • Tái tạo mô mới, liền sẹo và phục hồi vết bỏng nhanh.
  • Làm dịu, giảm đau vết bỏng, ngăn ngừa hình thành sẹo do bỏng bô, nước sôi, dầu nóng,…
  • Kháng viêm tốt giúp chống nhiễm trùng hiệu quả.

Cách dùng: Vệ sinh vết bỏng, thoa 1 lượng nhỏ dầu mù u lên và thấm nhẹ. Sau đó để dầu tự khô trên vết bỏng 10 – 15 phút. 

Nhược điểm

  • Chỉ dùng cho vết bỏng nhẹ, không trợt loét, chảy dịch
  • Kháng khuẩn kém, cần kết hợp dung dịch sát khuẩn trước khi dùng.

2.5. Thuốc bỏng B76

Thuốc bỏng B76 là công trình nghiên cứu thuộc đề tài cấp Bộ Quốc phòng do Học viện Quân y thực hiện. Sản phẩm được sản xuất dựa trên các bài thuốc cổ truyền kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại.

Giá tham khảo: 50.000/ lọ 20g

Thành phần chính: Bột vỏ cây xoan trà và các tá dược vừa đủ 20g.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng:

Chỉ định sử dụng cho vết bỏng nông do bỏng bô, nước sôi,…; diện tích vết bỏng nhỏ, chưa nhiễm khuẩn và vết bỏng còn mới. Ngoài ra, hỗ trợ điều trị các vết thương hở khác như vết mổ côn trùng, vết loét, trầy xước,…

  • Làm sạch vết thương trên da.
  • Bảo vệ vết thương, ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Tăng tốc độ phục hồi vết thương, hạn chế để lại sẹo.

Cách dùng:

Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ mô hoại tử. Sau đó, thấm khô và rắc bột thuốc lên vết thương, không cần băng lại. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày tùy tình trạng vết thương.

Tác dụng phụ (nếu có):

  • Gây đau xót 
  • Hiện tượng chèn ép tuần hoàn kiểu garo
  • Gây phù nề
  • Nhiễm khuẩn.
  • Kháng khuẩn yếu, cần sát trùng bằng dung dịch trước khi dùng.

>>> Xem bài viết: Thuốc bỏng b76: Thành phần, công dụng, hiệu quả

2.6. Dầu trị bỏng Trancumin – OPC

Dầu trị bỏng Trancumin có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm OPC. Nhờ thành phần thiên nhiên nên thuốc lành tính và an toàn với cả hầu hết đối tượng bao gồm trẻ em và phụ nữ có thai.

Giá tham khảo: 17.000/ tuýp 10g – 20.500/ chai 25ml

Thành phần chính: mỡ trăn, tinh dầu tràm, nghệ, tá dược vừa đủ chai 25ml hoặc tuýp 10g.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng: Điều trị bỏng, vết thương ngoài da và tăng tốc độ phục hồi cụ thể:

  • Mỡ trăn có khả năng làm dịu, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, phồng rộp tại vết thương. Ngoài ra, mỡ trăn còn tạo độ ẩm giúp giảm cảm giác châm chích do bỏng.
  • Tinh dầu tràm với công dụng tương đương thuốc kháng sinh, có hoạt tính kháng khuẩn cao giúp giảm đau, kháng viêm tốt.
  • Thành phần curcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên thúc đẩy quá trình lành da vết bỏng nhanh hơn, đồng thời làm giảm thâm hiệu quả.

Cách dùng:

Thoa lên vết thương 2 – 3 lần/ ngày, không cần băng bó.

Nhược điểm:

– Chỉ dùng vết bỏng nhỏ, không trợt loét, chảy dịch

–  Kháng khuẩn yếu

– Có thể gây kích ứng

– Thành phần nghệ thích hợp cho vết bỏng đã lên da non

3. Dizigone – Giải pháp chăm sóc vết bỏng nhanh lành, không để lại sẹo

Như bạn đã biết, quá trình điều trị vết bỏng không chỉ dừng lại ở việc chọn đúng thuốc thoa mà còn phải nắm được cách sát khuẩn và vệ sinh đúng để tránh nhiễm trùng. Hiểu được điều đó, Dizigone cung cấp cho bệnh nhân bỏng bô xe máy, bỏng nước,… giải pháp tiện lợi kết hợp kháng khuẩn và phục hồi da. 

Theo đó, dung dịch Dizigone có phổ kháng khuẩn rộng ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng , thúc đẩy tổn thương da mau lành mà không gây xót, kích ứng. Trong khi đó, kem bôi với thành phần nano bạc có khả năng bảo vệ vùng da tổn thương, tăng tốc độ tái tạo và ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, kem bôi không chứa kháng sinh, corticoid nên bạn có thể sử dụng lâu dài. 

Để vết bỏng mau hồi phục, bạn nên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone cùng kem Nano Bạc theo các bước sau đây:

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

  • Bước 1: Sát khuẩn bằng dung dịch Dizigone bằng cách thấm dung dịch ra bông để lau rửa vết thương. Sau đó, để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước. Thực hiện 2 – 3 tiếng/ lần.
  • Bước 2: Thoa kem nano bạc lên vùng tổn thương da sau khi rửa kháng khuẩn. Lưu ý, chỉ thoa kem lên vùng tổn thương đã khô se, không mướt mủ, chảy dịch. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày.

4. Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng để đạt hiệu quả tối ưu

Song song với việc thoa thuốc, bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến chế độ ăn và những điều cần tránh để việc chăm sóc vết bỏng hiệu quả.

4.1. Chế độ ăn uống khoa học

Trong quá trình phục hồi vết bỏng, bạn cần đảm bảo chế độ ăn hợp lý bằng cách tiêu thụ nhiều thực phẩm tốt cho việc lành da và hạn chế các đồ ăn, thức uống gây ảnh hưởng xấu.

Thứ nhất, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Uống nhiều nước để bù phần dịch chảy từ vết bỏng. Bạn có thể thay thế bằng sữa, nước hoa quả,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau cải, đồ chế biến từ bơ sữa nhằm thúc đẩy tăng sinh tế bào để vết thương mau liền.
  • Thực phẩm giàu vitamin C gồm ổi, cam, quýt, trong khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh có tác dụng chống oxy hóa và tham gia vào quá trình sản sinh bạch cầu để chống lại vi khuẩn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung đồ ăn, thức uống có chứa kẽm, acid béo và giàu vitamin để quá trình lành da được an toàn và hiệu quả nhanh.

Thứ hai, bạn cần kiêng các loại thực phẩm gồm: 

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

  • Trứng, thịt gà, hải sản: có thể khiến vết bỏng bị ngứa và mẩn đỏ, đau rát hơn.
  • Rau muống, đồ nếp, đồ ngọt và chất kích thích nhằm tránh vết thương mưng mủ, dễ có sẹo lồi mất thẩm mỹ.
  • Thịt bò cần tránh vì rất dễ để lại sẹo thâm.
  • Ngoài ra, theo thống kê của Viện bỏng Quốc gia, nghệ tươi cũng có tỷ lệ dị ứng cao và người ăn có thể bị sẹo thâm rất khó cải thiện.

4.2. Một số sai lầm cần tránh khi chăm sóc vết bỏng bô xe máy

Nếu bạn không muốn giảm hiệu quả khi dùng thuốc bôi bỏng bô xe máy đồng thời làm tăng tốc độ phục hồi vết thương, không để lại sẹo, hãy chú ý những sai lầm cần tránh trong quá trình điều trị bỏng dưới đây:

4.2.1. Không chườm đá và ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh

Ngâm vết bỏng vào nước mát có thể làm dịu, giảm đau rát ngay khi bị bỏng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không ngâm vào nước đá lạnh bởi điều này sẽ làm đông cứng các tế bào, khiến các mạch máu bị co rút làm vết thương nghiêm trọng hơn. Thậm chí, vết thương có thể bị hoại tử do bỏng lạnh và gặp rất nhiều khó khăn trong việc cứu chữa.

4.2.2. Không bôi kem đánh răng vào vết thương

Thoa kem đánh răng làm dịu vết bỏng cũng là thói quen của nhiều người. Thực tế, thành phần kem đánh răng chứa nhiều chất kiềm nhẹ có thể gây đau hơn sau mỗi lần bôi kem. Mặt khác, chất kiềm này cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc gây nhiễm trùng khiến vết thương lâu lành, tăng mức độ.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

4.2.3. Không tự ý chọc vỡ bóng nước

Điểm chung của vết bỏng bô xe máy thường là vùng da bị phồng rộp, nổi bóng nước. Những vết phồng này được hình thành qua cơ chế tự phản ứng của da khi bị bỏng nhiệt cao giúp giảm tổn thương cho các tế bào bên trong. 

Vì vậy, khi vết bỏng bị phồng, bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, thấm khô và bôi thuốc sát trùng. Bạn nên để vết phồng đó càng lâu càng tốt, không tự ý chọc trừ khi bác sĩ chỉ định hút dịch. 

4.2.4. Tùy ý sử dụng các biện pháp chữa bỏng dân gian

Trong một số trường hợp, bỏng bô xe máy được coi là nhẹ và người bị bỏng thường tự ý sử dụng các nguyên liệu như nha đam, vỏ xoan, thuốc đắp, v.v..để tự bôi lên vết thương maà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này là nguyên nhân chính khiến vết bỏng nhiễm khuẩn và lâu lành, thậm chí tăng mức độ tổn thương.

4.2.5. Bôi nghệ lên vết bỏng để ngừa thâm

Theo dân gian, nghệ có khả năng giảm thâm, làm sáng vùng da tối màu nhưng khi bị bỏng, bạn cần tuyệt đối tránh điều này. Việc bôi nghệ tươi hay các loại kem nghệ quá sớm dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng da hoặc để lại biến chứng khó chữa trị. 

>>> Xem thêm: Cách chữa bỏng bô nhanh lành, không để lại sẹo

Có thể thấy, bỏng bô diễn ra nhanh, vết thương nhỏ nhưng lại tổn thương sâu, do đó lựa chọn thuốc bôi bỏng bô xe máy phù hợp sẽ giúp bạn mau lành. Bên cạnh đó, cần thiết phải lưu ý các vấn đề về ăn uống, chăm sóc vết bỏng để tránh biến chứng và sẹo xấu sau này. Mọi thắc mắc về chăm sóc vết thương ngoài da và sử dụng sản phẩm của Dizigone, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn nhanh nhất.

]]>
https://dizigone.vn/5-thuoc-boi-bong-bo-xe-may-hieu-qua-thong-dung-cap-nhat-2023-17744/feed/ 0
[HỎI – ĐÁP] Trị nấm da đầu bằng muối tại nhà có hiệu quả không? https://dizigone.vn/hoi-dap-tri-nam-da-dau-bang-muoi-tai-nha-co-hieu-qua-khong-17686/ https://dizigone.vn/hoi-dap-tri-nam-da-dau-bang-muoi-tai-nha-co-hieu-qua-khong-17686/#respond Mon, 19 Jun 2023 06:40:02 +0000 https://dizigone.vn/?p=17686 Trị nấm da đầu bằng muối là phương pháp dân gian truyền miệng khá phổ biến. Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả cũng như cách làm đúng hiện còn nhiều người bệnh chưa nắm rõ. Để người bệnh bớt lo lắng, dược sĩ Dizigone sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về phương pháp này.

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

1. Trị nấm da đầu bằng muối có tốt không?

Trước hết, bệnh nhân cần hiểu nấm da đầu là một dạng nhiễm nấm da có sự xuất hiện của các mảng tròn có vảy, khô kèm rụng tóc. Một số biểu hiện ít gặp khác là gàu hoặc mụn mủ lan tỏa. Có thể nói căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị triệt để có thể lây sang nhiều vùng khác hoặc lây cho người ở xung quanh.

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

Thông thường, nếu mức độ nấm da đầu ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách trị nấm da đầu dân gian với chanh, tỏi, gừng, giấm táo,v.v… Trong đó, trị nấm da đầu bằng muối được đánh giá là có hiệu quả khi người bệnh mới nhiễm nấm. Cụ thể:

  • Theo Y học cổ truyền, dung dịch muối có khả năng làm khô và diệt khuẩn, nhờ đó tăng tốc độ chữa lành vùng nhiễm nấm và những vùng bị tổn thương.
  • Ngoài ra, khi nấm có hiện tượng lan rộng, nước muối sẽ làm khô các mảng lan và ngăn ngừa nấm nhiễm rộng hơn.
  • Trong một số nghiên cứu cho thấy muối chứa nhiều kẽm, vitamin A,…hỗ trợ tăng cường miễn dịch, khử độc và ngăn ngừa nấm tái phát hiệu quả.

2. Cách trị nấm da đầu tại nhà bằng muối hiệu quả

Như vậy, đối với bệnh nhân nhiễm nấm da đều thể nhẹ, chưa xuất hiện tổn thương da bội nhiễm thì có thể áp dụng một trong những cách trị nấm đầu với muối được liệt kê dưới đây. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đọc thêm các lưu ý sau phần này để đảm bảo điều trị đúng cách, hiệu quả.

2.1. Trị nấm da đầu bằng muối nguyên chất

Như đã đề cập, sử dụng dung dịch nước muối nguyên chất có thể sát khuẩn và làm khô vùng nhiễm nấm. Bởi các vi khuẩn gây nấm đều ưa môi trường ẩm ướt, nhiều bụi bẩn, nếu bệnh nhân dùng nước muối ủ tóc, nấm sẽ bị ức chế phát triển và không lan rộng gây tổn thương nặng.

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

Cách thực hiện:

  • Pha 3 thìa muối (khoảng 18g) với 2 lít nước lạnh. Nên lấy nước đun sôi để nguội hoặc nước máy sạch vì nguồn nước không vệ sinh có thể làm nấm phát triển nhanh hơn.
  • Sau khi gội sạch đầu với dầu gội, bệnh nhân dùng nước muối để gội lại và ủ tóc trong 30 phút. Tiếp đó, xả sạch với nước và sấy khô tóc.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý:

  • Không pha nước muối quá đặc để tránh gây xót vùng da đang bị tổn thương. 
  • Không dùng dầu gội chứa hương liệu, có thành phần kích ứng. Bệnh nhân nên chọn loại dầu gội có thành phần thiên niên như lô hội, trà xanh,…đều là dược liệu có tính mát sẽ giúp giảm ngứa rát da đầu khi nấm.

2.2. Cách trị nấm da đầu bằng muối và chanh

Với những bệnh nhân có cơ địa da dầu, tóc thường bóng và ẩm nên dùng thêm chanh kết hợp với nước muối để loại bỏ bã nhờn, làm sạch da đầu hiệu quả.

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

Cách thực hiện:

  • Pha nước chanh muối: Lấy nước cốt 1 quả chanh, thêm 9g muối và 1 lít nước vào rồi khuấy đều.
  • Lọc dung dịch qua tấm vải mỏng để loại bỏ tạp chất.
  • Sau khi gội đầu sạch, sử dụng dung dịch chanh muối ủ tóc 10 – 15 phút rồi xả sạch lại với nước. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần trong 1 tháng liên tục và theo dõi kết quả nhé!

Lưu ý: Trong trường hợp da đầu nhiễm nấm có vùng vết thương hở thì không nên áp dụng cách này.

2.3. Trị nấm da đầu với muối và giấm 

Thêm một phương pháp dùng muối trị nấm da đầu được nhiều bác sĩ thế giới khuyến khích đó là tận dụng hỗn hợp muối và giấm. 

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

Cách thực hiện:

  • Trộn 1 thìa cafe muối + 2 thìa canh giấm thành hỗn hợp.
  • Khi gội đầu sạch, thoa hỗn hợp lên vùng da nhiễm nấm và ủ trong 10 phút.
  • Gội sạch đầu để tránh hỗn hợp đọng lại quá lâu làm khô da. Bệnh nhân nên thực hiện 2 lần/ tuần và kéo dài từ 3 tuần trở lên để thấy kết quả.

2.4. Cách trị nấm đầu bằng lá trầu không và muối

Tuy không phổ biến trên thế giới do một số loại lá chỉ có ở Việt Nam nhưng lá trầu không vẫn hỗ trợ trị nấm da đầu và phòng ngừa nấm hiệu quả. Lá trầu không có tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm nên người bệnh sẽ giảm bớt tình trạng ngứa, lở loét khi bị nấm.

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

Cách thực hiện:

  • Pha nước cốt: Rửa sạch 5 lá trầu không loại to, để ráo nước. Giã nát lá cùng vài hạt muối, sau đó chắt lấy nước cốt. Nếu lá nhỏ, người bệnh có thể lấy khoảng 7 – 8 lá.
  • Gội đầu sạch, thoa nước cốt lên vùng da đầu bị nấm. Dùng tay massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm đều vào da. Sau đó, xả sạch lại với nước và sấy khô tóc. 
  • Bệnh nhân thực hiện với số lần và thời gian 2 – 3 lần/tuần trong 1 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt.

2.5. Hướng dẫn trị nấm đầu với lá hương nhu

Có cùng đặc tính như trầu không, lá hương nhu cũng chứa các chất chống oxy hóa, có tính kháng khuẩn, kháng nấm, ngừa viêm. Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng cách đun nước lá hương nhu để gội đầu khi bị nhiễm nấm.

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 150g lá hương nhu đã rửa sạch và để ráo nước, thêm 2 lít nước đã đun sôi vào cùng một chút muối. 
  • Người bệnh có thể lọc hoặc không, dùng nước lá đã đun và gội đầu như bình thường. Trong khi gội, massage nhẹ nhàng để tinh chất trong lá thẩm thấu.
  • Với cách này, bệnh nhân nên thực hiện 3 – 4 lần và theo dõi kết quả.

>>> Xem bài viết: Cách xử lý nấm da đầu tại nhà nhanh khỏi, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát

3. Lưu ý thực hiện trị nấm da đầu bằng muối cần nhớ

Lựa chọn trị nấm da đầu với muối tức là tình trạng nấm của bệnh nhân còn nhẹ. Tuy nhiên, không vì thế mà bỏ qua những lưu ý dưới đây để tránh làm tăng mức độ của bệnh:

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

  • Xác định nguồn lây và phòng tránh: Nhằm hạn chế khả năng tái phát nấm hoặc nhiễm chéo cho người khác, bệnh nhân cần tìm rõ nguồn lây để chủ động phòng tránh, cách ly. Nếu có thể, hãy cố gắng loại bỏ nguồn lây để đảm bảo an toàn cho mình và người thân.
  • Pha dung dịch đúng tỷ lệ: Như đã đề cập, dung dịch nước muối để ủ tóc không được pha quá đặc bởi nước muối nồng độ cao có thể làm khô da quá mức, gây bong tróc và ảnh hưởng đến độ ẩm tự nhiên. Nên pha 9g muối với 1 lít nước (nồng độ 0.9%) để đảm bảo an toàn cho da đầu của người bệnh.
  • Thực hiện đúng và đủ: Đối với mỗi phương pháp nêu trên, bệnh nhân cần làm đúng số lần và thời gian yêu cầu để thấy rõ sự thay đổi. Nếu bệnh không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì bệnh nhân nên đi khám.

4. Phòng ngừa bệnh nấm da đầu như thế nào?

Ngăn ngừa tình trạng nấm khởi và tái phát nhiều lần, người chưa từng mắc hoặc đã bị bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp sau đây:

tri-nam-da-dau-bang-muoi trị nấm da đầu bằng muối

  • Sử dụng quạt hoặc máy điều hòa không khí vào ban đêm để vùng da đầu được thông thoáng, không ẩm ướt do mồ hôi vào mùa hè.
  • Đối với người bị bệnh, nên gội đầu với dầu gội có chứa thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ kê loại dầu có chứa hoạt chất kháng nấm ketoconazole hoặc selen sulfide để nấm không lan rộng. Khi gội không dùng nước quá nóng khiến nấm phát triển nhanh. Sau khi gội cần lau và sấy khô, tránh để đầu ướt lâu. Mặt khác, với người có nguy cơ nên gội đầu thường xuyên với dầu dược liệu để da đầu luôn sạch thoáng, đặc biệt trong mùa hè.
  • Các loại khăn dùng để lau tóc, da đầu cần được giặt bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng lý tưởng vì thừa hay thiếu cân đều có khả năng làm giảm miễn dịch, từ đó tăng tỷ lệ nhiễm nấm.
  • Nếu bị tiểu đường, hãy thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức bình thường vì lượng đường trong máu không được kiểm soát là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm.
  • Khi có nguy cơ nhiễm nấm, hãy kiểm tra xem thú nuôi trong nhà có bị nấm không. Nếu có, hãy đưa chúng đến bác sĩ điều trị vì chúng có thể lây bệnh cho cả gia đình.
  • Khi đã bị bệnh và đang dùng thuốc, bệnh nhân hãy uống đủ liệu trình theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Điều trị không triệt để có thể dẫn đến tái phát nhiễm nấm, kháng lại điều trị.

Qua những thông tin về hiệu quả trị nấm da đầu bằng muối cũng như cách thực hiện, các lưu ý và hướng dẫn phòng tránh, người bệnh đã phần nào giải đáp được khúc mắc của mình về phương pháp trị liệu dân gian này. Mọi thắc mắc chi tiết về bệnh nấm da đầu và nhiều bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline 1900 9482 để được trợ giúp nhanh nhất.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

]]>
https://dizigone.vn/hoi-dap-tri-nam-da-dau-bang-muoi-tai-nha-co-hieu-qua-khong-17686/feed/ 0